Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện lần đầu tiên trong gần 3 tuần qua, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông tin từ truyền thông Triều Tiên cho biết.
Ông Kim Jong Un đã dự lễ khánh thành một nhà máy phân bón, nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, truyền thông Triều Tiên cho biết hôm 2/5, đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện của nhà lãnh đạo sau 20 ngày vắng mặt.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un cắt băng khánh thành nhà máy phân bón Sunchon Phosphatic ở Sunchon, phía Bắc thủ đô Bình Nhưỡng, trong bức ảnh do KCNA công bố hôm 2/5.
“Tất cả đại biểu vỡ òa trong tiếng reo vang ‘hoan hô’, dành cho lãnh tụ tối cao, người đã mang lại thay đổi mới trong sự phát triển của ngành công nghiệp phân bón tự cung tự cấp, và đã dẫn dắt cuộc cách mạng vĩ đại đến với thắng lợi để củng cố cho nền kinh tế tự cường, bằng sự lãnh đạo xuất sắc của ngài”, KCNA đưa tin.
Theo KCNA, ông Kim tham dự sự kiện cùng một số quan chức Triều Tiên cấp cao, trong đó có người em gái quyền lực Kim Yo Jong.
Đây là lần đầu tiên Kim Jong-un xuất hiện trong 20 ngày, kể từ khi ông dự một cuộc họp đảng hôm 11/4. Nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông đã dấy lên sau khi ông không dự hoạt động kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4. Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật tim hôm 12/4 tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. CNN đầu tuần trước dẫn lời một quan chức Mỹ nói Washington đang xác minh tin Kim Jong-un “trong tình trạng nghiêm trọng sau phẫu thuật”.
Ông xuất hiện với nụ cười rất tươi
Tau khỏe lắm, có chi mô
Bất chấp virus corona, người dân Triều Tiên vẫn tham gia buổi lễ có sự tham dự của Kim chủ tịch.
Hôm 23/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thông tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong tình trạng nguy kịch sau phẫu thuật là “sai sự thật”, đồng thời chỉ trích hãng CNN vì đưa tin này.
Sáng nay, khi được các phóng viên ở Nhà Trắng hỏi về tin ông Kim Jong-un tái xuất, tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối bình luận. “Chúng tôi sẽ nói về vấn đề này vào lúc thích hợp”.
Tình báo Mỹ và Hàn Quốc “bó gối” tại Triều Tiên
Việc ông Kim Jong Un bất ngờ vắng mặt thời gian qua, thực tế, không phải lần đầu xảy ra.
Tháng 9/2014, nhà lãnh đạo Triều Tiên có khoảng 1 tháng bất ngờ vắng mặt. Khi đó, truyền thông quốc tế cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng ông Kim đã gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2014, truyền hình nhà nước Triều Tiên đã đăng tải hình ảnh ông Kim Jong Un, trong đó nhà lãnh đạo có dấu hiệu đi khập khiễng, và cho biết nhà lãnh đạo “không cảm thấy khỏe”, New York Times cho biết. Giới chức tình báo Hàn Quốc cho rằng ông Kim đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang ở chân, và vấn đề này có thể sẽ quay trở lại về sau.
Gia đình họ Kim nắm quyền tại Triều Tiên được cho là có lịch sử vấn đề về sức khỏe. Ông nội và cha của ông Kim Jong Un, các cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, đều gặp vấn đề sức khỏe.
Báo chí Hàn Quốc từng đưa tin sai rằng Kim Nhật Thành, ông của Kim Jong-un, qua đời vào tháng 11/1986. Ngày 16/11/1986, Chosun, báo lớn nhất Hàn Quốc, đăng một tin ngắn từ phóng viên tại Tokyo, cho biết có tin đồn ở Nhật Bản rằng Kim Nhật Thành đã qua đời. Hôm sau, phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên thông báo qua loa phóng thanh ở biên giới rằng Kim Nhật Thành đã bị bắn chết.
Chosun vốn không ra báo vào thứ hai nhưng tờ này đã phá lệ, phát hành thêm một số vào thứ hai, ngày 17/11/1986 để đăng thông tin này. Trong số báo ra ngày 18/11/1986, họ mô tả “vụ ám sát” Kim Nhật Thành trên 7 trang báo. Các báo khác cũng theo chân Chosun đăng tin tương tự.
Tư liệu bài báo của tờ Chosun viết về cái chết của Kim Nhật Thành | Ảnh Newstof.
Tin đồn sau đó bị xóa tan khi Kim Nhật Thành xuất hiện tại một sân bay ở Bình Nhưỡng để chào đón một phái đoàn Mông Cổ. “Kim Nhật Thành bị bắn chết” trở thành một trong những dòng tít tai tiếng nhất lịch sử báo chí Hàn Quốc.
Chosun không đăng tin đính chính. Nhưng họ đã xin lỗi về sự cố này vào tháng trước, khi kỷ niệm 100 năm thành lập tờ báo. Ông Kim Nhật Thành qua đời vì đau tim vào tháng 7/1994.
Chosun cũng xin lỗi về việc từng đăng tin vào năm 2013 rằng ca sĩ Hyon Song-wol đã bị xử tử. Hyon tái xuất vào tháng 5/2014 và hiện được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên, tháp tùng Kim Jong-un tới một số hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Cũng có những thông tin thất thiệt về em gái Kim Jong-il là Kim Kyong-hui, cô ruột ông Kim Jong-Un. CNN tháng 5/2015 trích dẫn một người đào tẩu khỏi Triều Tiên nói rằng bà đã qua đời do cú sốc người chồng bà, ông Jang Song-Thaek, người quyền lực thứ 2 của chế độ đã bị người cháu Kim Jong-Un xử tử sau 2 năm cầm quyền. Người phụ nữ 73 tuổi đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong gần 6 năm hồi tháng một, ngồi gần vợ Kim Jong-un trong một buổi hòa nhạc.
Hình ảnh này khiến cho cộng đồng tình báo Mỹ, Hàn phải bẽ mặt
Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, cũng là chủ đề của nhiều tin đồn thất thiệt. Năm 2004, một vụ nổ lớn tại nhà ga đường sắt Triều Tiên ở sát biên giới với Trung Quốc làm dấy lên tin đồn về âm mưu ám sát Kim Jong-il, vì đoàn tàu chở ông đã đi qua vài giờ trước đó trên đường trở về từ Bắc Kinh. Vụ nổ là do hai đoàn tàu chở nhiên liệu đâm nhau, được cho là khiến nhiều người thương vong nhưng vụ va chạm không được xác nhận liên quan đến lịch trình di chuyển của Kim Jong-il.
“Không thể nắm được thông tin về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên trong thời gian thực”, Nam Sung-wook, cựu giám đốc trung tâm nghiên cứu thuộc cơ quan tình báo Hàn Quốc, nói. Giới chuyên gia và các quan chức Mỹ – Hàn miêu tả Triều Tiên như “hố đen” thông tin tình báo.
Thae Yong-ho, nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên đã đào tẩu 4 năm trước, cho biết ngay cả các quan chức cấp cao nhất trong chính quyền “cũng không biết nơi ở của gia đình Kim Jong-un”.
Các phương tiện thu thập thông tin tình báo khác, bao gồm sử dụng hình ảnh vệ tinh, có thể không hiệu quả vì Bình Nhưỡng biết họ bị theo dõi. “Đó là lý do họ luôn sử dụng nhiều chiến thuật đánh lừa để che giấu nơi ở của Kim Jong-un”, Thae nói.
Bitcoin đóng một vai trò quan trọng đối với chính phủ Triều Tiên
Mức độ tiếp cận công nghệ của Triều Tiên cũng không thể xác định, nhưng có một điều chắc chắn: quốc gia này là fan hâm mộ Bitcoin, tài sản mã hóa và công nghệ blockchain.
Bằng chứng là Triều Tiên đã tổ chức một loạt các sự kiện blockchain, dẫn đến Virgil Griffith (một thành viên nổi bật của cộng đồng Ethereum) bị bắt giữ và truy tố do đến tham gia nói chuyện tại một trong những hội nghị này.
Dưới đây là một số bằng chứng khác cho thấy Triều Tiên và Bitcoin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Theo hãng tin Reuters công bố vào tháng 8/2019 dựa trên báo cáo của U.N, Triều Tiên đã thực hiện chiến dịch Cyberattacks và lấy cắp đến 2 tỷ đô tiền điện tử để phục vụ cho chương trình vũ khí. Một số tiền khủng khiếp.
- Theo Independent, Triều Tiên đang nắm giữ 679 triệu đô la Bitcoin cùng các đồng tiền điện tử khác.
- Vào tháng 4/2019, Triều Tiên đã lần đầu tổ chức hội nghị về Blockchain, và gần đây nhất vào 22-29/2 hội nghị sẽ tiếp tục được tổ chức. Theo Reuters, những bài thuyết trình tại hội nghị “chứa đựng nội dung thảo luận cụ thể về tiền điện tử dùng để né các lệnh trừng phạt và để rửa tiền”.
- Truyền thông thế giới và các công ty phân tích dữ liệu blockchain cũng liên tục đưa các thông tin khẳng định đây là một cường quốc đào Bitcoin, họ có những nhà máy lớn bí mật sử dụng than đá để đào coin.
Như vậy, có thể thể thấy chính phủ có mối quan tâm đặc biệt đến Bitcoin. Còn việc họ sỡ hữu bao nhiêu Bitcoin thì đó vẫn là điều bí ẩn.
Tất nhiên, việc chủ tịch Kim Jong-Un bình an vô sự là một tin tốt lành với thị trường crypto, bởi sẽ không có một đợt bán tháo nào sảy ra cả.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.