Hành động tấn công của Trung Quốc vào Bitcoin là một phần trong cuộc đấu tranh rộng lớn hơn để thúc đẩy sự đổi mới trong khi duy trì quyền kiểm soát.
Mỗi vụ sụp đổ của Bitcoin đều có nhiều lý do. Trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại (tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm 40% trong vòng chưa đầy 2 tuần), mối đe dọa đàn áp tiền điện tử gần đây của Trung Quốc chắc chắn là một trong các nguyên nhân đó. Nhưng việc tạo ra một sự cố như vậy hoàn toàn là tác dụng phụ của câu chuyện rộng lớn hơn nhiều: nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ cuộc sống tài chính của các cá nhân Trung Quốc.
Trong vòng một đến hai năm qua, các nhà cầm quyền của Trung Quốc đã thực hiện một loạt động thái được thiết kế rõ ràng để kìm hãm, không phải đối với tiền điện tử cụ thể mà đối với các hệ thống tài chính mở nói chung. Điều đó bao gồm sự kìm kẹp đối với Jack Ma, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, cũng như sự phát triển của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, được cho là có các tính năng giám sát và kiểm duyệt tích hợp sẵn.
Trước đây, sự lưỡng lự về tiền điện tử của Trung Quốc dường như có một phần để bảo vệ dân chúng khỏi những trò gian lận và trộm cắp. Nhưng trong bối cảnh hoạt động kiểm soát tài chính ngày càng rộng rãi này, vòng hạn chế mới nhất có thể được coi là bước ngoặt khi nhà nước chuyển trọng tâm từ bảo vệ người dân sang bảo vệ quyền lực của chính mình.
Vào ngày 18/5, Trung Quốc đã nhắc lại những hạn chế tiền điện tử hiện có đối với các ngân hàng và nhà cung cấp thanh toán. Vào thứ 6 ngày 22/5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã chủ trì một cuộc họp của ủy ban quản lý tài chính quan trọng. Trong một tuyên bố sau đó, ông và ủy ban đã kêu gọi đàn áp “các hoạt động khai thác và kinh doanh tiền điện tử” ở Trung Quốc. Tuyên bố về khai thác và giao dịch được cho là mới và đáng chú ý khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc đang ở vị trí quyền lực hiện tại.
Những tin tức này đã có tác động ngay lập tức. Bằng chứng là các doanh nghiệp khai thác, bao gồm HashCow và BTC.TOP, bắt đầu ngừng hoạt động vào thứ 2, như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo. Các tin đồn rải rác cho thấy miner Trung Quốc đang chuyển đến nhiều địa điểm lân cận, bao gồm cả Kazakhstan, và thiết bị khai thác đang được trưng bày tại các cuộc đấu giá địa phương với số lượng lớn.
Theo thống kê, hash rate mạng của Bitcoin (thước đo số lượng và sức mạnh của các máy khai thác Bitcoin) cũng giảm khoảng 15% trong tuần qua. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ một phần nhỏ trong số đó là do thay đổi chính sách của Trung Quốc, vì giá Bitcoin giảm luôn đẩy miner ít lợi nhuận hơn ra khỏi mạng trên toàn thế giới. Matthew Graham của quỹ đầu tư blockchain tập trung vào Trung Quốc Sino-Global Capital nói rằng hash rate giảm không phải do cuộc đàn áp.
Có thể nhận thấy điều kỳ lạ trong khoảng thời gian ông Lưu Hạc đưa ra tuyên bố. Không có luật nào được thông qua cũng như không có quy trình lập pháp chính thức nào được đưa ra. Chỉ là một tuyên bố từ cuộc họp của ủy ban, dưới dạng khuyến nghị chính sách đơn thuần. Ở Hoa Kỳ, tuyên bố như vậy sẽ được coi là cơ hội để nhà lập pháp khẳng định vị trí hoặc một cách để báo hiệu các công ty chuẩn bị cho sự thay đổi trong tương lai.
Nhưng ở Trung Quốc, tuyên bố thường được xem như chính sách: tuyên bố ngay lập tức về hiện trạng mới. Đó là lý do tại sao miner Trung Quốc bắt đầu ngừng hoạt động trong vòng vài ngày kể từ ngày ủy ban tuyên bố, thay vì chờ đợi bất kỳ quy trình chính thức nào khác.
Những rủi ro như vậy đã bộc lộ rõ ràng vào tháng 11 năm ngoái, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc gây hấn với một trong những người đàn ông quyền lực nhất hành tinh, Jack Ma, người sáng lập AliBaba. Khi đó, Ma đã sẵn sàng thực hiện IPO của Ant Group, một nhánh fintech của AliBaba. Tuy nhiên, ngày 6/11, vào thời điểm gần như là phút cuối cùng trước sự kiện, các nhà chức trách đã hủy bỏ IPO dự kiến trị giá 34 tỷ đô la. Ngoài thiệt hại của nhà đầu tư, sự can thiệp đó còn khiến bản thân Ma thiệt hại hàng tỷ đô la.
Jack Ma – Cha đẻ AliBaba
Lý do được đưa ra là cần sự giám sát chặt chẽ hơn về mặt quy định đối với thị trường tài chính và công nghệ, có lẽ bao gồm cả ứng dụng Alipay cực kỳ phổ biến của Ant Group, đi trước cả Apple Pay và các dịch vụ tương tự. Nhưng đó cũng được coi là hành động mang tính phản pháo Jack Ma khi chỉ một tháng trước IPO, anh đã có bài phát biểu chỉ trích mạnh mẽ nhà quản lý tài chính Trung Quốc.
Ma biến mất bí ẩn trong ba tháng sau đó; cuối cùng anh ấy cũng xuất hiện trở lại trong một đoạn video ngắn vào tháng 1/2021. Một nhà quan sát đã mô tả đoạn clip ngắn đó “giống như đoạn video con tin” và có thể gần như đúng theo nghĩa đen. Nếu đúng vậy thì đây là cách đối xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với một người đàn ông có giá trị tài sản ròng khoảng 46 tỷ đô la, ngay khi anh ta trông giống như mối đe dọa đối với sự kiểm soát của họ.
Một điều gì đó tương tự cũng đã xảy ra với Justin Sun mặc dù nhẹ hơn và ít kỳ lạ hơn, sau khi anh ta trả 4,6 triệu đô la để ăn trưa với Warren Buffet. Sun đã chào mời bữa trưa như một chiến thắng từ trước, kéo theo sự hoài nghi khi Sun sau đó tuyên bố rằng anh ấy phải trì hoãn vì bệnh sỏi thận.
Tuy nhiên, Sun cho biết mình đã bình phục vào ngày hôm sau. Báo cáo sau đó cho thấy căn bệnh thực sự là do áp lực nặng nề từ Trung Quốc, buộc Sun hủy bữa trưa. Trong một phụ đề cho bài báo của mình, The New York Times đã thẳng thừng mô tả Trung Quốc là nơi “mà các giám đốc điều hành đôi khi biến mất”.
Theo tin tức, Sun sau đó đã xin lỗi vì quá xấu hổ ở vị trí người quảng bá cho công ty của mình. Một số người coi đây là dấu hiệu cho thấy Sun bị trừng phạt phần lớn từ nỗ lực chống lừa đảo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thời điểm mà rất nhiều người Trung Quốc đang bị gạt bởi các âm mưu kim tự tháp và trò gian lận khác. Bữa tối cuối cùng đã không được phép diễn ra cho đến tháng 2/2020.
Sự thật về tiền điện tử ở Trung Quốc
Tất cả điều này nói lên hai sự thật quan trọng cần nhớ về Trung Quốc và tiền điện tử.
Đầu tiên là bối cảnh quy định. Khi quan sát từ xa, Trung Quốc có thể giống một quốc gia nhà nước hiện đại vận hành theo pháp quyền. Nhưng xét cho cùng, nó vẫn là một nhà nước độc đảng chuyên chế và điều đó ngày càng gia tăng trong thập kỷ qua. Điều đó có nghĩa là việc thay đổi lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc Tập Cận Bình không nhất thiết phải thông qua bất kỳ quy trình lập pháp thực sự nào để trở thành quy tắc mới trên cơ sở chính sách. Thay vào đó, những gì sẽ được coi là tín hiệu không chính thức hoặc sơ bộ ở nơi khác – chẳng hạn như biên bản hội đồng – được coi như nguyên tắc chỉ đạo và được mọi CEO thi hành ngay lập tức nếu không muốn chìm trong ngục tối theo đúng nghĩa đen.
Một cách giải thích về điều này theo người dùng Twitter: Việc hoạch định chính sách của Trung Quốc là “thử nghiệm”, cho phép linh hoạt hơn cách tiếp cận dựa trên pháp quyền – bởi vì tất cả những tuyên bố này có thể bị đảo ngược bất cứ lúc nào. Nhưng nó cũng có nghĩa là các doanh nhân khu vực tư nhân thiếu các điều kiện có thể đoán trước để lập kế hoạch. Nhìn chung, khó có thể suy luận quy trình xử lý thiếu dân chủ của Trung Quốc làm tăng rủi ro và biến động kinh doanh ở đó.
Thứ hai và có liên quan mật thiết, Trung Quốc đang tham gia vào một nỗ lực rộng lớn hơn nhiều để tạo nền kinh tế đổi mới trong một xã hội chuyên chế. Trường hợp của Ant Group cho thấy điều đó khó khăn như thế nào: Liệu các nhà đổi mới có phải đánh giá chính xác mức độ họ dám đổi mới hay không, trong khi không dựa vào luật và chính sách rõ ràng, mà là cảm giác tồi tệ hơn về tâm lý phổ biến trong giới lãnh đạo của Trung Quốc tại bất kỳ thời điểm nào? Họ dường như đang tiến gần hơn đến việc quyết định tiền điện tử không hoàn toàn tương thích với họ, nhưng trên tất cả, điều đó có nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho những người đổi mới trong các xã hội tự do hơn.
Những động thái mới của Trung Quốc có thể biện minh cho sự thận trọng trong ngắn hạn của các nhà đầu tư tiền điện tử toàn cầu – ít nhất có vẻ như đã cải tổ lại sân chơi. Nhưng nếu có, mô hình rộng hơn cho thấy lý do tại sao Bitcoin và tiền điện tử lại quan trọng và hấp dẫn về lâu dài như vậy. Khi ngay cả một tỷ phú đô la như Jack Ma có thể bị loại khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào, một hệ thống mà không ai kiểm soát càng trở nên có giá trị hơn.
Disclaimer: Bài viết được dịch lại từ Coindesk, chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư hay hàm ý chính trị. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Mỹ và Châu Âu có thể tận dụng lợi thế khi Trung Quốc phán quyết án tử cho Bitcoin không?
- Các miner Bitcoin Trung Quốc đang phải chịu tác động lớn trong bối cảnh quy định không chắc chắn
- Chia Network huy động thành công 61 triệu đô la trong vòng gọi vốn Series D, định giá 500 triệu đô la và hướng tới IPO
Đình Đình
Theo Coindesk