Trang chủ Tạp chí COTI là gì?

COTI là gì?

COTI, viết tắt của từ Currency of the Internet (Tiền tệ của Internet) là dự án ra đời nhằm mục đích xây dựng mạng thanh toán phi tập trung và có thể mở rộng để tạo điều kiện cho nền thương mại toàn cầu hiệu quả.

Kết hợp các công nghệ sổ cái phân tán với giải pháp thanh toán truyền thống, COTI mong muốn thiết lập giải pháp thanh toán phi tập trung thế hệ tiếp theo với phương châm tin cậy, tức thì và tiết kiệm chi phí. COTI tạo sự khác biệt so với các giải pháp thanh toán khác bằng cách cung cấp giải pháp khá toàn diện bao gồm cơ chế ủy thác sáng tạo, hệ thống hòa giải phi tập trung, ví đa tiền tệ (fiat và crypto) và sàn giao dịch tiền tệ gốc.

Sổ cái phân tán của COTI dựa trên cấu trúc dữ liệu đồ thị định hướng không tuần hoàn (DAG), tương tự như công nghệ cơ bản của mạng IOTA. Sử dụng DAG, COTI cho phép hơn 10.000 giao dịch mỗi giây (TPS), nhiều hơn mức cần thiết (VISA có thể xử lý tối đa ~4.000 TPS).

Team bao gồm 27 thành viên làm việc toàn thời gian đang miệt mài nghiên cứu COTI và đã đưa ra cấu trúc chi tiết cho mạng tương lai của họ. COTI huy động ~30 triệu đô la thông qua ICO riêng tư và công khai.

Giới thiệu về COTI

Tính cấp thiết

Ngành công nghiệp thanh toán trực tuyến hiện có hơn 1,6 tỷ người dùng trên toàn thế giới với khối lượng giao dịch hàng năm vượt trên 3.265 nghìn tỷ đô la.

Theo các nghiên cứu gần đây, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 13,5% trong giai đoạn 2018-2022, mang lại tổng khối lượng giao dịch 5,411 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. Cùng với sự tăng trưởng về giá trị thị trường, ngành công nghiệp cũng đang thay đổi nhanh chóng. Các hình thức thương mại mới mọc lên như nấm và cán cân quyền lực trong ngành dần thay đổi.

Cùng với sự phổ biến rộng rãi của thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng, khối lượng thanh toán di động đang nhanh chóng tăng lên và dự kiến sẽ chiếm phần đáng kể trong thị trường thanh toán trực tuyến. Quá trình phát triển phi mã và những thay đổi của ngành đã làm tăng nhu cầu về hệ thống thanh toán nhanh hơn, dễ dàng hơn, có thể mở rộng và đáng tin cậy.

Vấn đề

Bất chấp thực trạng cạnh tranh gay gắt trong ngành thanh toán trực tuyến, cả thanh toán tiền kỹ thuật số hay thanh toán điện tử truyền thống vẫn chưa giới thiệu được một giải pháp toàn diện cho ngành. Trong khi các hệ thống thanh toán trực tuyến truyền thống (như PayPal và Visa) có khả năng mở rộng khối lượng giao dịch cao, với thời gian thực hiện nhanh chóng, chúng lại có các hạn chế lớn về phí giao dịch.

Ngành thanh toán trực tuyến hiện tại chủ yếu là giao dịch tiền tệ chéo và xuyên biên giới. Mặt khác, tiền kỹ thuật số có thể là một giải pháp thay thế khả thi, nhờ tiềm năng tạo điều kiện thanh toán với độ bảo mật cao hơn và phí giao dịch thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải đối mặt với nhiều thách thức về quy mô, tỷ lệ chấp nhận thấp trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến và giá của crypto rất dễ biến động. Cho đến nay, chưa đến 0,1% thanh toán trực tuyến được thực hiện bằng tiền kỹ thuật số.

Bảng dưới đây tóm tắt những lợi ích và hạn chế chính của hệ thống thanh toán truyền thống và tiền kỹ thuật số, cùng với các mục tiêu của COTI:

Thanh toán truyền thống Thanh toán tiền kỹ thuật số Mục tiêu của COTI
Quản trị – Tập trung – Phi tập trung – Phi tập trung
Khả năng mở rộng – 65.000 TPS

– Xác nhận tức thì

– 20 TPS

– Xác nhận trong 15 phút

– 10.000+ TPS

– Xác nhận tức thì

Độ tin cậy – Thấp, nhất là trong bối cảnh xuyên biên giới – Thấp – Cao, không phân biệt ngành hoặc khu vực tài phán
Bảo vệ người mua – người bán – Tập trung

– Tốn kém

– Không – Phi tập trung

– Hiệu quả

Phí giao dịch – Cao

– Tùy vào các loại

– Thường là thấp – Từ 0 đến thấp

– Tùy vào hành vi

Mô hình niềm tin – Dựa trên niềm tin (phụ thuộc vào bên thứ ba đáng tin cậy) – Không cần niềm tin (không phụ thuộc vào bên thứ ba đáng tin cậy) – Tạo ra niềm tin
Mức độ dễ sử dụng – Dễ sử dụng cho người mua và người bán – Phức tạp cho hầu hết người mua và người bán – Dễ sử dụng cho người mua và người bán
Tuân thủ – Hoàn toàn tuần thủ – Phần lớn không chịu sự điều chỉnh của pháp luật – Hoàn toàn tuần thủ

– Chào đón các quy định

Giải pháp: Hệ sinh thái COTI

Hệ sinh thái COTI bao gồm 4 nhóm người tham gia: người dùng cuối, nhà điều hành node, hòa giải viên và người bán. COTI được thiết kế với mục tiêu tạo ra một mạng thanh toán phi tập trung sẽ tích hợp ưu điểm của cả hai hệ thống thanh toán truyền thống và tiền kỹ thuật số (được nêu trong bảng trên). COTI bao gồm các thành phần sau:

Cluster

Thay vì sử dụng cơ sở dữ liệu dựa trên blockchain, sổ cái phân tán của COTI dựa trên DAG, mà họ gọi là Cluster. Trong các mạng hoạt động với DAG, mỗi giao dịch phải xác thực hai giao dịch trước đó để nó được xác nhận. Do đó, tỷ lệ xác nhận giao dịch tăng lên cùng với số lượng người dùng mạng. COTI nhận thấy DAG lý tưởng để đạt được các mục tiêu của họ, vì nó cho phép họ kết nối giao dịch đồng thời và không cần đồng bộ.

Cluster sẽ hoạt động dựa trên 3 loại node:

– Full Nodes: Các node này là cổng người dùng vào mạng. Họ chọn nguồn cho các giao dịch mới để gắn vào, thực hiện PoW và cho phép giao dịch mới gắn vào Cluster.

– Nodes DSP (ngăn chặn chi tiêu gấp đôi): Các node này lưu trữ bản sao cập nhật của Cluster tại bất kỳ thời điểm nhất định nào và giám sát giao dịch để giảm thiểu mọi khả năng xảy ra các cuộc tấn công chi tiêu gấp đôi. Để chạy một node DSP, phải gửi lượng lớn coin COTI vào một tài khoản đa chữ ký chuyên dụng. Tất cả các nhà khai thác node DSP đều được mạng COTI trả thù lao cho những nỗ lực của họ.

– Nodes lịch sử: Các node lưu trữ toàn bộ lịch sử của Cluster. Toàn bộ lịch sử tài khoản có thể được truy xuất từ các node lịch sử. Trong trường hợp node lịch sử không thể hoạt động vì bất kỳ lý do gì, máy chủ lịch sử của COTI có thể được sử dụng làm proxy.

Cơ chế chấm điểm tin cậy

COTI đã và đang triển khai một layer dữ liệu khác cho mọi người dùng: Trust Score (Điểm tin cậy). Những điểm số này là cơ chế chính để giao dịch mới, chưa được xác nhận chọn các giao dịch trước đó để xác thực nhằm đạt được sự đồng thuận xác nhận giao dịch.

Xác định điểm tin cậy: Ban đầu, điểm tin cậy của người tham gia được xác định bằng bảng câu hỏi chung và xác minh tài liệu. Theo thời gian, điểm tin cậy sẽ được tự động cập nhật theo (1) tính tích cực của người dùng (giá trị của các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định), (2) số lượng tranh chấp mà người tham gia có liên quan, (3) số tranh chấp đã được giải quyết có lợi cho bên tham gia đối tác (4) và xếp hạng mà các bên giao dịch khác đã chỉ định cho bên tham gia. Tuy nhiên, các thông số này không phải là tất cả.

Whitepaper (sách trắng) kỹ thuật của COTI cung cấp thêm chi tiết về các cơ chế được sử dụng để xác định điểm tin cậy. Điểm tin cậy là các giá trị tương đối từ 0 đến 100, với 100 là điểm cao nhất có thể. Nó cho biết người tham gia xếp hạng tương đối về nhau như thế nào trong mạng COTI, được đo lường bằng những đóng góp của họ đối với hiệu quả của mạng theo thời gian.

Để khuyến khích người dùng đạt được điểm tin cậy và thúc đẩy một môi trường đáng tin cậy, COTI đã thiết kế điểm số đi kèm với phí giao dịch: điểm cao đi kèm với phí thấp, trong khi điểm thấp đi kèm với phí tương đối cao, cũng như với yêu cầu dự trữ cuốn chiếu cho người bán.

Quy trình xác nhận: Như đã đề cập, để được thêm vào Cluster, mỗi giao dịch (được đại diện bởi điểm tin cậy của người dùng) phải xác thực hai giao dịch trước đó nằm trong phạm vi điểm tin cậy của chúng. Khi các giao dịch được gắn vào Cluster, chúng gộp lại tạo thành Trust Chains (chuỗi tin cậy) hoặc tập hợp giao dịch được đặc trưng bởi ngưỡng điểm tin cậy tương tự.

Thuật toán đồng thuận Trust Chain Consensus Algorithm đảm bảo rằng những người dùng đáng tin cậy (tức là người có điểm tin cậy cao hơn) được khuyến khích bằng xác nhận giao dịch tối ưu hóa, vì chuỗi tin cậy của họ có thể đạt đến ngưỡng điểm tin cậy tích lũy yêu cầu nhanh hơn. Nói một cách đơn giản, thời gian xác nhận giao dịch tương quan với điểm tin cậy của người dùng.

Để hiểu rõ hơn, vui lòng tham khảo ví dụ đơn giản sau đây. Giao dịch mới là giao dịch in đậm (67). Giao dịch mới xác nhận 2 giao dịch nằm trong phạm vi điểm tin cậy của nó. Theo dòng thời gian, giao dịch được xác nhận bởi đường dẫn của điểm tin cậy tích lũy cao nhất (Điểm tin cậy tích lũy được in đậm và đường dẫn của điểm tin cậy tích lũy cao nhất được đánh dấu bằng màu xanh lục).

Sử dụng cấu trúc DAG cùng với Trust Chains Consensus Algorithm, Cluster có thể đạt được tỷ lệ xác nhận giao dịch 10.000 TPS, trong khi các hệ thống blockchain xử lý trung bình 20 TPS. Visa xử lý trung bình khoảng 2.000 TPS và tốc độ cao nhất hàng ngày là khoảng 4.000 TPS.

Hệ thống hòa giải

Hòa giải viên chỉ phát huy vai trò nếu có tranh chấp phát sinh trong mạng. Các hòa giải viên không thực hiện nhiệm vụ chấp thuận giao dịch mà thay vào đó là giải quyết các tranh chấp. Họ được yêu cầu có mặt khi một trong các trường hợp sau xảy ra: Lỗi thanh toán, chuyển khoản do sơ ý (khi người dùng vô tình gửi tiền cho không đúng bên cần gửi), các khoản phí trái phép, hàng hóa hoặc dịch vụ chưa được giao và hàng hóa hoặc dịch vụ không đúng. Trong mỗi tình huống trên, nếu người gửi và người nhận không thể giải quyết tranh chấp trực tiếp, bên không hài lòng có thể yêu cầu được giải quyết.

Mỗi tranh chấp do một số hòa giải viên đảm nhận, làm việc độc lập để xác thực thông tin trong thế giới thực liên quan đến tranh chấp giao dịch. Các hòa giải viên được khuyến khích đưa ra kết luận tương tự về một loại tranh chấp trong trường hợp không thể gộp lại (tương tự theo một số cách nhất định đối với cơ chế đồng thuận của Augur).

Sau khi hòa giải viên xác thực thông tin, họ sẽ bỏ phiếu bằng cách sử dụng máy khách (client) của hòa giải viên. Cùng với phiếu bầu, họ gửi coin COTI. Các phiếu bầu sau đó sẽ được tính toán và hệ thống sẽ bù đắp cho bên chiến thắng dựa trên đa số, trả số dư của bên đó về trạng thái hợp lệ. Các hòa giải viên có phiếu bầu nhất quán với đa số sẽ được mạng COTI trả công cho những nỗ lực của họ. Những người hòa giải đi ngược lại “công lý” sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào nhưng bị mất các token đã gửi (những token đó sẽ được sử dụng để thanh toán cho hòa giải viên khác).

coti

Các thành phần chính của hệ thống hòa giải COTI.

Để đảm bảo quản trị hoàn toàn phân tán, COTI đang thực hiện các bước sau:

(1) Ngăn chặn xung đột: COTI đã thiết kế một thuật toán định tuyến các hòa giải viên theo hướng ít có khả năng thông đồng với nhau nhất. Và nếu các hòa giải viên bị phát hiện thông đồng dưới bất kỳ hình thức nào, họ sẽ bị trừng phạt rất nặng.

(2) Tuyển dụng và đào tạo hòa giải viên: Các cá nhân muốn đăng ký làm hòa giải viên phải đáp ứng yêu cầu nhất định trước khi được nhận vào nền tảng hòa giải viên. COTI cũng sẽ cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến hỗ trợ ứng viên có được kiến ​​thức cần thiết để đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

Dự trữ cuốn chiếu của người bán 

Dự trữ cuốn chiếu (Rolling reserve) là một chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân hàng trước tổn thất tiềm ẩn do các khoản bồi hoàn. Chiến lược này thường được sử dụng trong hệ thống thanh toán truyền thống (như Paypal).

Yêu cầu dự trữ cuốn chiếu được tính toán dựa trên doanh thu và điểm tin cậy của người bán. Dự kiến ​​nó sẽ thấp hơn so với các mạng thanh toán hiện có. Mọi giao dịch của người bán sẽ phải chịu một khoản phí dự trữ cuốn chiếu bằng tiền tệ gốc COTI, được giữ trong một số ngày. Khi thời hạn dự trữ cuốn chiếu kết thúc, tiền sẽ được chuyển trở lại tài khoản của người bán.

Như đã đề cập trước đó, dự trữ cuốn chiếu được sử dụng khi người bán thua kiện trong kết quả hòa giải. Người bán không đáp ứng các yêu cầu về dự trữ cuốn chiếu sẽ không thể bán hàng hóa và dịch vụ trong mạng COTI.

Tiền tệ gốc (COTI)

Tiền tệ gốc COTI sẽ điều hướng các mạng và thúc đẩy tương tác giữa người dùng, người bán, hòa giải viên, nhà điều hành node. COTI sẽ phục vụ các chức năng sau:

– Phương tiện trao đổi: Được sử dụng để gửi và nhận thanh toán trong hệ sinh thái COTI. Mặc dù mạng COTI hỗ trợ nhiều loại tiền fiat và kỹ thuật số, nhưng người tham gia được khuyến khích sử dụng COTI thay vì các loại tiền tệ khác vì tính hiệu quả của nó như một phương thức thanh toán và phí giao dịch thấp gần bằng 0.

– Hòa giải: Stake để hòa giải và các khoản thanh toán được tính bằng coin COTI. Do đó, các hòa giải viên phải có COTI bất cứ khi nào họ muốn tham gia hòa giải.

– Dự trữ cuốn chiếu của người bán: Quỹ dự trữ cuốn chiếu của người bán được tính bằng coin COTI và tự động tích lũy vào tài khoản của họ sau một thời hạn xác định.

– Ưu đãi cho người khai thác node: Tất cả các nhà khai thác node được khuyến khích bằng coin COTI và phải có COTI bất cứ khi nào họ muốn xác thực hoạt động của node.

– Phí: Tất cả các khoản phí của mạng COTI chỉ có thể được thanh toán bằng coin COTI.

Sàn giao dịch của COTI

Để cung cấp một giải pháp thanh toán dễ sử dụng, COTI đang phát triển sàn giao dịch tiền tệ mang lại cho những người tham gia mạng quyền truy cập liên tục vào thị trường thanh khoản với hàng loạt các cặp tiền kỹ thuật số và fiat. Tức là người dùng cuối sẽ có thể chuyển khoản nắm giữ của họ từ một loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác mà không phải rút từ ví COTI. Hơn nữa, nó sẽ cho phép những người tham gia thanh toán và nhận tiền trực tiếp bằng bất kỳ loại tiền tệ nào họ muốn, bất kể đơn vị tiền tệ ưu tiên của đối tác là gì.

Về bảo mật, tất cả lưu lượng trong sàn giao dịch của COTI đều được mã hóa end-to-end bằng Transport Layer Security (TLS) 1.2 (sử dụng khóa SHA256) và tất cả dữ liệu ở phần còn lại được bảo mật bằng mã hóa AES-256. Mỗi bước trong quy trình trao đổi tiền tệ là giao dịch, vì vậy nếu bất kỳ phần nào của một bước không thành công thì toàn bộ bước đó sẽ không thành công.

Quản trị phi tập trung

COTI có ý định cung cấp quyền bỏ phiếu bình chọn thực hiện các thay đổi trong giao thức cơ sở và quyết định trường hợp sử dụng trong tương lai của coin COTI.

Ứng dụng và dịch vụ

Dành cho người dùng

Do những thách thức về khả năng mở rộng và độ phức tạp tương đối, các loại tiền kỹ thuật số hiếm khi được sử dụng để thanh toán (so với hệ thống thanh toán truyền thống). Do đó, trọng tâm chính của ứng dụng COTI là làm cho tiền kỹ thuật số dễ dàng mua và sử dụng như các khoản tiền tương đương fiat.

Ví: Sản phẩm chính được cung cấp cho người dùng của COTI là một loại ví đa tiền tệ mang lại khả năng truy cập tức thì và dễ dàng vào mạng thanh toán COTI, hỗ trợ nhiều trường hợp sử dụng thanh toán của người dùng, bao gồm các giao dịch ngang hàng với những người có ví COTI và giao dịch từ ví sang ví gần nhau.

Ví COTI có thể được sử dụng đơn giản như một “tài khoản ngân hàng” cho mục đích giữ tiền (cả tiền kỹ thuật số và fiat). Ví COTI đang được phát triển dưới dạng ứng dụng di động gốc và ứng dụng web cho phép truy cập thông qua trang web của COTI. Người dùng sẽ có thể mở ví thông qua trang web và ứng dụng COTI, cũng như trong quá trình thanh toán trên trang web của người bán do COTI cung cấp.

Thẻ ghi nợ: COTI cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào thẻ ghi nợ liên kết trực tiếp với ví COTI. Lý do cung cấp những thẻ này là chúng sẽ cho phép người dùng thực hiện thanh toán từ ví COTI của họ khi giao dịch với những người bán chưa tích hợp COTI.

Người dùng COTI sẽ có thể chỉ định đơn vị tiền tệ ưa thích của họ mỗi khi tạo thẻ ghi nợ ảo. Khi giao dịch mua được thực hiện bằng thẻ liên kết có đơn vị tiền tệ không khớp với đơn vị tiền tệ thanh toán, sàn giao dịch của COTI sẽ tự động chuyển đổi số tiền cần thiết của loại tiền tệ liên kết thẻ sang tiền tệ mua hàng.

Dành cho người bán

COTI đang phát triển một bộ công cụ và dịch vụ dành cho người bán giúp nền tảng trở thành đề xuất hấp dẫn đối với họ, như một giải pháp bổ sung hoặc thay thế cho hệ thống thanh toán hiện có.

Công cụ xử lý: COTI phát triển các công cụ xử lý cho phép người bán bắt đầu chấp nhận thanh toán từ người nắm giữ ví COTI. Người bán sẽ có thể chọn kết nối với hệ thống thanh toán của COTI qua API hay bằng cách nhúng IFrame (tạm dịch: Khung nội tuyến) vào trang web của họ.

Người bán được COTI hỗ trợ sẽ có quyền truy cập vào trang tổng quan cung cấp dữ liệu chi tiết và chức năng báo cáo về các giao dịch trên mạng COTI của họ. Trong trang tổng quan này, người bán sẽ chọn đơn vị tiền tệ được COTI hỗ trợ mà họ muốn chấp nhận, cũng như đơn vị tiền tệ thanh toán ưa thích. Hơn nữa, trang tổng quan sẽ cung cấp cho người bán chức năng giống như ví, cho phép họ thanh toán cho chủ sở hữu ví COTI và những người bán khác được COTI hỗ trợ, cũng như sử dụng sàn giao dịch của COTI. Người bán cũng có thể chạy Full Node của riêng họ với một ví tùy chỉnh để hợp lý hóa trải nghiệm giao dịch cho khách hàng.

Các dịch vụ phòng ngừa rủi ro: COTI nhận ra rằng một trong những rào cản khiến người bán ngần ngại tiếp nhận tiền kỹ thuật số là biến động giữa thời điểm nhận được khoản thanh toán và thời điểm xử lý.

COTI sẽ loại bỏ rào cản này bằng cách tạo ra một thị trường phái sinh nội bộ cho phép những người tham gia mạng tham gia vào các hợp đồng chuyển tiếp và mua/bán quyền chọn mua/bán (call/put) được tính bằng coin COTI. Mô hình quyền chọn Black-Scholes sẽ được sử dụng cho giá quyền chọn bán, trong khi phí chênh lệch quyền chọn (thu nhập nhận được) sẽ được tính dựa trên giá thực hiện quyền chọn (đối với quyền chọn bán là giá mà cổ phiếu có thể được bán), thời hạn quyền chọn (khoảng thời gian mà một quyền chọn đang hoạt động) và biến động giá của COTI.

Ở giai đoạn đầu, các quyền chọn này sẽ bị giới hạn trong khoảng thời gian 30 ngày và chỉ bao gồm các khoản thanh toán bằng coin COTI. Yêu cầu margin (ký quỹ) sẽ thấp hơn đối với những người tham gia mạng có điểm tin cậy cao và ngược lại. COTI hiện đang thảo luận với một số thực thế sẵn sàng trở thành nhà tạo lập thị trường của nền tảng.

Dành cho hòa giải viên

Để giải quyết khối lượng tranh chấp xảy ra trong mạng tại bất kỳ thời điểm nào, COTI đang phát triển ứng dụng cho phép các hòa giải viên chấp nhận lời mời để nhận và xem xét dữ liệu vụ việc, đặt cược và trong trường hợp đóng góp thành công vào kết quả hòa giải sẽ nhận các khoản thanh toán bằng COTI.

Nền kinh tế token

Ban đầu, các token ERC-20 sẽ được phát hành với mục đích cung cấp hồ sơ chính thức về token được bán. Sau khi ra mắt mainnet COTI, token ERC-20 sẽ chuyển đổi thành token được phát hành trên sổ cái giao dịch của mạng COTI. Các token ERC-20 này cũng được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn.

Phân bổ token

Tổng nguồn cung token COTI trong các giai đoạn hình thành mạng được giới hạn ở mức 2.000.000.000 COTI. Các token này được phân bổ theo bảng dưới đây:

Phân bổ token Mục đích sử dụng Thời gian khóa Số lượng COTI Phần trăm phân bổ
Bán token Cho vòng private và public sale 6, 12 hoặc 24 tháng cho vòng private sale Lên đến 600 triệu. Tổng giới hạn tối đa cho tất cả giai đoạn là 30 triệu đô la 30%
Dự trữ Sẽ được sử dụng để thúc đẩy phát triển và ổn định hệ sinh thái COTI. Holder có thể kiếm COTI được phát hành trong tương lai từ dự trữ theo tỷ giá thị trường Không áp dụng 440 triệu 22%
Team Team sẽ được phân bổ token như một khoản bù đắp vì đã tham gia sớm và để khuyến khích tiếp tục tham gia vào mạng Khóa trong 6 tháng đầu, sau đó phát hành hàng quý theo tỷ lệ trong 2 năm 300 triệu 15%
Người ủng hộ, đối tác, cố vấn Phân bổ token để ghi nhận các nguồn lực và cố gắng đóng góp của nhiều đối tác chính hướng đến dự án COTI 6, 12 hoặc 24 tháng (tùy yêu cầu) 200 triệu. 10%
Chương trình khuyến khích đối tác, trình xác thực và người dùng Nhằm hỗ trợ mạng COTI và khuyến khích sớm chấp nhận Không áp dụng 260 triệu 13%
Thanh khoản Cung cấp các giải pháp thanh khoản để hỗ trợ thị trường COTI phát triển thịnh vượng Không áp dụng 200 triệu 10%

Nguồn cung token: Do cấu trúc DAG và bản chất phi tập trung của mạng COTI, sẽ không thể tạo thêm token COTI sau giao dịch ban đầu. Do đó, thêm 2 tỷ COTI được tạo và khóa trong dự trữ, dẫn đến nguồn cung token tối đa là 4 tỷ COTI. Những token này không được phát hành trước khi ra mắt mainnet và phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt.

Theo team, COTI đôi khi có thể bắt đầu bán thêm token từ dự trữ.

Team

Team nòng cốt

Team nòng cốt bao gồm 27 thành viên chuyên trách.

– David Assaraf (Đồng sáng lập, Phát triển Kinh doanh). David trước đây từng là trưởng kiểm toán nội bộ tại HSBC Israel và là giám định viên trong đơn vị rủi ro tín dụng của bộ phận giám sát ngân hàng thuộc Bank of Israel.

– Shahaf Bar-Geffen (CEO). Shahaf là đồng sáng lập và cựu CEO của WEB3, một công ty marketing kỹ thuật số đa quốc gia hàng đầu. Shahaf có bằng cử nhân công nghệ sinh học và kinh tế của Đại học Tel Aviv University.

Cố vấn

– Matt McBrady: Matthew từng là giám đốc đầu tư cho Nền tảng quỹ phòng hộ đa chiến lược (Multi-Strategy Hedge Fund Platform) tại BlackRock. Anh cũng đã giữ các vị trí cấp cao tại Silver Creek Capital và tại Bain Capital. Matthew có bằng Tiến sĩ về Kinh tế Kinh doanh tại Đại học Harvard và anh là giáo sư tài chính tại Darden School và Wharton.

– Greg Kidd: Greg là đồng sáng lập Hard Yaka và là nhà đầu tư ban đầu của nhiều startup trong không gian giao dịch bao gồm Ripple (nơi anh từng là CRO), Shift, Coinbase, 3taps và trước đó là Square, Twitter. Greg có bằng MBA của Đại học Yale và MPA của Đại học Harvard.

– Sebastian Stupurac: Sebastian là đồng sáng lập của WINGS, một nền tảng hỗ trợ hợp đồng thông minh hoạt động trên blockchain DAPPS Ethereum.

– Steven Heilbron: Steven đã từng là giám đốc toàn cầu của ngân hàng tư nhân và đồng CEO của Investec Bank ở London.

Quan hệ đối tác

COTI đã thiết lập các liên minh quan trọng với nhiều đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác với Bancor sẽ cho phép COTI kích hoạt token ERC-20 trong Bancor Network và do đó cung cấp thanh khoản liên tục giữa coin COTI và các token ERC-20 khác nhau. Quan hệ hợp tác công nghệ với MicroMoney nhằm nâng cao các dịch vụ tài chính của họ. Quan hệ đối tác tài chính với Processing.com sẽ hợp lý hóa Chiến lược Go-To-Market (GTM – đưa được giá trị độc nhất đến với khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh) theo CEO của COTI.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm

Giải pháp thanh toán phi tập trung toàn diện: COTI được phát triển để hỗ trợ trường hợp sử dụng thanh toán hàng ngày của người dùng và cung cấp một giải pháp triệt để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường cũng như giải quyết đồng thời nhiều mối lo ngại lớn của người dùng và người bán. Bên cạnh những lợi ích “bình thường” như khả năng mở rộng, phân quyền, bảo mật và phí thấp, COTI cũng cung cấp một layer về niềm tin, dịch vụ phòng hộ rủi ro (để giải quyết biến động) và tích hợp với ví tiền gốc, sàn giao dịch tiền tệ gốc cung cấp một giải pháp dễ sử dụng tiện lợi.

Tiềm năng của dự án: Thị trường mục tiêu của dự án là ngành thanh toán trực tuyến – Một thị trường rộng lớn và đang phát triển. Những lợi thế của mạng thanh toán COTI trong tương lai đủ để thành công thâm nhập vào thị trường với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hợp pháp và do đó chiếm được thị phần đáng kể. COTI giải quyết nhu cầu thị trường hữu hình mà cả hai hệ thống thanh toán hiện tại đều chưa giải quyết được. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng tiềm năng của dự án dường như rất tốt.

Nhược điểm

COTI vẫn đang trong giai đoạn đầu. Để mạng đạt được khả năng mở rộng đầy đủ và được sử dụng rộng rãi, cần có sự chấp nhận từ người bán, các nhà tạo lập thị trường (đối với dịch vụ phòng hộ rủi ro) và hòa giải viên.

Chấm điểm tổng quan

coti

– Team & Ban cố vấn: Team COTI và các cố vấn là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán, mật mã và tên miền dịch vụ tài chính. Điểm 8,5.

– Giai đoạn của dự án: Tương đối sớm. Mặc dù Alpha Net được khởi chạy ngay sau khi bán token nhưng Test Net được khởi chạy trong quý 4/2018 và Main Net chỉ trong quý 2/2019. Điểm 7,5.

– Tiềm năng của dự án: COTI mong muốn phát triển thành một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán được chấp nhận rộng rãi. Xem xét các cơ chế đổi mới của họ cùng với giải pháp toàn diện, họ thực sự có tiềm năng đạt được một số mục tiêu đưa ra. Điểm 8,5.

– Cộng đồng và truyền thông: ~20.600 thành viên Telegram, ~11.900 người theo dõi Twitter, 6.000 người theo dõi Facebook. Điểm 8,5.

– Sử dụng token: Coin COTI sẽ được sử dụng để thanh toán phí cũng như khuyến khích người tham gia đóng góp cho mạng. Điều quan trọng cần lưu ý là thành công của COTI không phụ thuộc vào việc tiền tệ gốc COTI được chấp nhận rộng rãi. Điểm 9.

– ICO: Mức giới hạn tối đa là ~30 triệu đô la, trong đó 10 triệu đô la đã được huy động thông qua vòng private sale. Tiền thưởng trong các vòng private và trước ICO là hợp lý. Một nửa số token được bán trong các vòng này phải tuân theo cơ chế khóa. Điểm 8.

– Whitepaper: Whitepaper rất chi tiết. Trình bày rõ ràng tính cấp thiết, vấn đề và giải pháp. Whitepaper cũng cung cấp các ví dụ số rất cụ thể. Bên cạnh Whitepaper, COTI cũng xuất bản Whitepaper kỹ thuật chi tiết và báo cáo Tóm tắt nền kinh tế token. Điểm 9,5.

– Backend và công nghệ: Cluster, ví đa tiền tệ, sàn giao dịch, công cụ điểm tin cậy cũng như hệ thống hòa giải sáng tạo. Điểm 9.

Mời các bạn tham gia Telegram của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Cryptopotato

MỚI CẬP NHẬT

Hội đồng cố vấn tiền điện tử do Trump đề xuất có thể thành...

Hội đồng Cố vấn Tiền điện tử do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất có thể thành lập một quỹ dự trữ...

Giá Coin hôm nay 22/11: Bitcoin lập đỉnh mới trên $99.000, altcoin và phố...

Bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới tại $99.014 sau khi tăng vọt hơn 4% trong ngày hôm qua. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng futures trên thị...

FTX kỳ vọng kế hoạch tái cấu trúc sẽ có hiệu lực vào tháng...

Sàn giao dịch FTX, sau khi nộp đơn xin phá sản vào năm 2022, hôm nay thông báo rằng kế hoạch tái cấu trúc...

SEC đang tham gia với các đơn vị đăng ký ETF Solana

Triển vọng cho các quỹ ETF Solana giao ngay đang có những bước tiến đáng kể, khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch...
MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin khi MSTR giảm 25%

MicroStrategy hoàn tất việc huy động 3 tỷ đô la để mua thêm Bitcoin

MicroStrategy (MSTR) hoàn tất đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi 3 tỷ USD với lãi suất 0%, đáo hạn vào tháng 12/2029, dự...

Tài sản ròng của các quỹ Bitcoin ETF tại Hoa Kỳ chính thức vượt...

Các quỹ Bitcoin ETF của Hoa Kỳ đã phá vỡ 100 tỷ đô la tài sản ròng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng...

47 tỷ USD BTC có thể chảy vào Bitcoin L2 vào năm 2030 –...

Bộ phận nghiên cứu của Galaxy Digital ước tính rằng khoảng 47 tỷ USD thanh khoản Bitcoin có thể được chuyển vào mạng lưới...

Chỉ số memecoin tăng vọt khi các đợt niêm yết mới tiếp tục thúc...

Lĩnh vực memecoin dẫn đầu đà tăng trưởng thị trường trong tuần qua giữa xu hướng tăng giá rộng rãi. Chỉ số GMMEME, tăng 3,94%,...

Chủ tịch SEC Gary Gensler chính thức thông báo sẽ từ chức

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler, nổi tiếng với lập trường cứng rắn về quy định...
hack

Hoa Kỳ buộc tội 5 thủ phạm trong âm mưu hack 11 triệu đô...

Các công tố viên Hoa Kỳ vừa buộc tội 5 người thuộc một nhóm tội phạm đã tham gia hack hàng chục doanh nghiệp...
Kẻ lừa đảo trên Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số mỗi tuần

Kẻ lừa đảo Coinbase tuyên bố kiếm được 5 con số một tuần nhắm...

Các nhóm lừa đảo phishing trong lĩnh vực crypto đang kiếm được thu nhập đáng kinh ngạc, lên đến năm con số hàng tuần,...
Bitcoin

MARA Holdings hoàn tất đợt chào bán nợ 1 tỷ đô la để mua...

Vào thứ 5, MARA Holdings thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 1 tỷ đô la tín phiếu kỳ hạn đến 10 năm...

Cơn sốt memecoin giúp Solana đạt doanh thu kỷ lục 8,35 tỷ USD

Với việc memecoin ngày càng trở nên phổ biến, doanh thu hàng ngày và phí giao dịch trên Solana đã chạm mức kỷ lục....

DWF Labs ra mắt quỹ 20 triệu USD để hỗ trợ các dự án...

DWF Labs, nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường Web3 có trụ sở tại Dubai, đã ra mắt quỹ 20 triệu USD...
CHILLGUY

Memecoin TikTok CHILLGUY tăng vọt 101% bất chấp lời đe dọa pháp lý của...

Thị trường crypto rơi vào hỗn loạn sau khi Phillip Banks, người tạo ra meme “Chill Guy” nổi tiếng, tuyên bố kế hoạch phát...

Giá Bitcoin tiến gần $100.000, OI CME lần đầu tiên vượt 215.000 BTC

Bitcoin (BTC) lần đầu tiên tiến gần đến mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD sau khi giá tăng thêm $30.000 kể...