Đến năm 2020, một số lượng lớn các quốc gia Tây Phi có kế hoạch áp dụng đồng tiền chung có tên là “Eco”. Sau cuộc họp tại Abuja diễn ra vào ngày 29/06 giữa khối 15 quốc gia thành viên, việc triển khai một loại tiền mới đã được thống nhất, sau hàng loạt các cuộc tranh luận về đơn vị tiền tệ kéo dài nhiều năm. Bất chấp các cuộc thảo luận về Eco và sự không chắc chắn trong nền kinh tế của lục địa rộng lớn, người châu Phi vẫn có mối quan tâm sâu sắc đến các loại tiền kỹ thuật số.
15 quốc gia Tây Phi có kế hoạch giới thiệu Eco vào năm 2020
Hiện nay, một số quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với sự không chắc chắn trong nền kinh tế và các vấn đề với các loại tiền tệ có chủ quyền. Điều này có thể được nhận thấy không chỉ ở các khu vực đang có lạm phát phi mã như Nam Sudan và Zimbabwe mà còn ở cả các quốc gia đối phó với tình trạng khó lường về tiền tệ. Một số quốc gia đang gặp rắc rối với hồ sơ dự thầu có chủ quyền và việc các công dân đang có xu hướng sử dụng nhiều loại tiền tệ như đồng franc CFA, euro hoặc đô la Mỹ để giao dịch. Vào thứ bảy, khối 15 quốc gia thành viên hay còn gọi là Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã đồng ý phát hành một loại tiền fiat mới với tên Eco. Đồng tiền chung này đã được thảo luận trong một số năm và được cho là sẽ ra mắt vào năm 2020.
Hiện tại có 15 quốc gia thành viên trong Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi: Benin, Burkina Faso, Cabo Verde, Côte d’Ivoire, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, và Togo.
Truyền thông địa phương đã báo cáo “một ý chí chính trị thực sự vững chắc” cho các nước thành viên để áp dụng một đơn vị tiền tệ chung trong thời gian này. Một số quốc gia Tây Phi sử dụng đồng franc CFA và 6 trong số các quốc gia thành viên, bao gồm Nigeria, Liberia và Ghana, đã gặp nhiều vấn đề về tiền tệ trong một thời gian khá dài. Các nhà lãnh đạo ECOWAS sẽ hợp tác với Cơ quan tiền tệ tại Tây Phi (WAMA) và các ngân hàng trung ương trong khu vực để tăng tốc việc áp dụng vào năm 2020. Eco sẽ không trở thành một loại tiền kỹ thuật số và cũng sẽ không sử dụng công nghệ blockchain, nguồn dự trữ fiat mới nhằm mục đích thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.
“Một đồng tiền chung nếu được thực hiện đúng cách sẽ cải thiện thương mại bằng cách cho phép các quốc gia tập trung vào những gì họ thật sự giỏi và trao đổi nó với các hàng hóa của các quốc gia khác trong khối”, nhà phân tích kinh tế Tokunbo Afikuyomi đã chia sẻ với báo chí vào hôm thứ Hai.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS trong phiên họp thứ 55 tại Abuja.
Eze Onyekpere, người đứng đầu Trung tâm Công bằng Xã hội tại Abuja đã nói rằng người Nigeria thông thường không thảo luận về tiền Eco. “Người Nigeria không thảo luận về vấn đề này. Thỉnh thoảng bạn chỉ có thể nghe thấy nó được nhắc đến trong giới thượng lưu”, Onyekpere đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn tuần này.
Tiền điện tử tiếp tục phổ biến ở châu Phi nhưng thiếu sót trong giáo dục khiến việc áp dụng trở nên khó khăn
Trong khi đó, tài sản kỹ thuật số vẫn đang là xu hướng tại châu Phi. Khi giá tiền điện tử đã tăng đáng kể, Google Trends hiện cho thấy sự quan tâm mới thông qua các lượt tìm kiếm từ khóa “Bitcoin”. Ba quốc gia có mối quan tâm về Bitcoin đứng đầu trên thế giới đều ở châu Phi: Nigeria, Nam Phi và Ghana.
Ba khu vực trên thế giới nơi “Bitcoin” trở thành xu hướng hàng đầu là Nigeria, Nam Phi và Ghana. Hai trong số các quốc gia này là các thành viên của ECOWAS.
Khi nói đến từ khóa “mua Bitcoin”, thì Nigeria và Ghana là hai quốc gia quan tâm hàng đầu trên thế giới. Hơn nữa, tuần trước Zimbabwe đã ra lệnh cấm ngoại tệ và kể từ đó, giá BTC trong khu vực đã chứng kiến mức phí bảo hiểm tăng đáng kể trên các nền tảng giao dịch khác nhau. Local.Bitcoin.com, thị trường ngang hàng cho phép các trader trao đổi fiat lấy Bitcoin Cash, cũng có hàng loạt người mua và bán BCH ở Ghana, Kenya, Nigeria, Benin, Liberia, Nam Phi và Burkina Faso.
Local.Bitcoin.com có một nhóm người bán và người mua từ Nigeria đang tìm cách giao dịch BCH.
Tuy nhiên, mặc dù thực tế là mọi người đang rất quan tâm đến các loại tiền kỹ thuật số, người châu Phi vẫn còn thiếu sự tiến bộ. Theo Hiệp hội Blockchain của Kenya, các tài sản kỹ thuật số trị giá 1.5 triệu đô la được giao dịch tại quốc gia này nhưng thực tế vấn đề “thiếu giáo dục” đang khiến việc áp dụng trở nên khó khăn. Sau khi Kaspersky công bố Báo cáo tiền điện tử năm 2019, Bethwel Opil, người phát ngôn của Kaspersky Châu Phi, tuyên bố rằng cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất ở Châu Phi đã cho ra kết quả giống với với đánh giá của Hiệp hội Blockchain Kenya. “Cuộc khảo sát cho thấy có rất nhiều người tiêu dùng muốn sử dụng tiền điện tử, nhưng những thiếu sót trong kiến thức đang cản trở điều đó. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng họ biết họ đang giao dịch với cái gì, sau đó đã quyết định không sử dụng tiền điện tử”.
Nam Phi có khá nhiều người mua và bán đang tìm cách trao đổi ngang hàng Bitcoin Cash tại thị trường BCH của chúng tôi.
Trong năm ngoái, một số khu vực châu Phi đã có sự tăng trưởng tiền điện tử theo cấp số nhân
Theo báo cáo, 1/5 số người được hỏi ở Nam Phi giải thích rằng họ đã ngừng sử dụng các loại tiền kỹ thuật số vì chúng “rất phức tạp về mặt kỹ thuật”. Opil cũng nói rằng việc thiếu kiến thức dẫn đến nguy cơ những kẻ lừa đảo sẽ nhắm vào họ, những người vừa mới biết đến tiền điện tử. Những kẻ lừa đảo, cùng với sự biến động giá cả, là một trong những lý do lớn nhất khiến người châu Phi rất nghi ngờ về các loại tiền kỹ thuật số. Opil cho rằng: “Thiếu hiểu biết có thể dẫn đến việc không tin tưởng vào tiền điện tử về khả năng giữ an toàn cho tiền của người tiêu dùng”. Bất kể thế nào thì vẫn có sự quan tâm lớn đến từ lục địa châu Phi theo như nhân viên tại Born 2 Invest giải thích: “Có một sự gia tăng đột phá những người dùng mới tại Châu Phi trong năm ngoái hoặc thậm chí là từ trước đó”.
“Người ta ước tính rằng các giao dịch tại Nam Phi đã tăng 25%, tại Nigeria là 60%, trong khi ở các khu vực khác có sự leo thang lên tới 100%”.
Cryptocurrency is the digital version of old Swiss Dinar: The unstoppable money circulating without the government's consent. Watch #bitcoin usage and prices spike in Zimbabwe, where, like everywhere else, "the full faith of government" is just economic jargon.
— Samuel-Biyi (@samuel_biyi) June 24, 2019
Với Ghana và Nigeria là thành viên của khối ECOWAS và giới thiệu tiền fiat “Eco” mới, sẽ rất thú vị khi xem xét liệu chính phủ sẽ xử lý tất cả các hành động liên quan đến tiền điện tử diễn ra ở các quốc gia đó như thế nào. Theo News Agency of Nigeria (NAN), các nhà lãnh đạo tham dự phiên họp thứ 55 tại Abuja tin rằng cuối cùng họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong công cuộc xây dựng đồng tiền chung. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nigeria, Mustapha Suleiman, đã chỉ đạo ủy ban ECOWAS hợp tác với nhiều đơn vị khác nhau để đẩy nhanh việc hiện thực hóa đồng Eco. Khi các chính phủ ra mắt loại tiền mới, họ thường phản đối ngoại tệ giống như trường hợp đồng petro của Venezuela và Zimbabwe vào tuần trước. Hoàn toàn có khả năng rằng việc giới thiệu Eco vào năm 2020 có thể gây thiệt hại cho một số khu vực tiền điện tử đang phát triển mạnh ở châu Phi nếu họ cảm thấy rằng Eco sẽ bị đe dọa.
- Công ty bảo hiểm lớn của châu Phi từ chối bảo hiểm cho các thiết bị khai thác tiền điện tử
- Tại sao châu Phi cần tiền điện tử ?
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoin News