Tóm tắt:
- Việc rà soát lại hơn 50 đơn xin cấp bằng sáng chế do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đệ trình cho thấy mô hình của đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương nước này sẽ chỉ giống như một loại cryptocurrency theo một số khía cạnh nhất định.
- Một quan chức cấp cao của ngân hàng trung ương cho biết nỗ lực này sẽ rất hữu ích trong việc kiềm chế các nhu cầu của người dân đối với các tài sản tiền điện tử và củng cố đồng tiền của chính phủ.
- Khác xa với việc mô phỏng các khía cạnh phi tập trung của ether và bitcoin, quan chức nước này nhấn mạnh việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ tuân theo mô hình quản lý tập trung.
Trung Quốc có thể sắp tung ra một loại tiền kỹ thuật số pháp định, nhưng nhiều khả năng cho thấy nó sẽ chỉ có một số điểm bên ngoài tương đồng như một loại cryptocurreny.
Loại tiền này sẽ không ứng dụng blockchain. Mặc dù bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó bởi bitcoin và các loại tiền tương tự, những nỗ lực nêu trên này khẳng định rõ ràng đây là một chiến lược để đánh bại các loại tiền nêu trên.
Dự án đã trở thành tâm điểm chú ý vào cuối tuần trước khi một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết tại một cuộc họp kín rằng đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) đã sẵn sàng ra mắt.
Trong bài phát biểu của mình, được đưa tin rộng rãi trên báo chí, Changchun Mu, phó giám đốc của bộ phận thanh toán PBoC, phát biểu:
”Từ năm ngoái, các nhân viên tại Phòng nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số đã làm việc 996 để phát triển hệ thống. Có thể nói CBDC hiện đã sẵn sàng để ra mắt ngay lập tức.”
(996 là cụm từ thường được sử dụng trong cộng đồng startup tại Trung Quốc, đề cập đến làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.)
CBDC đặt mục tiêu thay thế M0, nghĩa là tiền mặt đang lưu thông, thông qua hệ thống hai cấp, ngân hàng trung ương chỉ phát hành đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho các ngân hàng thương mại, những người sẽ phát hành thêm cho công chúng, Changchun Mu nói.
Tuy nhiên, một nhận xét từ Mu bị nhiều người bỏ qua là ông tin rằng hệ thống phát hành hai cấp sẽ hữu ích trong việc kiềm chế nhu cầu của người dân đối với tài sản tiền điện tử và củng cố đồng tiền quốc gia.
Mu đã không nói chi tiết về cách người dùng hàng ngày sẽ tương tác với cơ chế được đề xuất này hoặc đến mức nào thì CBDC thực sự sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology – DLT). Và vẫn chưa rõ khi nào ngân hàng trung ương có kế hoạch thử nghiệm và tung ra hoặc khi ra mắt, liệu nó sẽ là tùy chọn hay bắt buộc đối với người dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng tá đơn xin cấp bằng sáng chế từ phòng nghiên cứu (Digital Currency Research Lab) gửi đến Văn phòng sở hữu trí tuệ nhà nước Trung Quốc đã đưa đến một góc nhìn mới cho PBoC về cách hệ thống có thể hoạt động cũng như sự tương đồng, nhưng điều quan trọng hơn là sự khác biệt của nó với tiền điện tử.
Lấy cảm hứng từ Crypto
Phòng nghiên cứu tiền kỹ thuật số thuộc PBoC đã chính thức ra mắt vào mùa hè năm 2017 và đừng đầu bởi Yao Qian, mặc dù Mu chỉ ra rằng công việc đã được thực hiện trong 5 năm rồi. Yao đã rời vị trí này sang một đơn vị quản lý khác vào khoảng tháng 10 năm 2018.
Đến nay, phòng thí nghiệm đã nộp hơn 50 đơn xin cấp bằng sáng chế, tất cả đều do Yao phát minh hoặc đồng phát minh và khoảng 20 trong số đó tập trung vào thông số kỹ thuật của một loại ví tiền được gọi là ví tiền kỹ thuật số.
Mỗi tài liệu bao gồm một tính năng công nghệ cụ thể của hệ thống được đề xuất, từ cách đăng ký và tạo lập ví, cách chuyển tiền đến và từ việc lưu tài khoản, cách xác minh giao dịch ngang hàng, v.v.
Mục tiêu là xây dựng một loại ví để lưu trữ đồng nhân dân tệ số hóa không giống như ví điện tử của bất kỳ ứng dụng thanh toán của ngân hàng hoặc bên thứ ba nào. Một ví tiền đó, trong một tài liệu bằng sáng chế cho biết, chỉ đơn thuần là một cách đa dạng hóa tài sản đang được cất giữ tại một tài khoản ngân hàng. Vì vậy, cách tiếp cận này mượn ý tưởng từ bitcoin của hệ thống giao dịch ngang hàng nơi người dùng có khóa riêng để kiểm soát tài sản.
Một ứng dụng bằng sáng chế, có tên là “một phương án và hệ thống để tìm hiểu thông tin giao dịch tiền kỹ thuật số” đã nộp vào ngày 28 tháng 12 năm 2017, mô tả một ví tiền kỹ thuật số nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các ví điện tử hiện tại và ví tiền tệ kỹ thuật số cá nhân, tương tự như của bitcoin.
Loại ví trước không phải là một ví độc lập, chúng có thể phát sinh các vấn đề bảo mật, còn với loại ví sau, cho phép người dùng sở hữu tài sản cá nhân của họ theo cách ẩn danh với các giao dịch mà không thể làm ngược lại, tài liệu tiếp tục chỉ ra.
Một ứng dụng bằng sáng chế khác được bổ sung:
“Sự xuất hiện của tiền kỹ thuật số là xu hướng tất yếu. Cho đến nay, tiền kỹ thuật số phát hành cá nhân mang các tính năng ẩn danh và biến động. Các ngân hàng trung ương phải thực hiện các hành động của họ đối với các khoản thanh toán, hệ thống tiền tệ và đảm bảo ổn định tài chính một cách nghiêm túc. Do đó, các ngân hàng trung ương không thể tránh khỏi việc thúc đẩy các loại tiền tệ pháp định được số hóa để tối ưu hóa khả năng lưu thông của họ.”
KYC với đồng CNY kỹ thuật số
Và một cách quan trọng để tối ưu hóa khả năng lưu thông như vậy có thể là tước bỏ tính năng ẩn danh của tiền điện tử và bao gồm cả quy trình nhận dạng-khách hàng-của bạn ( know your customer – KYC) theo yêu cầu của các phương thức thanh toán khác.
Cho đến nay, tiền mặt thực tế được cho là hình thức tiền định danh duy nhất ở Trung Quốc có thể ẩn danh, so với các phương thức chuyển khoản ngân hàng hoặc bên thứ ba được cung cấp bởi các công ty như Alibaba hoặc WeChat – cả hai đều yêu cầu xác thực tên thật bằng ID và ngân hàng của người dùng thông tin.
M0 hiện tại (giấy bạc ngân hàng và tiền xu) phải chịu rủi ro giả mạo và rửa tiền. Hệ thống [CBDC] nên tuân theo các quy tắc hiện hành về chống rửa tiền và chống khủng bố được áp dụng bằng tiền mặt, và nên báo cáo với PBoC về số lượng lớn và các giao dịch đáng ngờ, ông Mu nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình.
Ghi chú của ông nhấn mạnh vào các thông số kỹ thuật được yêu cầu bởi các ứng dụng bằng sáng chế khác nhau cho các ví tiền kỹ thuật số ngang hàng đã được đề xuất.
Ví dụ: ứng dụng bằng sáng chế về cách áp dụng và tạo ví kỹ thuật số được nộp vào ngày 28 tháng 12 năm 2017 nói rằng hệ thống cho phép người dùng đăng ký thông qua ngân hàng của họ và việc tạo ví tiền kỹ thuật số đó sẽ được đăng ký tại tổ chức phát hành.
Một tài liệu khác nêu chi tiết cách đổi CBDC khỏi tài khoản tiết kiệm được nộp vào ngày 26 tháng 6 năm 2017 giải thích rằng sau khi người dùng gửi yêu cầu rút tiền từ tài khoản tiết kiệm của họ – tương tự như rút tiền từ ATM, ngoại trừ việc hiện tại không phải là tiền mặt mà là ví p2p – nhà phát hành tương ứng sẽ cần xác minh ID người dùng trước khi cấp quyền.
Và sau đó, khi người dùng thực hiện giao dịch thanh toán từ ví kỹ thuật số độc lập, bên thứ ba sẽ xác minh xem ai đang gửi với số lượng bao nhiêu cho ai.
Một tài liệu thứ ba viết chi tiết về phương án này nêu rằng:
“Một người gửi sẽ ủy quyền cho một yêu cầu khấu trừ thanh toán cho một ví tiền tệ kỹ thuật số của người nhận. Người nhận sẽ xác minh yêu cầu đó, sau đó sẽ được gửi đến hệ thống đăng ký phát hành CBDC. Việc thanh toán sẽ hoàn tất sau khi xác minh yêu cầu đó [bởi hệ thống].”
Ngoài ra, một tài liệu khác viết chi tiết về một hệ thống nhằm cá nhân hóa giải pháp theo dõi để làm cho CBDC có thể theo dõi được ngay cả trên nhiều chủ sở hữu và lớp khác nhau.
Tất cả điều này, tất nhiên, khác xa so với bitcoin, nơi không có cơ quan trung ương, bất kỳ ai cũng có thể tải xuống phần mềm và tạo ví mà không cần xuất trình ID, và thanh toán có thể được thực hiện mà không cần sự cho phép của người trung gian.
Không phi tập trung nữa?
Một câu hỏi mở khác là ở mức độ nào hệ thống tiền tệ kỹ thuật số PBoC có thể bao gồm các tính năng của blockchain, nếu có.
Một trong những tài liệu bằng sáng chế sớm nhất được đệ trình hơn hai năm trước, giải thích chi tiết rằng ngân hàng trung ương đã thực hiện một ý tưởng về việc sử dụng mạng phân tán để quản lý các cách để xác minh giao dịch.
“Công nghệ này sẽ trao quyền cho các hợp đồng thông minh trên cơ sở hạ tầng blockchain để quản lý linh hoạt các cách trong mạng để đảm bảo chúng chia sẻ và giao dịch cùng một dữ liệu với tính bảo mật và khả năng mở rộng.” – tài liệu trích.
Bài phát biểu của Mo cũng ám chỉ cách tiếp cận này nhưng nói thêm rằng chiến lược đã thực sự thay đổi qua nhiều năm. Lúc đầu, phòng nghiên cứu đã xây dựng một nguyên mẫu hoàn toàn trên cơ sở blockchain nhưng sau đó gặp phải vấn đề về khả năng mở rộng, ông nói thêm:
“Vì chúng tôi đang sử dụng tiền tệ kỹ thuật số để thay thế M0, để đạt được sự chấp nhận ở cấp độ bán lẻ, vấn đề đầu tiên mà chúng tôi có thể bỏ qua là nhu cầu đối với các giao dịch khối lượng lớn.”
Mu đã sử dụng ví dụ về một kỳ nghỉ mua sắm phổ biến trong giới trẻ ở Trung Quốc để chỉ ra tại sao blockchain không phù hợp để áp dụng đại trà:
“Mạng lưới thanh toán của chúng tôi trong “Ngày lễ độc thân” năm ngoái vào lúc đỉnh điểm có thể xử lý tới 92,771 giao dịch bán hàng trong 1 giây”. Trong khi đó, bitcoin và ethereum xử lý lần lượt 7 và 10 đến 20 giao dịch mỗi giây. Libra, dựa trên whitepaper được phát hành gần đây, là 1.000 giao dịch mỗi giây. Đối với một đất nước lớn như Trung Quốc, rất khó để đạt được khả năng mở rộng cao bằng cách hoàn toàn dựa vào blockchain. Do đó, chúng tôi đã quyết định duy trì công nghệ trung lập và không nhất thiết phải dựa vào một ứng dụng công nghệ nhất định.”
Ông đã kết luận trong bài phát biểu của mình rằng mặc dù tài sản tiền điện tử có đặc điểm tự nhiên là phân cấp, nhưng Tiền tệ kỹ thuật số PBoC, theo hệ thống hai cấp, phải tuân theo mô hình quản lý tập trung.
“Chỉ các tổ chức được chỉ định mới có thể vận hành việc mua lại và cần phải quản lý tập trung để ngăn chặn việc phát hành quá mức và để đảm bảo vị trí và vai trò quản lý của ngân hàng trung ương.”, ông nói.
- Tài sản trú ẩn này đang đánh bại Bitcoin giữa bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế
- Giá Bitcoin tăng vọt 500 đô la trong vài phút khi có tin Bakkt được CFTC chấp thuận cho mở sàn giao dịch Bitcoin Futures
Thanh Bùi
Tạp chí Bitcoin | Coindesk