Một số chỉ số đo sức mạnh của mạng Bitcoin, như tỷ lệ băm có lẽ là điều đầu tiên nảy ra trong suy nghĩ của nhiều người, nhưng khối lượng hàng ngày cũng là một chỉ số cho thấy hệ thống đã thành công như thế nào.
Các chính phủ và ngân hàng không thể ngăn cản Bitcoin
Bitcoin được sinh ra bởi một phong trào đả đảo sự áp bức tài chính của các ngân hàng trung ương và chính phủ. Chi tiêu cá nhân bị chi phối bởi các chủ ngân hàng và chính trị gia, và trong một thế giới nơi nỗi sợ nhà nước đang gia tăng cùng với các cuộc khủng bố, kiểm soát vốn sẽ trở nên phổ biến hơn.
Mọi người đang bị hạn chế về cách thức và nơi mà họ có thể tự chuyển tiền của mình. Một số ít người đã thay đổi mọi thứ vì nhiều lý do, và các quy định giám sát và rửa tiền mới đã gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Rất ít quốc gia trên thế giới cho phép công dân của họ tự di chuyển tiền của mình tự do và hầu hết sẽ chủ động theo dõi các tài khoản ngân hàng cho dù chúng có đáng nghi hay không. Nhà nước mới là nơi kiểm soát tài chính, không phải các cá nhân.
Vấn đề này đã tìm ra được câu trả lời rõ ràng trong những năm gần đây. Bitcoin cung cấp một hình thức tiền tệ phi tập trung có thể được chuyển ngang hàng mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Tính đến bây giờ, đó mới chỉ à “những bước đi chập chững” và nhiều người vẫn đang phụ thuộc vào các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung có thể ngăn chặn sự tự do đó nếu cần thiết.
Mạng Bitcoin đã phát triển đến mức: trung bình 2 tỷ đô la đang được chuyển mỗi ngày. Người quan sát trong ngành Rhythm Trader đã thừa nhận sức mạnh thực sự của Bitcoin.
$2,000,000,000 worth of bitcoin are moved, on average, every single day using the network.
No government, bank or third party had to verify these transactions, nor could they have stopped any of them if they wanted to.
The true power of bitcoin. 🔥
— Rhythm (@Rhythmtrader) August 19, 2019
“Trung bình 2,000,000,000 đô la Bitcoin được di chuyển trên mạng mỗi ngày.
Không có chính phủ, ngân hàng hoặc bên thứ ba nào phải xác minh các giao dịch này, họ cũng không thể dừng bất kỳ giao dịch nào trong số đó dù họ có muốn đi chăng nữa.
Đó chính là sức mạnh thực sự của Bitcoin”.
Sức mạnh này chỉ là một khía cạnh của nó mà thôi. Bitcoin có thể thực sự gây náo loạn và đây là điều mà các chính phủ lo ngại. Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là một ví dụ điển hình khi cả hai chính phủ đều muốn phá giá đồng tiền của mình để vượt qua đối thủ.
Bitcoin không thể bị mất giá trừ khi bị những người giao dịch và nắm giữ nó coi là có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên, điều ngược lại có thể xảy ra khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc. Sự khan hiếm là một khía cạnh khác của Bitcoin được mã hóa ngay từ khối genesis. Nhà kinh tế Misir Mahmudov đưa ra quan điểm triết học này:
Time = currency of life
Be grateful to people who spend their time on you, not dollars
We need money to exchange the products of our time
Best money is that which is most similar to time
The key property of time is scarcity
The only thing that shares this quality is Bitcoin
— Misir Mahmudov (@misir_mahmudov) August 19, 2019
“Thời gian là tiền bạc
Hãy biết ơn những người dành thời gian cho bạn chứ không phải dành đô la
Chúng ta cần tiền để trao đổi các sản phẩm trong cuộc sống
Đồng tiền tốt nhất thì cũng tương tự như thời gian vậy
Tài sản chính của thời gian là sự khan hiếm
Thứ duy nhất sở hữu tính chất này chính là Bitcoin”
Thật đáng để suy ngẫm.
- Bitcoin giảm mạnh xuống 10.000 đô la, lý do là gì và tiếp theo BTC sẽ về đâu ?
- Tỷ lệ băm Bitcoin tiếp tục đạt mức cao nhất mọi thời đại
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist