Trong một bài viết ngày 21/05 có tựa đề “Sự cám dỗ cũ của tiền mới” (The Old Allure of New Money), người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2013, Robert Shiller đã gọi tiền mã hóa là sự lặp lại mới nhất của các ý tưởng tiền tệ thay thế.
Shiller chỉ ra các loại tiền tệ thay thế đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử, ông nói rằng, “Những ý tưởng mới về tiền dường như ngày càng giống một cuộc cách mạng, kèm theo đó là những câu chuyện hấp dẫn, dễ hiểu.” Đầu tiên, Shiller đã đề cập đến khái niệm “giấy bạc lao động” của Josiah Warner. Vào năm 1827, Josiah đã mở một Cửa hàng Thời gian Cincinnati, nơi bán các sản phẩm theo giờ lao động. Thế nhưng ý tưởng này không kéo dài, vì cửa hàng đóng đã cửa vào năm 1830.
Nhà kinh tế học Yale cũng đề cập đến Karl Marx và Friedrich Engels, người đã đề xuất rằng điều kiện của chủ nghĩa cộng sản mà theo đó tài sản tư nhân bị loại bỏ, chắc chắn sẽ dẫn đến việc “bãi bỏ việc mua bán”.
Đến gần hơn với thời gian hiện đại, Shiller đề cập đến phong trào Đại suy thoái được gọi là “Technocracy”, được đề xuất để thay thế đồng đô la Mỹ sau đó là thay thế vàng với một thước đo năng lượng. Cuốn sách “ABC of Technocracy” đề xuất ý tưởng thành lập một nền kinh tế trên cơ sở năng lượng.
Và vào thời kỳ hiện đại, Shiller viết rằng tiền mã hoá, giống như những đơn vị tiền nhiệm của nó, được kết hợp với “sự khát khao sâu sắc của một cuộc cách mạng trong xã hội.”
Ông cũng nói rằng công chúng thiếu hiểu biết về cách mà các loại tiền mã hoá tạo ra sức hấp dẫn:
“Không ai ngoài các phòng khoa học máy tính có thể giải thích các hoạt động của tiền thuật toán. Điều bí ẩn đó tạo ra hào quang của sự độc quyền, mang lại sự quyến rũ cho đồng tiền mới và khiến những người ủng hộ nó có lòng nhiệt thành mang tính cách mạng”.
Shiller nhận ra rằng bản chất phân quyền của tiền mã hoá là một điểm thu hút chính cho những người vẫn đang coi chính phủ là “những kẻ điều khiển trên một chuyến tàu dài chứa đầy sự bất bình đẳng và chiến tranh”.
Tuy nhiên, ông kết luận rằng:
“Không yếu tố nào trong số những điều trên là mới mẻ, và như nhiều câu chuyện đổi mới tiền tệ trong quá khứ, một câu chuyện hấp dẫn thôi có thể chưa đủ”.
Robert Shiller, Eugene Fama, và Lars Peter Hansen được trao giải Nobel Kinh tế năm 2013 cho “phân tích thực nghiệm giá tài sản”. Shiller đã phát triển chỉ số Case-Shiller với đồng nghiệp Karl Case, hiện đang được Standard and Poor sử dụng cho Các dịch vụ tài chính.
Trong những tuần gần đây, tiền mã hoá đã bị công chúng chỉ trích công khai, đặc biệt là lời công kích từ các nhà công nghệ và tài chính như Bill Gates và Warren Buffet. Phó Chủ tịch Berkshire Hathaway Charlie Munger so sánh việc giao dịch và xử lý tài sản mã hoá với việc buôn bán nội tạng.
Một chuyên gia làm việc với Cointelegraph, luật sư kinh doanh quốc tế Andrea Bianconi đã nói rằng những lời chỉ trích bi quan và phóng đại như vậy nên được bác bỏ. Yêu cầu Phố Wall hiểu và nắm lấy cơ hội liên quan đến tài sản mã hoá chẳng khác gì yêu cầu một cầu thủ bóng bầu dục nhảy điệu múa cổ điển ‘pas des deux’.
Theo: TapChiBitcoin.vn/cointelegraph.com