Theo Reuters, khủng hoảng vàng giả đang phá vỡ ngành công nghiệp vàng toàn cầu, nhấn mạnh sự cần thiết của loại tài sản dễ dàng kiểm chứng như Bitcoin.
Vàng giả trộn lẫn vào nguồn cung vàng
Các thanh vàng giả hiện đang bị trộn lẫn vào kho tiền của các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Không giống như các thỏi vàng giả được làm bằng kim loại rẻ hơn và mạ vàng bên ngoài, vàng thật được làm từ vàng nguyên chất.
Vàng giả xuất phát chủ yếu từ các khu vực xung đột và các quốc gia bị trừng phạt, như Iran và Bắc Triều Tiên, được giao dịch với mức giá của vàng thật. Bên cạnh đó, các tập đoàn vô tình sở hữu vàng giả có nguy cơ vi phạm luật rửa tiền và chống tài trợ chống khủng bố. CEO Richard Hayes của Perth Mint có trụ sở tại Úc cho biết:
“Một cách tuyệt vời để rửa vàng của những quốc gia xung đột. Vàng giả trông chẳng khác gì so với vàng thật về cả giá trị và trọng lượng”.
Các chuyên gia ước tính hàng ngàn thanh vàng trong số này đã được phát hiện cho đến nay, trị giá khoảng 100 triệu đô la đến 300 triệu đô la. Tuy nhiên, tổng số vàng giả thực tế chưa được tìm thấy cao hơn nhiều. Giám đốc điều hành Michael Mesaric của nhà máy luyện vàng Valcambi cho biết: “Vẫn còn vàng giả đang lưu hành”.
Chi phí xác minh cao
Chỉ một thanh vàng giả được tìm thấy ở cơ sở cũng buộc phải kiểm tra toàn bộ kho dự trữ. Theo đó, sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí vận chuyển, bảo hiểm và an ninh liên quan đến kim loại quý. Đồng sáng lập công ty phân tích blockchain Nic Carter của Coin Metrics cho biết
“Đây là một vấn đề lớn vì rất tốn kém để kiểm tra từng thanh vàng, do đó vàng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng đáng tin cậy. Hiện tại, tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng đang bị nghi ngờ”.
Carter lập luận do chi phí xác minh cao nên hệ sinh thái vàng có xu hướng tập trung hóa. Điều này có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.
Các hệ thống có chi phí xác minh cao theo xu hướng khép kín, giống như vàng ở London Bullion Market. Chỉ những tổ chức lớn mới được phép tham gia vào các thị trường này, tạo điều kiện để họ cung cấp vàng đến người mua cuối cùng.
Người bình thường khó lòng phân biệt thật giả
Trong khi đó, người bình thường chỉ có thể mua vàng sau nhiều lần qua tay trung gian, do vậy giá sẽ cao hơn. Đối với vàng thỏi, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn.
Một người bình thường dễ dàng thua lỗ 10% ngay từ khi mua vàng thỏi. Đây là lý do tại sao vàng có xu hướng tích lũy trong các tổ chức tài chính.
Các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính cần nắm giữ và tổ chức các hoạt động liên quan đến vàng. Tuy nhiên, đề xuất này sẽ dẫn đến những rủi ro khác như bị chính phủ tịch thu.
Ví dụ điển hình xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1933. Lệnh 6102 của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã khiến cho việc tích trữ tiền xu vàng, vàng thỏi và giấy chứng nhận ở Hoa Kỳ là bất hợp pháp. Công chúng buộc phải miễn cưỡng bán lại vàng. Nhưng tại sao lại ban hành lệnh này? Để cho phép Cục Dự trữ Liên bang tăng nguồn cung tiền (khi đồng đô la Mỹ vẫn còn trên tiêu chuẩn vàng) trong nỗ lực xoa dịu đại khủng hoảng kinh tế.
Bitcoin là giải pháp thay thế vượt trội
Thay vì vàng, nhiều người tích cực ủng hộ quan điểm Bitcoin là một kho lưu trữ giá trị hiệu quả.
Xác minh tính xác thực của Bitcoin rất đơn giản theo thiết kế. Blockchain có thể truy xuất nguồn gốc của bất kỳ một coin nào. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào Bitcoin, mạng Bitcoin mở và không cần được cho phép, từ khai thác, hoạt động node, đến gửi và nhận giao dịch.
Như Nic Carter đã lập luận ngắn gọn trong một bài diễn văn vào tháng 4:
“Bitcoin cung cấp khả năng kiểm toán tốt hơn so với vàng, không cần đến chuỗi cung ứng đáng tin cậy, chi phí lưu trữ hoặc xác minh tốn kém”.
Vì Bitcoin sử dụng mật mã nên hoàn toàn không thể bị giả mạo. Các coin chi tiêu gấp đôi sẽ đòi hỏi hàng tỷ đô la đầu tư cho thiết bị máy tính để thực hiện cuộc tấn công tốn kém 51%. Ngoài ra, ai đó có thể tạo fork không Bitcoin như Bitcoin Cash hoặc Bitcoin SV và cố gắng thao túng dư luận để sử dụng nó như Bitcoin thực sự.
