Thị trường Bitcoin đã trở thành chiến trường giữa phe bò và phe gấu, khi phân tích tâm lý on-chain của những người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn.
Tuần trước, giá Bitcoin đã củng cố trong phạm vi giao dịch $9.430. Giá mở cửa tuần ở mức thấp $31.327 và chạm mức cao nhất là $40.757, trước khi giao dịch trở lại các mức thấp. Dự kiến sẽ có một khoảng thời gian củng cố khi thị trường đi vào giai đoạn bán tháo ấn tượng như hồi giữa tháng 5.
BTC/USD 5 ngày qua | Nguồn: Tradingview
Câu hỏi đầu tiên trong tâm trí các nhà đầu tư là liệu xu hướng thị trường gấu có đang diễn ra hay không, hay liệu thị trường đã quay trở lại phạm vi tái tích lũy? Bài viết này sẽ đánh giá hành vi chi tiêu on-chain của những người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn để đánh giá tâm lý tương đối của họ.
Giá Bitcoin trong tuần 22 | Nguồn: Glassnode
Tiếp cận ngưỡng gây thiệt hại
Cấu trúc thị trường hiện tại khá hấp dẫn, vì giá Bitcoin 5 tháng trước (ngưỡng xác định người nắm giữ dài hạn: 155 ngày) chỉ thấp hơn một chút so với hiện tại. Do đó, người nắm giữ dài hạn ít nhiều đang sinh lời (tích lũy trước năm 2021), trong đó người mua từ cuối tháng 12/đầu tháng 1 đang ở mức bằng hoặc xấp xỉ chi phí họ đã bỏ ra. Ngược lại, người nắm giữ ngắn hạn nắm giữ hầu hết các coin đang thua lỗ chưa thực hiện.
Tóm lại, bằng cách sử dụng các công cụ thống kê, có 2 nhóm người nắm giữ coin dựa trên thời gian kể từ khi coin được chuyển lần cuối cùng:
– Người nắm giữ ngắn hạn (STH) thường được xem là những người mới tham gia thị trường nắm giữ coin dưới 155 ngày.
– Người nắm giữ dài hạn (LTH) thường được gọi là hodler, tiền thông minh và những người này nắm giữ các coin từ 155 ngày trở lên.
Sử dụng cách phân loại này, bài viết thiết lập tỷ lệ nguồn cung được nắm giữ bởi STH so với LTH và xa hơn nữa là có bao nhiêu coin trong số đó hiện đang có lãi hoặc đang thua lỗ. Vì phạm vi giá giao dịch hiện tại rất gần với mức giá cách đây 155 ngày nên chúng ta cũng có thể thấy rằng một phần nhỏ LTH hiện đang thua lỗ, được hiển thị tại vùng màu xanh lam nhạt trong biểu đồ bên dưới.
Biểu đồ lãi và lỗ tương đối của LTH và STH | Nguồn: Glassnode
Số liệu thống kê chính về động lực nguồn cung hiện tại trong biểu đồ trên:
– LTH có lợi nhuận (màu xanh lam đậm) chiếm 69% tổng nguồn cung BTC. Điều này về cơ bản đại diện cho tất cả người mua trước năm 2021.
– LTH bị thua lỗ (màu xanh lam nhạt) chiếm 0,5% tổng nguồn cung BTC, mua từ những ngày cuối cùng của năm 2020 và đầu tháng 1 năm 2021. Nếu giá tiếp tục dao động trong vùng này trong 1 tháng (hoặc giảm thấp hơn), độ dày của vùng màu xanh lam nhạt sẽ cho biết có bao nhiêu người mua từ tháng 1 tiếp tục HODL coin của họ.
– Nhìn chung, LTH (mũi tên màu trắng) đã trở lại mức tích lũy. Điều này cho thấy những người mua sớm trong thị trường tăng giá (giá <$30k) đã HODL một lượng nguồn cung hợp lý và nếu xu hướng này tiếp tục, có thể cho thấy squeeze nguồn cung dài hạn đang diễn ra.
– STH có lợi nhuận (màu đỏ sẫm) chỉ nắm giữ 4,5% nguồn cung BTC, giảm đáng kể từ hơn 30% vào giữa tháng 4 ở mức giá ATH $64k. Điều này cho thấy khoảng 26% nguồn cung hiện đang thua lỗ.
– Do đó, STH thua lỗ (màu đỏ nhạt) giữ 26% nguồn cung tại mức lỗ chưa thực hiện. Nhóm này là nguồn gây áp lực bán ra nhiều nhất hiện nay và trong tương lai.
Trong phần thông tin chi tiết mới nhất, các nhà phân tích Glassnode thảo luận về Lãi và lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL) cho cả hai nhóm để thiết lập các điểm gây thiệt hại đối với họ. Đánh giá được đưa ra là STH đã bán khối lượng lớn coin, tuy nhiên có thể nguồn cung bên bán sẽ tiếp tục tăng. Mặt khác, phần lớn LTH vẫn có lợi nhuận, tuy nhiên NUPL đang tiến gần đến ngưỡng 0,75. Trong các chu kỳ trước, điều này đã báo hiệu khởi đầu của các xu hướng giảm giá hơn khi LTH thu lợi nhuận chưa thực hiện còn lại.
Lãi và lỗ ròng chưa thực hiện của holder Bitcoin ngắn hạn và dài hạn | Nguồn: Glassnode
Mô hình chi tiêu
Như vậy, có thể thấy rất nhiều nhà đầu tư Bitcoin đang thua lỗ và mọi thứ có vẻ khá tồi tệ.
Tuy nhiên, sau khi thiết lập các điểm gây thiệt hại tiềm năng cho thị trường, có thể quan sát các hành vi chi tiêu thực tế on-chain để xác minh xem liệu giới nhà đầu tư đang thực hiện hành động thua lỗ trên giấy tờ hay đang bị các nến đỏ làm cho kinh hãi.
Chỉ số Tuổi thọ đầu ra chi tiêu trung bình (ASOL) cung cấp thông tin chi tiết về độ tuổi trung bình của tất cả các Đầu ra giao dịch chưa chi tiêu (UTXO) đã chi tiêu trong ngày đó. Đối với biểu đồ bên dưới, các nhà phân tích đã áp dụng đường EMA 7 ngày để nhấn mạnh hành vi chi tiêu gần đây, đồng thời giảm nhiễu hàng ngày.
– Giá trị ASOL cao có nghĩa là các coin cũ đang được di chuyển và phân phối.
– Giá trị ASOL thấp cho thấy các coin cũ vẫn còn HODL và không hoạt động.
Có hai quan sát chính liên quan đến hành động giá gần đây:
1. Các coin cũ hơn gia tăng đột biến trong hành vi chi tiêu vào đầu tháng 5, có thể là do phân phối một phần (tiền thông minh có lẽ đã lường trước được diễn biến suy yếu) và cũng như xoay vòng vốn xang altcoin (ETH tăng giá gấp đôi trong thời gian này).
2. Trong đợt bán tháo, ASOL đã giảm đáng kể, trở lại mức dưới phạm vi tích lũy xuất hiện khi giá đạt từ $50k đến $60k. Điều này cho thấy LTH đã không hoảng sợ bán, đầu hàng và thay vào đó, chủ yếu HODL thông qua đợt giảm giá.
Biểu đồ Tuổi thọ đầu ra chi tiêu trung bình của Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Hai chỉ số tuổi thọ khác là số ngày tuổi thọ coin bị phá hủy (Coin Days Destroyed – CDD) và thời gian bất động (Dormancy) cũng cho kết quả tương tự. Các coin cũ hơn dường như vẫn không hoạt động (giá trị thấp) mặc dù giá giảm 50% so với ATH.
– CDD đại diện cho tổng tuổi thọ của coin ngày đó.
– Thời gian bất động điều chỉnh CDD cho khối lượng on-chain hiển thị tuổi thọ của coin đã chi tiêu trên mỗi đơn vị BTC.
– Giá trị cao thường báo hiệu giảm giá do các coin cũ được chi tiêu và phân phối.
– Các giá trị thấp nhìn chung là tăng giá do các coin cũ vẫn không hoạt động và quá trình tích lũy đang diễn ra.
Thời gian bất động và CDD của Bitcoin được điều chỉnh theo thực thể | Nguồn: Glassnode
Như đã thấy trong biểu đồ ASOL, tổng số tuổi thọ của các coin đã chi tiêu thực sự giảm xuống bằng hoặc dưới mức trước thị trường bò năm 2020. Điều này xác nhận các coin cũ đang được giữ vững trên ngăn xếp và phần lớn chi tiêu là của những người nắm giữ các coin tương đối mới.
Điều mà ba số liệu này chỉ ra là những người nắm giữ lâu dài không vội vã thoát ra. Nếu ASOL/CDD/thời gian bất động tiếp tục có xu hướng thấp hơn, nó sẽ tương tự như các phạm vi tích lũy trước đó vì các coin cũ vẫn không hoạt động và những người yếu tay tiếp tục bán cho những người mạnh hơn. Ngược lại, nếu các chỉ số này bắt đầu có xu hướng cao hơn, điều đó có thể cho thấy các coin cũ đang được chi tiêu một lần nữa tạo ra thêm áp lực bán.
Vậy, ai đang bán?
Cho đến nay, có thể xác định rằng các coin cũ đang được chi tiêu ít hơn bình thường. Tuy nhiên, giá đang giảm và số dư trên sàn giao dịch vẫn tăng lên. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đang thống trị hoạt động bán?
Chỉ số nguồn cung thanh khoản và kém thanh khoản cho thấy trong suốt tháng 5, tổng cộng 155k BTC đã chuyển từ trạng thái kém thanh khoản (HODLed) sang thanh khoản hoặc thanh khoản cao, cung cấp ước tính về tổng áp lực bán. Điều này sẽ tính cho cả LTH và STH, những người đã chi tiêu coin trước đây được giữ trong các ví tương tự như kho lạnh.
Biểu đồ nguồn cung thanh khoản và kém thanh khoản | Nguồn: Glassnode
Mức độ thanh toán on-chain bằng đô la Mỹ cũng rất gần với ATH trong tuần trước với hơn $55 tỷ được xử lý mỗi ngày. Con số này nhiều hơn khối lượng cao nhất năm 2017 là 60%. Do đó, không thể phủ nhận rằng một lượng lớn coin đang di chuyển.
Biểu đồ thay đổi khối lượng đã điều chỉnh | Nguồn: Glassnode
Nếu xem xét Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi tiêu (SOPR) được lọc cho STH, chúng ta có thể thấy rằng STH tiếp tục nhận thua lỗ bằng cách chi tiêu coin đã tích lũy với giá cao hơn ở mức giá thấp hơn như hiện tại. Chỉ số này sẽ duy trì dưới 1,0 trong thời gian dài khi có hành vi đầu hàng rộng rãi. Với suy nghĩ này, cấu trúc thị trường hiện tại có thể so sánh với sự kiện đầu hàng vào tháng 3 năm 2020.
Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi tiêu của người nắm giữ ngắn hạn | Nguồn: Glassnode
Chúng ta cũng có thể xem xét khối lượng chuyển BTC on-chain đang sinh lời (mua thấp hơn, LTH) so với thua lỗ (mua cao hơn, STH). Có một số quan sát chính từ biểu đồ bên dưới, phần lớn xác nhận đa số chi tiêu và áp lực bán là do những người nắm giữ ngắn hạn thúc đẩy:
– Những người nắm giữ dài hạn rõ ràng đã thu lợi nhuận trong đợt tăng đầu năm 2020 từ $10k đến $42k, sau đó chi tiêu của họ đạt mức cơ bản khá ổn định.
– Các mô hình chi tiêu của LTH dường như không bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo gần đây, và trên thực tế, “biến động” của khối lượng chi tiêu đã thực sự giảm xuống. Điều này cho thấy LTH nói chung không muốn thanh lý coin với mức giá giảm.
– Mặt khác, STH đã tăng chi tiêu lên hơn 5 lần trong đợt bán tháo này với mức chi tiêu tối đa gần với mức giá thấp nhất hiện tại của thị trường.
Tổng khối lượng chuyển BTC lãi hoặc lỗ | Nguồn: Glassnode
Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh nguồn cung được nắm giữ bởi ba bên chính: Người nắm giữ ngắn hạn (màu xanh lam), Người nắm giữ dài hạn (màu xanh lá cây) và miner (màu cam).
– Người nắm giữ ngắn hạn đang phân phối.
– Người nắm giữ dài hạn đang HODL và tích lũy.
– Miner đang tích lũy.
Không nghi ngờ gì nữa, cách mô tả đúng nhất cấu trúc thị trường hiện tại là chiến trường giữa phe bò và phe gấu với xu hướng rõ ràng đang hình thành giữa các nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Đây là trận chiến thuyết phục HODLer và sức mua ngay lập tức.
Nguồn cung do LTH, STH và Miner nắm giữ | Nguồn: Glassnode
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Tỷ phú Ray Dalio nói rằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có thể cạnh tranh với Bitcoin
- Pool khai thác Bitcoin của Marathon sẽ “ngừng lọc giao dịch”, Marapool bắt đầu phát tín hiệu cho Taproot
- Bitcoin đang tiến đến điểm tốt nhất cho siêu chu kỳ chứ không phải bước vào chế độ ngủ đông
Minh Anh
Theo Glassnode