Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh kế hoạch tiền kỹ thuật số do nhà nước hậu thuẫn. Mặc dù có thể đây sẽ là nền kinh tế đầu tiên ra mắt tiền điện tử ‘chính chủ’ nhưng chưa chắc là cuối cùng.
Nga, Iran và Vương quốc Anh đều tiết lộ đang nghiên cứu cẩn trọng về lựa chọn này. Các quốc gia trên thế giới bắt đầu xem xét tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương như một lựa chọn thay thế khả thi cho tiền điện tử, một thế lực ngang hàng toàn cầu với sự thống trị của đồng đô la Mỹ và một bước tiến dài trong thế giới kỹ thuật số hiệu quả hơn.
Trong khi đó, Hoa Kỳ – quốc gia phát hành và sở hữu đô la Mỹ đáng tự hào với vai trò tiền tệ ổn định nhất và phổ biến nhất trong giao dịch trên thế giới – im lặng một cách kỳ lạ về vấn đề này.
Bài viết sẽ tóm tắt nhanh chóng về tiến trình thực hiện các loại tiền tệ được nhà nước hậu thuẫn ở một số nền kinh tế lớn của thế giới.
Từ những bước đi dè dặt, Trung Quốc giờ đây mạnh dạn tiếp cận hơn
Trung Quốc được cho là đã nghiền ngẫm tiền kỹ thuật số được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hỗ trợ kể từ ít nhất là đầu năm 2018. Nhưng nhiều người tin rằng chính sự xuất hiện của Libra đã thuyết phục Trung Quốc ‘lật bài ngửa’.
Một báo cáo của Forbes vào hôm thứ 3 cho thấy China coin có thể ra mắt sớm nhất vào tháng 11 và sẽ được các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc phân phối trong dân chúng. Mục tiêu đặt ra là thay thế tiền mặt, chứ không phải tiền trong tài khoản ngân hàng hiện tại vì vốn dĩ chúng đã là tiền kỹ thuật số.
Iran xem tiền kỹ thuật số quốc gia như một giải pháp cứu cánh
Iran đã cho thấy triển vọng về một loại tiền điện tử quốc gia trên toàn thế giới giống như một “giải pháp cứu cánh” kể từ tháng 2/2018.
Nhưng chi tiết mới về kế hoạch tiền điện tử được hỗ trợ bằng vàng cho thấy nó sẽ được một tập đoàn nhỏ của các công ty công nghệ tư nhân Iran khai thác. CEO Shahab Javanmardi của công ty IT FANAP tại Iran cũng nói rằng tiền điện tử mới sẽ sử dụng nguồn cung cấp điện giá rẻ để giúp “giảm bớt việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên đóng băng của ngân hàng Iran”. Nói cách khác, mục tiêu phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ là động lực chính để triển khai dự án.
Nga tỏ ra dè dặt
Các kế hoạch của Nga đối với tiền điện tử “chính chủ” hiện đang được xem xét.
Nhưng tuyên bố tăng giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy khi tài sản đồng đô la Nga giảm do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, “thế giới sẽ tìm kiếm các phương thức tiết kiệm và giao dịch thay thế”.
‘We don’t have a goal to shift away from the #dollar, the dollar is moving away from us’ – #Putin pic.twitter.com/iEOFxPWSPD
— Ruptly (@Ruptly) November 28, 2018
“Chúng ta không có ý định ly khai khỏi đồng đô la Mỹ mà là đồng đô la Mỹ đang rời xa chúng ta”
Điểm mấu chốt là Nga không thể tiết lộ bất kỳ ‘át chủ bài’ nào mà họ đang có cho đến khi quá muộn để kẻ thù tấn công kế hoạch của mình.
Nhật Bản lặng lẽ học hỏi
Hôm thứ ba, thống đốc Ngân hàng Nhật Bản tuyên bố rằng ngân hàng trung ương đang nghiên cứu các loại tiền kỹ thuật số, nhưng không có kế hoạch phát hành ngay bây giờ.
Ngân hàng tỏ ra lo ngại nhất về tác động của tiền kỹ thuật số đối với ngân hàng thương mại và làm xói mòn tiềm năng Kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Vương quốc Anh không thích rủi ro
Ngân hàng Anh đã xuất bản bài báo nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về tiền điện tử được nhà nước hậu thuẫn vào tháng 5/2018. Nhưng, trong khi đưa ra ba mô hình khả thi, phần lớn nghiên cứu đã bàn về các rủi ro trong cả ba phương pháp tiếp cận.
Kể từ đó, bất chấp những lời hứa hẹn về tiền tệ kỹ thuật số của Thống đốc Ngân hàng Mark Carney, hầu như không có tiến bộ cụ thể nào được thực hiện.
