Sự phát triển vượt bậc của tài chính phi tập trung vào năm 2020 đã làm lộ ra nhiều điểm yếu trên mạng Ethereum. Mặc dù blockchain Ethereum là một trong những cơ sở hạ tầng an toàn nhất và được coi là ‘thiện chiến’ nhất, chi phí gas cao và các vấn đề về khả năng mở rộng đã khiến một số dự án phải đổi mới thay vì chờ đợi Ethereum 2.0.
Các giải pháp layer 2 gần đây đã trở nên nổi tiếng khi các công ty nỗ lực giảm phí gas và thúc đẩy khả năng mở rộng Ethereum bằng cách chuyển giao dịch sang sidechain.
Polygon (trước đây là Matic Network) dự định xây dựng “hệ thống đa chuỗi” sử dụng các giải pháp như Optimistic Rollups, xkRollups và Validium. Một số cố vấn mô tả cách tiếp cận của Polygon là chiến lược hoạt động như “Polkadot trên Ethereum” và cạnh tranh với dự án nguồn mở do Web3 Foundation thành lập.
Theo CoinMarketCap, một đợt tăng giá vào tháng 2/2021 đã khiến token DOT của Polkadot trở thành token lớn thứ 4 theo tổng vốn hóa thị trường. Quá trình gia tăng bắt đầu sau khi Polkadot phát hành lộ trình triển khai para chain và lưu ý rằng nó đang trong giai đoạn thử nghiệm Rococo.
Polygon và Polkadot là 2 trong số các giải pháp layer 2 nổi bật nhất dựa trên Ethereum tập trung vào việc thay đổi hệ sinh thái Ethereum.
Việc tìm hiểu lịch sử, trọng tâm và cấu trúc của cả hai dự án là rất quan trọng đối với những người tò mò muốn biết thêm về “câu chuyện phức tạp” của Ethereum.
Polkadot & Polygon: Lịch sử và bối cảnh
Polkadot hoạt động trên một mạng lưới đa chuỗi đã shard (phân đoạn) – được gọi là parachain – để xử lý các giao dịch song song trên các chuỗi nhỏ hơn. Nhiều dự án của Polkadot được xây dựng trên khung Substrate, cho phép các nhà phát triển dApp tập trung nhiều hơn vào khía cạnh kinh doanh thay vì xây dựng và vận hành một blockchain.
Gavin Wood, đồng sáng lập và là nhà phát triển cốt lõi của Ethereum, cho biết ý tưởng về Polkadot nảy sinh vào đầu năm 2016 khi anh ấy chờ đợi các thông số kỹ thuật sharding của Ethereum 2.0 được củng cố. Wood rời Ethereum vào tháng 1/2016 và hoàn thành bản thảo white paper đầu tiên của Polkadot vào tháng 10 cùng năm. Lần bán token đầu tiên vào tháng 10/2017 của Polkadot đã thu về khoảng 145 triệu đô la.
Polkadot đã công bố Proof of Concept đầu tiên của mình và nâng cấp thành công giao thức on-chain vào năm 2018. Mạng PoS chính thức ra mắt vào tháng 5/2020 và Wood nhận xét rằng dự án là “ván cược lớn nhất trong hệ sinh thái này chống lại chủ nghĩa tối đa chuỗi”.
Trong khi đó, Polygon được khởi động vào năm 2017. Nhóm viết về tầm nhìn “giúp tạo ra một thế giới mở, tốt đẹp hơn, chủ yếu bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng Ethereum”.
Kể từ năm 2017, nhóm đã giới thiệu hơn 80 ứng dụng, bao gồm Polymarket, Neon District và Skyweaver, cung cấp tổng thể khoảng 7 triệu giao dịch trên 200,000 địa chỉ người dùng.
Trong quá trình đó, Matic Network đã triển khai Mactic PoS Chain – sidechain Ethereum được bảo mật bằng PoS và Matic Plasma Chains – “Layer 2 trên Ethereum sẵn sàng sản xuất”.
