Bốn lý do khiến Bitcoin tăng giá gấp đôi trong vòng 2 tuần

Updated: 25/02/2018 at 7:30

Sau khi giảm 70% từ đầu tháng 12, đồng Crypto có giá trị lớn nhất thế giới về số vốn hoá này đã tăng lên gần 6.000 USD/BTC.
Bạn quên lịch đưa gia đình đến công viên kì thú. Nếu bạn muốn trải nhiệm tất cả những cảm giác kì thú khi ngồi trên một chiếc tàu lượn, thì tất cả những gì bạn cần làm là đầu tư vào Bitcoin, đồng Crypto lớn nhất thế giới.

Bitcoin, hiện đang là đồng tiền có số vốn hoá thị trường lớn nhất trong các loại Crypto với 190 tỉ USD, và cũng là loại tiền kỹ thuật số được các thương gia chấp nhận nhiều nhất trên thế giới, đã tăng vụt lên hơn 20.000 USD vào ngày 17/12, theo CoinMarketCap.com. Xin nhắc lại, vào tháng 3/2010, Bitcoin chỉ có giá ít hơn 0,03 USD. Tuy nhiên, trong một tháng rưỡi tiếp theo, nó đã tiếp tục mất khoảng 70% giá trị, chạm đáy 6,048 USD vào ngày 6/2. Đến ngày 20/2, đồng tiền này một lần nữa vụt lên 12.000 USD/Token, có nghĩa nó đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng hai tuần.

Đây là màn biểu diễn của Bitcoin trong hai tuần phục hồi ngoạn mục.

Chính xác thì đồng Crypto nổi tiếng nhất thế giới này đã có cuộc hồi phục khiến nó tăng hơn 5.900 USD chỉ trong vòng 14 ngày như thế nào? Bốn chất xúc tác dưới đây sẽ giúp giải thích điều này.

1. Các quy định Crypto của Hàn Quốc không khắt khe như dự đoán

Một trong những lí do khiến Bitcoin giảm đột ngột vào tháng Một, và tăng lên gần 6.000 USD/Coin vào ngày 6/2, là do những dự đoán về quy định thắt chặt Crypto của Hàn Quốc. Ngoại trừ Đô la Mỹ, ngày càng nhiều giao dịch toàn cầu được thực hiện tại Hàn Quốc bằng tiền Won hơn bất cứ loại tiền tệ nào. Do đó, những quy định thắt chặt đối với Crypto của nước này khiến các nhà đầu tư đưa ra dự đoán khá tiêu cực.

Sau đó vài tuần, các nhà đầu tư Crypto đã phát hiện ra rằng những quy định này thực ra khá lành tính. Các nhà chức trách Hàn Quốc không tìm cách chắn đường thị trường Crypto, mà đơn giản họ chỉ muốn cải thiện sự minh bạch đằng sau mỗi giao dịch. Tiếp đến, các nhà đầu tư tìm cách đưa tiền mới vào hoạt động tiền kỹ thuật số sẽ phải xác minh danh tính với ngân hàng, nơi chịu trách nhiệm liên kết các tài khoản ngân hàng với các sàn giao dịch Crypto. Tính minh bạch rõ ràng hơn là một thành tựu đáng tự hào của Bitcoin, và nó giúp xác minh rằng Bitcoin chính là một loại tài sản.

Có lẽ loại Coin bị tổn thương nhất bởi chiến dịch chống lại tính ẩn danh của Hàn Quốc là những Coin riêng như Dash và Monero. Toàn bộ mục đích của những Coin này là làm rối quỹ của người gửi và người nhận, cũng như các tài khoản gửi. Những luận án này xung đột với quy định mới của Hàn Quốc. Nhưng với Bitcoin, nó đòi hỏi một vài sự thay đổi.

2. Các nhà đầu tư lẻ vẫn đang nắm quyền kiểm soát

Một điều quan trọng phải ghi nhớ là Bitcoin vẫn đang nằm dưới tầm kiểm soát của các nhà đầu tư lẻ. Các nhà đầu tư lớn vẫn chưa muốn miếng bánh trong các sàn giao dịch Crypto phân cấp, có nghĩa là cách duy nhất để họ tiếp cận với Bitcoin là thông qua các Futures Trading (giao dịch giao sau) như hệ thống của CME Group hay Cboe Global Market. Mặc dù, các Futures Trading ban đầu không mang lại cho những người bi quan và hoài nghi phương tiện nào để đánh cược Bitcoin sẽ xuống giá, nhưng nó cũng không hoàn toàn dễ dàng cho các nhà đầu tư để tiếp cận Futures, những hợp đồng này là cho 1 hoặc 5 Bitcoin tương ứng với giá 12.000 USD hoặc 60.000 USD.