Từ phía mạng, chỉ với 10 đô la một tháng thì có thể chạy một node có đầy đủ Bitcoin để xác minh tính xác thực của coin và giao dịch. Hơn nữa, những người không tuân thủ các quy tắc mạng sẽ tự động bị loại trừ mà không cần cơ quan điều chỉnh tập trung. Nhà phát triển nổi tiếng Pierre Rochard từng nói:
“Node sẽ không truyền bá các giao dịch và các khối phá vỡ quy tắc. Trên thực tế, các node sẽ ngắt kết nối và cấm node khác gửi các giao dịch và khối không hợp lệ”.
Ngược lại, có được thiết bị cần thiết để phát hiện vàng giả thì cần ít nhất hàng ngàn đô la.
Một nhà hoạt động ẩn danh đã tóm tắt lợi thế tốt nhất của Bitcoin:
“Bitcoin là một pháo đài xác thực không thể xuyên thủng”.
Vấn đề về tính linh hoạt
Một vấn đề liên quan đến cả vàng và Bitcoin là tính linh hoạt hay nói cách khác là sự tương đương về giá trị giữa các đơn vị.
Vàng giả không linh hoạt (không tương đương về giá trị) với ‘vàng thật đã được xác minh’. Bitcoin cũng có vấn đề tương tự.
Bởi vì blockchain theo dõi Bitcoin bằng mật mã nên mỗi coin chỉ có một lịch sử duy nhất. Những lịch sử này có thể liên quan đến hack hoặc hoạt động tội phạm, có khả năng làm giảm giá trị của các đồng coin bị hack. Mức độ giảm giá phụ thuộc vào mức độ thực thi pháp luật đối với việc giám sát tiền fiat của on- và off-ramp giống như sàn giao dịch.
Nhưng các phương pháp để rửa Bitcoin cũng trở nên tinh vi hơn. Thông qua việc sử dụng các máy trộn coin hoặc bằng cách mua thiết bị khai thác để có được BTC nguyên chất. Theo đó, bọn tội phạm và những kẻ trốn thuế có thể làm xáo trộn nguồn gốc của coin mà chúng đang sở hữu.
Những coin này sau đó đưa được trở lại vào lưu thông. Kết quả là, khi mua coin từ sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể vô tình tương tác với các khoản tiền bất hợp pháp và có khả năng vi phạm hàng loạt luật chống rửa tiền.
Các tổ chức sẽ trả lời như thế nào?
Theo JP Morgan, tình hình vàng hiện tại có thể báo trước tương lai Bitcoin. Tổ chức này chỉ đơn giản dừng mua vàng từ các nhà máy lọc vàng châu Á, ngoại trừ một số ít được giám sát chặt chẽ.
Như vậy, nếu Binance hoặc Coinbase bị phát hiện giao dịch BTC phạm pháp thì liệu các tổ chức tài chính lớn có ngừng kinh doanh với họ? Các nhà quản lý sẽ xử lý các sàn giao dịch và người dùng như thế nào khi nói đến nguồn gốc của Bitcoin đã mua là một câu hỏi cần phải có lời giải đáp?
Cuộc tranh luận xung quanh tính linh hoạt và nguồn gốc cũng đặt ra câu hỏi về quyền riêng tư của lớp cơ sở. Giờ đây, với các coin riêng tư như Monero và Zcash, người dùng tiền điện tử có thể thực hiện giao dịch gần như không thể theo dõi. Làm thế nào để các nhà chức trách thực thi quyền lực đối với các tổ chức này trong khi quy định hiện vẫn chưa rõ ràng?
Bitcoin có giá trị
Giống như vàng, Bitcoin cung cấp tiện ích có thể đo lường được cả về phương thức thanh toán và lưu trữ giá trị. Bitcoin có thể hỗ trợ mọi người từ chối các hệ thống tài chính truyền thống và thậm chí có thể cho phép người dân lật đổ biện pháp kiểm soát tiền tệ của quốc gia.
Các tính năng này là một phần giá trị cốt lõi của Bitcoin và không thể bị kiểm soát, cho dù được sử dụng vì mục đích hợp pháp hay bất hợp pháp.
Do đó, Bitcoin sẽ bị chính phủ giám sát chặt chẽ, đặc biệt là khi các chính phủ nhận ra những rủi ro mà nó gây ra cho hệ thống tài chính. May mắn cho những người nắm giữ BTC, việc ngăn chặn một hệ thống phân tán và không cần cho phép như Bitcoin là một nỗ lực vô ích.
Đối với nạn làm giả, có lẽ blockchain thậm chí có thể giải quyết vấn đề đó.
- Nhà phân tích ủng hộ xu hướng tăng giá Bitcoin sau khi xem sổ lệnh giao dịch
- Nghiên cứu: Bitcoin đánh bại vàng dưới vai trò là nơi trú ẩn an toàn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cryptoslate