Hashrate Bitcoin sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 1/3/2020 đã giảm mạnh do sự cố bất ngờ về giá vào ngày 12/3. Hashrate tiếp tục giảm khi ngày càng nhiều miner rời khỏi mạng do khai thác không có lợi nhuận. Glassnode ghi nhận mức giảm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử mạng Bitcoin.
Hashrate Bitcoin (MA 7 ngày) | Nguồn: glassnode
Cuộc khủng hoảng giá đã gây ra hiệu ứng domino. Lúc đầu, giá Bitcoin thấp hơn khiến chi phí khai thác như tiền điện và cơ sở hạ tầng vượt quá doanh thu, có nghĩa là miner phải bỏ ra nhiều chi phí hơn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác Bitcoin. Chính điều này đã khiến các miner rời khỏi mạng và hashrate lao dốc sau đó.
Hashrate giảm đã dẫn đến việc blockchain chậm lại. Các khối được khai thác với tốc độ chậm hơn đáng kể. Theo Glassnode, tốc độ khai thác khối chậm hơn tới 25% so với mục tiêu 10 phút, tăng thời gian khối lên mức chưa từng thấy kể từ khi giá giảm vào năm 2018. Thời gian xấp xỉ để khai thác một khối là 12.5 phút.
Thời gian khai thác khối (MA 7 ngày) | Nguồn: glassnode
Sức mạnh hash giảm đã ảnh hưởng đến doanh thu của miner BTC. Vì các khối được khai thác ở tốc độ chậm hơn, nên ít khối được khai thác hơn, do đó phần thưởng khối bị hạn chế. Vì vậy, doanh thu tạo ra cũng đang gây thêm căng thẳng cho các miner.
Doanh thu của miner (MA 7 ngày) | Nguồn: Glassnode
Tuy nhiên, doanh thu của miner tính theo đô la Mỹ giảm mạnh hơn do tổng doanh thu thấp trên mỗi khối kết hợp ít khối được khai thác. Giá BTC giảm đã tạo ra vòng lặp phản hồi như sau: Giá BTC giảm – Lợi nhuận khai thác giảm – Tổng hashrate giảm – Số khối được khai thác giảm – Tổng phần thưởng giảm – Lợi nhuận khai thác giảm – ….
Nguồn: glassnode
Vòng lặp phản hồi này chỉ có thể kết thúc bằng việc điều chỉnh độ khó. Mặc dù hashrate giảm, độ khó khai thác vẫn ở mức cao và chưa điều chỉnh sau sự cố vì thời gian khối chậm hơn đã trì hoãn ngày dự kiến điều chỉnh tiếp theo. Lần điều chỉnh tiếp theo dự kiến sẽ xảy ra vào 25/3, trong đó độ khó có thể giảm ~14.7%, khiến nó trở thành lần điều chỉnh lớn nhất trong lịch sử.
Chênh lệch Bid-Ask tiếp tục tăng trên 20 bps
Thông thường, hành động giá khổng lồ trực tiếp gây ra chênh lệch Bid-Ask. Khi Bitcoin giảm 1,500 đô la từ 9,500 đô la còn 8,000 đô la vào tháng 9/2019, chênh lệch Bid-Ask đã tăng đột biến đáng kể như được ghi nhận trong biểu đồ dưới đây.
Tuy nhiên, mức chênh lệch vẫn duy trì dưới 20 bps ngay sau đó.
Tương tự như vậy, sau khi Bitcoin giảm 47% vào ngày 12/3, chênh lệch Bid-Ask đã tăng lên. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ số có vẻ bất thường cho đến nay.
Chênh lệch Bid-Ask phân vị thứ 95 của BTC/USD | Nguồn: Coinmetrics
Theo biểu đồ, mức chênh lệch B/O vượt trên 20 bps vào ngày 23/3. Nguyên nhân có thể là do thanh khoản trong ngành là rất thấp tại thời điểm viết bài.
Chỉ số biến động và chỉ số sợ hãi – tham lam
Tâm lý chung của thị trường hiện tại là mong đợi biến động sẽ tiếp tục, đồng thời cải thiện độ chênh lệch. Xem xét tình hình Bitcoin hiện nay, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguồn: Bitpremier
Theo quan sát biểu đồ trên, mức biến động hàng năm của Bitcoin đã tăng ồ ạt sau khi giá lao dốc và liên tục lấy lại lợi nhuận tại thời điểm viết bài.
Một yếu tố chính khác gây giảm thanh khoản và tăng chênh lệch B/O là thiếu các nhà đầu tư thị trường trước đó.
Chỉ số sợ hãi – tham lam | Nguồn: alternative.me
Chỉ số sợ hãi – tham lam của Bitcoin cũng đang bị ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý, với giá trị hiện tại là 12, cho thấy ‘cực kỳ sợ hãi’. Vào ngày 2/3, chỉ số ở mức 38.
‘Cực kỳ sợ hãi’ tức là các nhà đầu tư hiện đang rất thận trọng và muốn di chuyển trên thị trường sau khi giá ổn định. Xem xét tình hình Bitcoin đã được củng cố ở mức trên 5,000 đô la trong vài ngày qua, chênh lệch B/O đáng lẽ đã bình thường hóa, nhưng thanh khoản vẫn tiếp tục giảm.
- Bitcoin ngày ấy (2015) đã khác bây giờ, giá không thực sự theo sau fractal, có thể giảm xuống mức thấp khác
- Gói cứu trợ 2.000 tỷ đô la của Mỹ giúp cả thị trường hưng phấn, Bitcoin kháng cự quan trọng tại $ 7,088