Vậy điều này có nghĩa là gì? Cụ thể là những thương nhân bán lẻ tư nhạy cảm vẫn đang hướng dẫn hoạt động giao dịch trong Bitcoin. Do những nhà đầu tư này sẽ có lợi khi Bitcoin tăng giá và thực tế là không có con đường nào để những nhà đầu tư trung bình cược cho giá Bitcoin đi xuống, nên xu hướng tự nhiên của các nhà đầu tư lẻ là tiếp tục đẩy giá lên cao. Thị trường như vậy có thể hơi không công bằng nhưng chắc chắn nó ủng hộ giá lên cao của Bitcoin.

3. Các nhà đầu tư Crypto nhanh chóng bỏ lại các tin xấu ở quá khứ

Ngoài Hàn Quốc gây áp lực cho Bitcoin vào tháng trước và đầu tháng Hai, các vụ Hack Crypto cũng chỉ trở thành tâm điểm chú ý trong một thời gian ngắn. Ngày 2/2, sàn giao dịch Crypto Coincheck của Nhật Bản đã bị một vụ Hack lớn nhất từ trước tới nay. Số Coin NEM trị giá khoảng 534 triệu USD (được biết đến với tên XEM) đã bị lấy cắp từ ví nóng rõ ràng do các tiêu chuẩn an ninh thấp.

Tương tự, vào tháng 12/2017, thị trường đào NiceHash đã bị Hacker lấy cắp khoảng 4.700 Bitcoin, tương đương 70 triệu USD vào thời gian đó, theo trang The Wall Street Journal.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số đã nhanh chóng đặt sang một bên các sai sót trong PR, do những biện pháp an ninh nhìn chung đã được cải thiện với công nghệ Blockchain tương xứng các hệ thống và phần mềm ngân hàng thay thế hiện tại. Nói cánh khác, “xa mặt cách lòng” đã trở thành câu châm ngôn của các nhà đầu tư Crypto.

4. Các đợt Profit-taking (đặt đừng lỗ) và Stop-loss (đặt chốt lời) là những sự kiện ngắn hạn

Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua khả năng giá Bitcoin bị sụt giảm do Profit-taking và một làn sóng Stop-loss liên tục xảy ra. Việc bán ra vào đầu năm mới là vô cùng hợp lý nếu bạn có hoá đơn phải trả (bao gồm thuế), nhưng không muốn giải quyết hậu quả của việc tăng vốn đầu tư cho đến tháng Tư năm sau.

Tương tự, chúng ta đã chứng kiến nhiều thứ giống như các đợt Stop-loss trong Crypto những năm gần đây. Mặc dù nó phụ thuộc vào tính thanh khoản, nhưng Stop-loss có thể được hạn chế với một lệnh tương đối ngắn trên các sàn giao dịch phân cấp, đẩy giá xuống giả trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn. Cả việc bán ra Profit-taking và các đợt Stop-loss đều có ảnh hưởng ngắn hạn đến giá của các đồng tiền Crypto như Bitcoin.

Đây là lí do các nhà đầu tư Bitcoin phải lo lắng

Tuy nhiên, nếu bạn cần một lí do để lo lắng, thì bạn không phải tìm đâu xa hơn Blockchain của Bitcoin. Hãy nhớ rằng, Blockchain là một sổ cái phân cấp, phân tán và kỹ thuật số chứa những Crypto chịu trách nhiệm ghi lại tất cả giao dịch mà không cần trung gian tài chính.

Khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009, nó mới chỉ là một đứa trẻ trên Block với một phương pháp thanh toán hàng ngang hoàn toàn mới. Thậm chí ngày nay, rất nhiều nhà phát triển Crypto và Blockchain vẫn sử dụng cơ sở vật chất Blockchain của Bitcoin làm nền tảng để xây dựng.