Whaaaaaaaaaaaat https://t.co/UHs8g3QbAx
— Jill Carlson (@jillruthcarlson) June 20, 2019
Hầu hết phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ
Ý tưởng về một loại tiền kỹ thuật số ‘chính chủ’ đã thu hút sự chú ý của các quốc gia từ Cộng hòa Quần đảo Marshall nhỏ bé đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi.
Thực tế, theo một báo cáo được phát hành vào đầu năm của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 60 ngân hàng trung ương trên thế giới có tên trong danh sách, trong đó có đến 70% cơ quan tài chính trên toàn thế giới đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số do ngân hàng nhà nước hỗ trợ.
Tunisia, Senegal và Venezuela nổi tiếng với các phiên bản đã ra mắt. Một số quốc gia, chẳng hạn như UAE, Ả Rập Saudi, Thái Lan và Singapore đã thí điểm tiền kỹ thuật số và có vẻ sẵn sàng sớm triển khai thực sự. Trong khi đó, một số ngân hàng trung ương tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không dính líu đến tiền kỹ thuật số được nhà nước hậu thuẫn.
Trong số này có ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Federal Reserve được cho là không muốn tham gia vào xu hướng tiền điện tử quốc gia.
Chủ tịch Jerome Powell của Federal Reserve gần đây đã đưa ra quan điểm về tiền kỹ thuật số của Hoa Kỳ trong một lá thư gửi các nhà lập pháp vào thứ 3. Ông cho biết: “Chúng tôi đã đánh giá và chúng tôi tiếp tục phân tích cẩn thận các chi phí, lợi ích của việc theo đuổi một sáng kiến như vậy ở Hoa Kỳ”.
Ngoài ra, ông nói thêm rằng Fed có quan điểm các thách thức mà các quốc gia khác đang hy vọng giải quyết “không áp dụng cho Hoa Kỳ”.
Trước đây, các quan chức Fed từng khẳng định tiền kỹ thuật số được nhà nước hậu thuẫn rất dễ bị biến động giá cả, bị tấn công và rửa tiền nên không thích hợp để xem là nơi lưu trữ giá trị khả thi.
Thay vào đó, tổ chức này gần đây đã tiết lộ kế hoạch tạo ra hệ thống thanh toán toàn quốc do ngân hàng trung ương lãnh đạo có tên là FedNow tại Hoa Kỳ. Mục tiêu đặt ra là làm cho quá trình thanh toán nhanh và hiệu quả hơn, có khả năng vượt trội hơn Bitcoin và các loại tiền điện tử khác về hiệu suất. Nhưng ý tưởng này đã bị các chuyên gia bác bỏ, chẳng hạn như cựu nghị sĩ thân thiện với Bitcoin và ứng cử viên tổng thống Ron Paul.
Những người đề xuất lập luận rằng ngoài tiềm năng cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của tiền giấy, tiền điện tử quốc gia cũng có thể cung cấp cho Fed quyền truy cập vào các công cụ không theo quy ước, như lãi suất âm.
Và nghiên cứu gần đây của viện chính sách có trụ sở tại Washington DC – Quỹ Bảo vệ Dân chủ (Foundation for the Defense of Democracies) đã cảnh báo rằng tiền kỹ thuật số do các quốc gia như Trung Quốc, Nga hoặc Iran đặc biệt gắn với một mặt hàng chính, như dầu có thể vô hiệu hóa lệnh trừng phạt. Washington cho biết cần phải “nâng cao chuyên môn và tầm ảnh hưởng để dẫn đầu trong cuộc đua trở thành một tiền điện tử quốc tế”.
Những quan điểm này được các nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng như cựu giám đốc của IMF và là đương kim giám đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu – Christine LaGarde và trưởng bộ phận thị trường tại IMF – Tobias Adrian ủng hộ. Cả hai đều đã kêu gọi các ngân hàng trung ương khám phá toàn diện các tùy chọn.
Tuy nhiên, Adrian (trong số những người khác) đã cảnh báo rằng, trong khi một loại tiền kỹ thuật số được chính phủ hỗ trợ mang lại tiềm năng, nó cũng sẽ làm phức tạp các chính sách tiền tệ vì các ngân hàng trung ương sẽ phải quản lý và giám sát dự trữ tiền mặt. Tạo ra một nền kinh tế token cũng đe dọa làm gián đoạn các ngân hàng thương mại.
Vì vậy, trong khi tiền điện tử ngày càng mang lại nhiều lợi thế cho việc quản lý tài chính và tài chính toàn diện, thì rõ ràng hiện tại Fed đang đứng ngoài cuộc chơi.
- Bằng cách nào tiền kỹ thuật số lại trở thành công cụ quyền lực mềm của Trung Quốc?
- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bác bỏ tin tức phát hành tiền kỹ thuật số hợp pháp
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Decrypt