Năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã tiết lộ rằng khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng với tốc độ kỷ lục. Theo một báo cáo được công bố bởi Oxfam, một tổ chức từ thiện, thì kết quả hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu thu thập của WEF. Nó đã tiết lộ rằng “42 người nắm giữ khối tài sản tương đương với 3,7 tỷ người – một nửa dân số thế giới đang sống trong nghèo khó. Oxfam cho rằng điều này không chỉ không được chấp nhận mà còn không bền vững.
Một năm sau, khoảng cách còn trở nên lớn hơn. Đầu năm nay, Oxfam đã ghi nhận rằng 26 tỷ phú giàu có nhất sở hữu số tài sản tương đương 3,8 tỷ người – một nửa dân số thế giới, những người đang sống trong sự nghèo khổ.
Ngoài ra, Oxfam lưu ý:
“Tài sản của hơn 2,200 tỷ phú trên toàn cầu đã tăng thêm 900 tỷ đô la trong năm 2018 – tương đương 2,5 tỷ đô la mỗi ngày. Sự gia tăng 12% trong khối tài sản của những người giàu nhất tương phản với sự sụt giảm 11% trong lượng tài sản của một nửa dân số thế giới sống trong nghèo khổ”.
Tỷ phú mới xuất hiện mỗi ngày
Tổ chức từ thiện này nói thêm rằng cứ 2 ngày thì lại sẽ có thêm 1 tỷ phú xuất hiện kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước. Bất cứ điều gì ngăn chặn hoặc làm chậm tốc độ tạo ra các tỷ phú mới chắc chắn sẽ không được chào đón bởi những cá nhân giàu có. Một trong những thư cố gắng giảm khoảng cách giàu nghèo là tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin.
Thật vậy, những cá nhân giàu có không sẵn sàng chấp nhận rằng sự kiểm soát của họ đối với người nghèo sẽ trở nên yếu hơn theo thời gian.
Theo một người dùng Twitter:
“Nếu bạn đang tự hỏi tại sao tiền điện tử thực sự có giá trị thì đó là do: nó khiến cho những kẻ quyền lực sợ rằng mọi người sẽ có thể sử dụng nó một các đơn giản và miễn phí. Cùng với đó là sự tự do và tính phi tập trung”.
Ngăn chặn các đồng tiền điện tử
Một cách để ngăn chặn hoặc cản trở tiền điện tử là làm mất uy tin của chúng. Gần đây, trong một tweet, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã viết:
“Tôi không phải người hâm mộ Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Chúng không phải tiền và giá trị của chúng cũng rất thất thường và chẳng dựa trên cái gì. Tiền điện tử nếu không được kiểm soát có thể tạo điều kiện cho các hành vi bất hợp pháp, bao gồm buôn bán ma túy”.
Trump nói rằng đồng đô la Mỹ là loại tiền thật duy nhất ở Hoa Kỳ và là loại tiền tệ thống trị nhất ở bất cứ nơi nào trên thế giới và nó sẽ luôn giữ nguyên như vậy.
Fiat còn tồi tệ hơn
Thật không may, mặc dù tổng thống Mỹ đang đả kích rằng Bitcoin được sử dụng trong các hoạt động tội phạm nhưng một số vật dụng hàng ngày mà bọn tội phạm sử dụng còn bao gồm fiat (như USD), thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng, các hãng hàng không, điện thoại di động, xe hơi, súng và nhiều những thứ khác nữa.
Ngoài Trump, Warren Buffett, một nhà đầu tư tỷ phú, cũng đã cố gắng ngăn chặn phong trào tiền điện tử. Chẳng hạn, có lần nhà đầu tư đã coi Bitcoin là thuốc diệt chuột.
Vào tháng 5 năm nay, trên CNBC, Buffett đã thêm vào những lời chỉ trích rằng:
“Có rất nhiều gian lận liên quan đến nó. Bitcoin đã chẳng tạo ra bất cứ thứ gì. Nó chỉ nằm ở đó. Nó giống như một vỏ sò hoặc một thứ gì đó. Đó không phải là một khoản đầu tư đối với tôi”.
Trớ trêu thay, mặc dù fiat lại có số lượng lớn gian lận lớn hơn nhưng tiền điện tử thì bị coi là xấu trong khi fiat là tốt hơn. Những người giàu và quyền lực đang vẽ ra thứ địa ngục để hạ thấp uy tín của tiền điện tử từ đó tiếp tục nới rộng khoảng cách giàu nghèo.