Không may thay, mạng lưới của Bitcoin chậm hơn các Molass theo tiêu chuẩn Crypto. Mặc cho rất nhiều đồng nghiệp không kém hàng khác như Ethereum, Ripple và Litecoin có thể xác nhận và giải quyết các giao dịch tính theo giây hoặc theo phút, thì các giao dịch của Bitcoin trung bình phải mất một giờ để xử lý. Hơn nữa, chi phí cũng khá chát – khoảng 28 USD. Cộng đồng mã nguồn mở rộng lớn của Bitcoin tiến đến một đồng thuận rằng cập nhật phần mềm cần thiết là rất khó xảy ra, khiến cho nó bị các dự án Blockchain và Crypto khác bỏ lại phía sau.

Thế nhưng, Bitcoin lại có nhiều đối tác thương nhân hơn bất cứ loại Crypto nào, và nó là đồng có Token kỹ thuật số có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất thế giới. Nhưng nhà đầu tư này cho rằng nó sẽ không trụ được vị trí này lâu nữa.
Nguồn: The Motley Fool

Xem thêm:

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong thời gian gần đây, XRP đã khiến cộng đồng tiền điện tử xôn xao khi phá vỡ mức giá cao nhất mọi thời đại của mình và đạt 3,65 đô la. Đây là một bước ngoặt quan trọng sau nhiều năm chờ đợi, đánh dấu sự bứt phá mà... ...

Giá Solana (SOL) tiếp tục leo dốc mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, vượt ngưỡng $183 sau khi tăng gần 15% chỉ trong một tuần. Động lực tăng giá được củng cố rõ rệt khi hợp đồng mở (OI) của SOL đạt đỉnh kỷ lục 9,71 tỷ USD... ...

Dogecoin (DOGE), Shiba Inu (SHIB) và Pepe (PEPE) bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, nối dài chuỗi ngày tăng giá ấn tượng khi thị trường tiền điện tử hồi sinh mạnh mẽ, với Bitcoin (BTC) duy trì vững vàng trên ngưỡng $120.000. Tâm lý nhà đầu... ...

Lido DAO (LDO) duy trì đà tăng mạnh, ghi nhận mức tăng hơn 5% vào thứ Sáu, đánh dấu phiên thứ năm liên tiếp ngập trong sắc xanh. Động lực tăng giá đến từ thông báo quan trọng của BitGo hôm thứ Năm, khi công ty này công bố triển... ...

Tổng vốn hóa thị trường crypto hiện đang tiến sát mốc 4.000 tỷ đô la, được thúc đẩy bởi đà tăng mạnh trên biểu đồ ngày của Bitcoin, ETH, XRP và nhiều coin khác, sau khi ba dự luật quan trọng về crypto được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua.... ...

Các công ty tiếp tục chấp nhận Bitcoin đang lan rộng khi ngày càng nhiều doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tích lũy BTC cho kho bạc của mình. Nếu được thực hiện đúng cách, các công ty có thể hưởng lợi từ gia tăng giá trị vốn, đa dạng... ...

Tổng vốn hóa thị trường crypto (TOTAL) đã tăng vọt sau khi Mỹ lần đầu tiên thông qua một đạo luật liên bang về tiền điện tử, đánh dấu cột mốc lịch sử cho ngành tài sản kỹ thuật số. Bitcoin cũng hưởng lợi từ diễn biến tích cực này,... ...

Trong hai ngày qua, Floki (FLOKI) đã tạo nên làn sóng, thu hút sự chú ý từ các trader và nhà đầu tư nhờ hiệu suất mạnh mẽ. Dữ liệu từ CoinMarketCap cho thấy FLOKI đã tăng hơn 45% trong 48 giờ qua, bao gồm mức tăng khoảng 35% trong... ...

Công ty công nghệ blockchain và khai thác tiền điện tử BTC Digital đã “đặt cược tất tay” vào Ethereum (ETH) trong một bước chuyển chiến lược lớn, đồng thời công bố hoàn tất vòng huy động vốn trị giá 6 triệu đô la. Doanh nghiệp này hiện niêm yết... ...

Giá Bitcoin (BTC) tiếp tục bứt phá, hiện đã vượt mốc $120.000 trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, tiến sát đỉnh lịch sử $123.218. Ethereum (ETH) cũng không kém phần ấn tượng khi tăng hơn 20% chỉ trong một tuần, với mục tiêu tiếp theo được nhắm đến là... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode