Người biểu tình ở Hồng Kông đã thực hiện một chiến thuật “phi bạo lực” mới – đó là rút tiền mặt hàng loạt từ ATM và ngân hàng rồi chuyển đổi nó sang đô la Mỹ để sẵn sàng cho những động thái sắp tới với Bitcoin.
Vào ngày 16 tháng 8, những người biểu tình ở Hồng Kông đã công bố kế hoạch rút tiền mặt của họ khỏi hệ thống ngân hàng để phản đối việc nhúng tay quá mức từ Trung Quốc, tờ Business Insider đưa tin. Bitcoin có thể đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình này trong tương lai gần.
Cuộc biểu tình, theo các nhà tổ chức, có nghĩa là để bảo vệ tài sản của người dân khỏi khả năng mất giá sau một cuộc đàn áp của quân đội đại lục trong khi tái khẳng định quyền tự do của chế độ tài chính độc lập Hồng Kông.
Bối cảnh về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông
1,7 triệu người dân Hồng Kông biểu tình trong cơn mưa
Các cuộc biểu tình bắt đầu với mục đích để đáp lại dự luật dẫn độ của Trưởng đặc khu Hồng Kông – Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Dự luật sẽ cho phép xét xử trong quyền hạn đối với những người chạy trốn theo từng trường hợp mà không có các hiệp ước dẫn độ với thành phố này – bao gồm Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Việc đưa Trung Quốc đại lục vào hiệp ước là mối quan tâm lớn đối với các nhà hoạt động ủng hộ độc lập. Một phần, mọi người lo sợ rằng tòa án Hồng Kông sẽ bị Đảng Cộng sản lạm dụng thông qua hiệp ước, bằng cách sử dụng hiệp ước để loại bỏ các đối thủ về chính trị và các nhà bất đồng chính kiến trước đây ở ngoài Hồng Kông.
Và, những nỗi sợ hãi đó không phải là không có căn cứ. Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, không gian cho những người bất đồng chính kiến bị thu hẹp đáng kể. Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những “vụ mất tích” có chủ ý đã gia tăng, trong khi BBC cho rằng sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đã trở nên “chặt chẽ và có hệ thống hơn”.
Kết quả là, có một mối quan tâm vô cùng thực tế là việc đưa vào một hiệp ước dẫn độ có thể dẫn đến sự nhúng tay nhiều hơn từ đại lục.
Tuy nhiên, khi các cuộc biểu tình biến thành xung đột với cảnh sát, Trung Quốc bắt đầu trở nên linh hoạt với sức mạnh quân sự của mình – dường như để đe dọa người Hồng Kông phải tuân theo. Các cơ quan truyền thông nhà nước đăng tải video về các phương tiện quân sự tiến gần vào biên giới của Hồng Kông. Sự tập trung quân sự đã được tái khẳng định trong một tweet từ Tổng thống Donald Trump :
“Tình báo của chúng tôi đã thông báo cho chúng tôi rằng Chính phủ Trung Quốc đang chuyển quân đến biên giới với Hồng Kông. Mọi người nên bình tĩnh và an toàn!”
Trận chiến giành độc lập
Khi căng thẳng leo thang, các cuộc biểu tình đã biến thành một cuộc tranh luận rộng lớn hơn nhiều về mối quan hệ Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Sau hơn 150 năm cai trị của Anh, nhiều người trong khu vực đã phát triển mối quan hệ nhiều hơn với lý tưởng và văn hóa phương Tây.
Như một sự nhấn mạnh, một số người biểu tình thậm chí còn vẫy cờ Anh và Mỹ và hát những bài hát quốc ca của Hoa Kỳ – tỏ sự phản đối rất quyết liệt đối với đại lục.
Giờ đây, Đảng Cộng sản đang cố gắng tái lập quyền tự do của khu vực hành chính khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục nhiệm vụ thống nhất hơn 1,3 tỷ dân. Lo sợ mất đặc quyền, những người biểu tình đang kêu gọi một cuộc cải cách rộng lớn hơn nhiều so với yêu cầu ban đầu trong các cuộc biểu tình về luật dẫn độ trước. Các nhu cầu chính bao gồm:
- Bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ.
- Rút lại các tuyên bố rằng các cuộc biểu tình là bạo loạn.
- Rút lại các cáo buộc hình sự đối với tất cả người biểu tình.
- Điều tra kỹ lưỡng sự lạm quyền của cảnh sát địa phương.
- Yêu cầu Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và giải tán Hội đồng Lập pháp Hồng Kông “giả dân chủ” theo lệnh hành chính.
- Thực hiện ngay lập tức quyền bầu cử phổ thông (bỏ phiếu dân chủ) cho Hội đồng Lập pháp và bầu cử tân Trưởng đặc khu.
Rút tiền khỏi Hồng Kông
Người biểu tình ngày càng sáng tạo hơn trong chiến thuật của họ khi mọi chuyện leo thang với việc thực thi pháp luật. Ví dụ, sau khi một nhà lãnh đạo trường đại học bị bắt vì sử dụng laser chống lại cảnh sát – thứ mà cảnh sát gọi là “vũ khí tấn công” – thiết bị này đã trở nên phổ biến rộng rãi trong số những người biểu tình.
Bây giờ, những người biểu tình đã thực hiện một chiến thuật mới: rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng địa phương. Bài đăng trên mạng xã hội Hồng Kông LIHKG, một trang địa phương tương đương như Reddit, cho thấy hàng trăm bức ảnh người dân rút tiền từ ngân hàng và ATM. Một số người biểu tình thậm chí còn đi tới nhiều máy ATM để vượt qua hạn mức 20.000 đô la Hồng Kông (~ 2.500 đô la) cho mỗi giao dịch.
Vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào được xác nhận về số tiền đang được rút nhưng Business Insider báo cáo rằng ít nhất 400 người biểu tình đã ghi lại số tiền họ rút.
Tuy nhiên, có báo cáo về các máy ATM xung quanh thành phố đang hết tiền mặt. Mặc dù mọi thứ vẫn chưa ổn đối với các ngân hàng Hồng Kông, nhưng số người tham gia vào một sự kiện như vậy có khả năng phá vỡ khả năng truy cập tiền mặt trong thành phố – trong một kịch bản cực đoan, dự đoán một tương lai về khả năng “bank run”.
Bank run là một hoạt động ngân hàng xảy ra khi một số lượng lớn khách hàng hoặc tổ chức tài chính khác rút tiền gửi của họ đồng thời vì lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng.
Tình hình Bitcoin trong cuộc biểu tình
Việc người dân từ chối sử dụng hệ thống tiền tệ địa phương có thể dự báo trước tiềm năng của Bitcoin. Hiện tại Trung Quốc đang phá giá đồng CNY với đồng đô la Mỹ để kích thích xuất khẩu.
Điều này thể hiện ở những quy định hạn mức tài chính nghiêm ngặt trên đại lục. Công dân Trung Quốc chỉ có thể rút ra và chuyển 50.000 đô la ra khỏi đất nước mỗi năm. Các giao dịch tiền tệ được ghi lại tập trung và theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra còn có kiểm soát về chuyển động tiền tệ trong nước. Một ví dụ có liên quan cho thấy, những người đi từ Hồng Kông đến Thâm Quyến bị giới hạn trong việc mang số tiền tương đương 5.000 đô la mà không cần khai báo.
Sự mất giá có hệ thống và việc quản lý đồng nhân dân tệ chặt chẽ hơn đồng nghĩa với việc công dân Trung Quốc bị tước mất sức mua thực sự của đồng tiền của họ. Hầu hết người dân Trung Quốc không thể đầu tư vào các khoản đầu tư nước ngoài an toàn và sinh lợi hơn vì những biện pháp kiểm soát này. Hơn nữa, một loại tiền tệ yếu sẽ làm giảm mạnh sức mua của người tiêu dùng, giảm tiêu dùng và khiến nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu.
Không chỉ vậy, dự trữ tiền tệ và kiểm soát tài chính của Trung Quốc sẽ tiếp tục được chứng kiến sự căng thẳng khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ leo thang. Chỉ hai tuần trước, đồng nhân dân tệ đã suy yếu vượt qua mức 7 Nhân dân tệ mỗi USD lần đầu tiên kể từ năm 2008 để đáp trả việc Tổng thống Donald Trump, đột ngột leo thang thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Một điều cần lưu ý là người Hồng Kông có đồng tiền riêng của họ dưới thỏa hiệp “một quốc gia hai chế độ”. Kể từ năm 1983, đồng đô la Hồng Kông đã có một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ ở tỷ lệ 7,8-1. Và vì đồng đô la là loại tiền tệ ổn định và được giao dịch cao nhất trên hành tinh, sẽ là rất lạ nếu những người biểu tình không sử dụng nó cho các cuộc biểu tình của họ.
Nhưng, nếu đô la không thể được sử dụng trong thành phố thì việc sử dụng Bitcoin cũng sẽ không hợp lệ. Bên cạnh đó, vẫn có báo cáo về nhu cầu BTC tăng trong thành phố để phản ứng với các cuộc biểu tình. Với căng thẳng với Trung Quốc đại lục leo thang, hy vọng về việc neo đồng HKD theo USD sẽ càng căng thẳng khi vốn đang bị rút khỏi khỏi khu vực hành chính độc lập.
Từ chối sự kiểm soát của chính phủ
Với sự ra đời của Bitcoin, những người sống dưới chế độ kiểm soát tài chính, như Trung Quốc, có cơ hội từ chối hệ thống kiểm soát của chính phủ. Thay vì chuyển giao tài sản ngầm thông qua phá giá tiền tệ hoặc lạm phát (được cho là một hình thức thuế khác), người ta có thể mua BTC.
Bitcoin là một công cụ biểu tình lý tưởng. Bitcoin có thể được lưu trữ theo cách gần như không thể tịch thu và có thể được sử dụng theo cách chuyển số lượng tài sản khổng lồ mà không cần quan tâm đến biên giới lãnh thổ.
Do đó, dữ liệu cho thấy thị trường đen đang nhanh chóng hình thành và đang phát triển tại các quốc gia có những hạn chế về tài chính (và có sự thâm nhập của internet đầy đủ), bằng chứng là sự tăng trưởng mạnh mẽ về khối lượng giao dịch ngang hàng ở những nơi như Venezuela, Belarus, và Kazakhstan.
Cuối cùng, Bitcoin có khả năng khiến các chính phủ phải chịu trách nhiệm cho sự quản lý tiền tệ vô đạo đức của họ. Nếu xu hướng chấp nhận tiền điện tử vẫn tiếp tục thì các quốc gia như Trung Quốc nên thực sự nên bắt đầu lo lắng.
- Bitcoin giảm xuống dưới mức cao 8.000 đô la hiện nay “rất khó xảy ra”
- 3 lý do khiến giá Bitcoin rất khó quay lại mức ATH 13,800 đô la năm 2019
Thanh Bùi
Tạp chí Bitcoin | Cryptoslate