Sau khi đổi tên thành Polygon vào tháng 2/2021, nhóm giải thích trong một bài đăng trên blog rằng thực thể là “nền tảng dễ sử dụng, có cấu trúc tốt đầu tiên để mở rộng quy mô Ethereum và phát triển cơ sở hạ tầng”.
Polygon SDK làm cơ sở cho Polygon. Khung linh hoạt hỗ trợ xây dựng bảo mật (Chuỗi layer 2). Giao thức này lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu bảo mật cao và các nhóm cảm thấy khó khăn trong việc thiết lập pool trình xác thực phi tập trung và an toàn.
SDK cũng hỗ trợ việc xây dựng các chuỗi độc lập, mang lại mức độ độc lập và linh hoạt cao cũng như khả năng kế thừa một phần bảo mật của Ethereum.
Nhìn chung, Polygon “biến Ethereum thành một giải pháp đa chuỗi chính thức một cách hiệu quả”.
Theo nhóm Polygon, bất chấp việc đổi thương hiệu, các giải pháp và triển khai Matic hiện vẫn hoạt động đầy đủ. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng các cấu trúc như Matic PoS Chain và Matic Plasma Chains sẽ tiếp tục được phát triển như các thành phần Polygon thiết yếu.
Polkadot & Polygon: Tìm hiểu chức năng đa chuỗi
Sandeep Nailwal, đồng sáng lập Matic và Polygon, giải thích cách tiếp cận mới của Polygon là kết hợp nhiều cơ chế liên quan đến khả năng tương tác, như hệ thống nhắn tin không đồng bộ và ‘tổng hợp lớp phủ’ tiềm năng kết hợp các nền tảng Layer 2.
Một lộ trình tập trung vào tổng hợp được Polygon tán thành sẽ liên quan đến các giải pháp layer 2 được các shard kết nối. Khả năng tương tác dễ dàng với Ethereum sẽ mang lại lợi ích lớn cho các dApp mong muốn khả năng tổng hợp dễ dàng và những người đang muốn mở rộng quy mô.
Gavin Wood đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn về cách mà Polkadot quan tâm đến hoạt động như một giao thức meta “với mức độ trừu tượng thấp hơn Ethereum, tức là mức hợp đồng thông minh… cụ thể hơn là hợp tác off-chain, on-chain thay vì tương tác trong hợp đồng thông minh”.
Ưu điểm của việc xây dựng Polygon như một phần không thể thiếu của hệ sinh thái Ethereum là nó có thể được hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng của Ethereum trong khi gặt hái được phần thưởng về tính bảo mật vốn có của giao thức. Polygon duy trì khả năng kết hợp mọi giải pháp mở rộng hoặc cơ sở hạ tầng Ethereum (đã là hệ thống đa chuỗi lớn nhất trên thế giới).
Quan sát các layer 2 khi DeFi tiếp tục bùng nổ
Giá trị của ETH tiếp tục tăng khi tài chính phi tập trung phát triển mạnh. Việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp layer 2 mở ra một lượng lớn không gian trong hệ sinh thái tiền điện tử để cải thiện các ứng dụng và cơ sở hạ tầng.
Vì Ethereum 2.0 vẫn còn rất xa (với Giai đoạn 1.5 dự kiến ra mắt sau 12 tháng nữa hoặc lâu hơn), các dự án như Polkadot và Polygon đại diện cho các giải pháp layer 2 hiệu quả để khắc phục những trở ngại lớn của Ethereum.
Khi so sánh trực tiếp, cơ sở hạ tầng đa chuỗi của Polygon và khả năng hưởng lợi đầy đủ từ các hiệu ứng mạng của Ethereum thay vì hoạt động như một hệ sinh thái cạnh tranh mang lại cho dự án lợi thế đáng kể so với các hệ thống khác.
- Bitcoin, PlanB và siêu chu kỳ Saylor
- Hai địa chỉ Ethereum hàng đầu khóa 17 tỷ đô la trong các hợp đồng thông minh
- Cuộc đua staking: Ethereum vẫn chậm chân so với các đối thủ
Thùy Trang
Theo Bitcoinist