Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Ripple đã tăng trưởng vượt bậc về các mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Công ty dự định sử dụng công nghệ của mình để tạo điều kiện thanh toán xuyên biên giới an toàn, tức thì và chi phí thấp trên toàn cầu mà không phải bồi hoàn.
Một năm sau khi phát hành lần đầu, Ripple đã báo cáo các ngân hàng ngày càng ưa chuộng sử dụng hệ thống thanh toán của nền tảng. Tính đến năm 2018, hơn 100 ngân hàng đã đăng ký sử dụng sản phẩm Ripple có tên là Xcurrent – công nghệ chuyển tiền và thanh toán theo thời gian thực cho phép các ngân hàng thay đổi số dư trong vài giây.
Theo báo cáo của Global Market Intelligence 2019 do XRParcade biên soạn, 38% trong số 100 ngân hàng hàng đầu có tài sản lớn nhất thế giới đã được liên kết với Ripple. Ngoài ra, báo cáo cho thấy một số ngân hàng trong top 100 cũng có thể đang sử dụng các sản phẩm Ripple, nhưng đã có thỏa thuận không tiết lộ thông tin.
Theo dữ liệu, khoảng 16 ngân hàng là khách hàng trực tiếp của Ripple, nhưng không có dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể nào được nêu là hàng hóa. Các ngân hàng đó bao gồm:
Mitsubishi UFJ Financial Group, Crédit Agricole, Royal Bank of Canada, UBS, UniCredit, Standard Chartered, Westpac, Bank of Montreal, National Australia Bank, Sumitomo Mitsui Trust Holdings, Canada Imperial Bank of Commerce, Nomura Holdings Inc., Itau Unibanco, PNC Financial Services, Banco Bradesco SA, Skandinaviska Enskilda Banken AB.
Hai ngân hàng HSBC Holdings PLC và DZ Bank không phải là khách hàng trực tiếp của Ripple, vì họ sử dụng các nền tảng khác, chẳng hạn HSBC Holdings PLC sử dụng SABB và DZ Bank sử dụng Reisebank. Trong khi đó, Banco Santander có trụ sở tại Tây Ban Nha là một khách hàng và đồng thời là một nhà đầu tư của Ripple.
Tổng cộng có 3 ngân hàng được liên kết với Ripple thông qua SBI Ripple Asia. Bao gồm Japan Post Bank, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group.
Đa phần ngân hàng (14%) đang được thử nghiệm với Ripple. Chẳng hạn như PLC Barclays, Toronto-Dominion Bank, Intesa Sanpaolo, Royal Bank của Scotland Group, Scotiabank, Banco Bilbao Vizcaya Argentaria và những ngân hàng khác.
Báo cáo tiết lộ Bank of America là ngân hàng duy nhất liên quan đến Ripple với tư cách là ủy ban Ripplenet thông qua Merryl Lynch – là bộ phận quản lý đầu tư và quản lý tài sản của Bank of America.
Điều đáng chú ý là một số công ty liên quan đến Ripple, đặc biệt là các ngân hàng, chủ yếu sử dụng nền tảng thanh toán bằng tin nhắn của công ty – XCurrent. Rất ít hoặc gần như không có công ty nào sử dụng sản phẩm thanh khoản của Ripple vì chúng liên quan đến tiền điện tử XRP đầy biến động.
Nói về XRP, mặc dù số lượng đối tác ngày càng tăng và những phát triển tích cực của Ripple nhưng giá XRP vẫn không mấy khả quan, là điều mà nhiều nhà đầu tư đã mua tiền điện tử trong giai đoạn trước đó lo lắng. Tại thời điểm viết bài, XRP đang giao dịch ở mức 0.234 đô la.
Giá XRP hiện tại | Nguồn : Coinmarketcap
- Nếu Ripple bị phán quyết là bán chứng khoán chưa đăng ký, số phận XRP sẽ về đâu?
- Ripple đã “vung” số tiền đáng gờm để định hình các quy định về tiền điện tử của Hoa Kỳ
Minh Anh
Theo AZCoin News