Bạn biết những gì về Ethereum? Ý tôi không phải đang nói về mức vốn hóa thị trường hoặc tiêu chuẩn token của nó, tôi muốn nói về lịch sử của nó và những sự thật thú vị hơn. Với bài viết này bạn có thể tìm hiểu về anh chàng đã trả phí 2100 ETH cho một giao dịch trị giá 0.1 ETH, có bao nhiêu người nắm giữ 1/3 tổng số ETH và lý do tại sao bạn không nên tạo khóa riêng.
Một triệu giao dịch trong một ngày
Hãy bắt đầu với một số số liệu và sự thật về Ethereum. ETH đã xử lý hơn 497,000,000 giao dịch tính đến bây giờ. Đó là một con số khổng lồ. Khối lượng của Ethereum đã tăng 100 triệu chỉ sau bảy tháng. Gần đây, mạng đã phát triển theo cấp số nhân.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng giao dịch hàng ngày thấp nhất là 1,329 giao dịch và được đăng ký vào ngày 09/08 năm 2015. Vào ngày 04/01 năm 2018, mạng đã xử lý 1,349,890 giao dịch trong một ngày. Giờ hãy bỏ qua những số liệu nhàm chán này qua một bên để di đến những điều thú vị hơn.
Một phần ba tài sản Ethereum nằm trong tay các cá voi
Bạn đang nắm giữ bao nhiêu Ethereum? Có lẽ đó là một số tiền kha khá nhưng chưa phải quá lớn. Rất có thể đó là một khoản trong phạm vi 2-10 Ether, đó là trường hợp của hơn 70,000,000 địa chỉ riêng biệt, nhưng tài sản của 376 cá voi thì không chỉ như vậy.
Người ta đã phát hiện ra rằng 1/3 tổng số tất cả các tài sản Ethereum đang nằm trong tay của 376 chủ sở hữu ví. Theo Chainalysis, sức ảnh hưởng của cá voi là rất thấp vì họ chủ yếu chỉ nắm giữ tài sản mà không trao đổi. Tài sản trung bình của một cá voi trị giá 1 triệu USD Ethereum. Trung bình giao dịch này gây ra sự gia tăng 0.1 biến động nội nhật hai ngày sau đó.
Khối lượng này là nhỏ vì biến động nội nhật có thể dao động từ 0.02 đến tối đa 417.
Giao dịch Ethereum đắt đỏ nhất từ trước đến nay
Bạn có thể tưởng tượng một khoản phí 2,100 ETH cho một giao dịch không? Vào tháng 2 năm 2019, một tài khoản không xác định đã thực hiện chuyển khoản 0.1 ETH và phải trả 2.100 ETH phí giao dịch, tương đương khoảng 300,000 đô la tại thời điểm đó. Có vẻ như anh bạn này đã nhầm lẫn phí giao dịch với toàn bộ giá trị giao dịch.
Khoản phí 2,100 ETH đã được nhận bởi pool khai thác ETH Sparkpool. May mắn thay, pool đã đóng băng số lượng ETH khổng lồ này và quyết định chờ người gửi liên hệ với họ.
Cuối cùng, họ phát hiện ra người gửi thực sự của giao dịch đã phạm sai lầm khi đính kèm khoản phí này. Cả hai bên đã đồng ý chia phần thưởng khai thác và Sparkpool đã trả lại 1,050 ETH cho người gửi. Một kết thúc có hậu phải không?
87% tất cả DApps hoạt động trên Ethereum
Theo nghiên cứu từ Fluence Network, phần lớn các ứng dụng phi tập trung (DApps) đang hoạt động trên nền tảng Ethereum. 85% ứng dụng sử dụng blockchain ETH, 19% sử dụng EOS và 8% sử dụng Tron. Trong khi đó, 6% ứng dụng sử dụng đồng thời hai blockchain và 4% dùng cả ba.
Thị phần lớn nhất của người dùng DApp hoạt động trên nền tảng Ethereum là các game thủ. Họ chiếm hơn 40% toàn bộ cộng đồng. Các trò chơi dựa trên Ethereum đã tạo ra một cộng đồng game thủ tích cực và trung thành. Cộng đồng CryptoKitties hoặc Blockchain Cuties là những minh chứng.
Vụ hack của Blockchain Bandit
Bạn đã nghe câu chuyện về một hacker đã đánh cắp 45,000 ETH chỉ bằng cách đoán các khóa riêng tư chưa? Với hàng triệu địa chỉ ETH hiện có, chiến công này giống như tìm thấy một hạt cát cụ thể nào đó trên bãi biển. Trên thực tế, hacker này đã tìm thấy 12 khóa riêng với mức độ bảo mật yếu ví dụ như 0…001 và sử dụng chúng.
Đó chưa phải là tất cả. Independent Security Evaluators (ISE) đã tìm thấy hơn 700 ví có khóa riêng yếu mà họ thực sự có thể truy cập. Nhưng tại sao hàng loạt các khóa đơn giản như vậy lại được tạo ra?
Theo họ, có hai cách giải thích về lý do tại sao các khóa riêng yếu tồn tại. Đầu tiên là sự cố trong mã hóa khiến phần mềm tạo ra chúng. Thứ hai là các holder đã tạo ra các bản sao bằng cách sử dụng các cụm mật khẩu tương tự như “ABC123”, “qwerty”, “password”, v.v. hoặc đơn giản chỉ để trống.
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Dailyhodl