Có rất nhiều lời ra tiếng vào về tiền mã hóa, nhưng lại thiếu hành động nhỏ quý giá.
Ngân hàng thanh toán quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ (BIS) – thường được mô tả là “ngân hàng dành cho ngân hàng trung ương” – thích sự trật tự, chế độ kỹ trị và ít sự biến động. Với việc giá của Bitcoin đầy bất ổn và khối lượng giao dịch bị thổi phồng quá mức, báo cáo 24 trang của họ về đồng tiền kỹ thuật số này hiển nhiên là không được đẹp mấy.
Nhưng giữa tất cả những sự giận dữ có phần chính đáng ấy, liệu có điều gì đó vẫn còn thiếu: như việc BIS đề nghị chúng ta nên làm gì về việc điều chỉnh thể chế tiền mã hóa?
Các cảnh báo chói tai về việc Bitcoin trở thành “tiêu điểm của internet” chắc chắn sẽ là một bản sao tuyệt vời. Nhưng để đạt được tới điểm đó, nhu cầu cho đồng tiền kỹ thuật số cần phải phù hợp với các hệ thống thanh toán chính thống. Điều đó chắc chẳn sẽ không xảy ra sớm.
Bitcoin – “Bao cát” của các ngân hàng
Quan trọng hơn là nguy cơ ngay lập tức của việc lừa đảo và tội phạm. Cả hai đều được tóm tắt khá tốt bởi giám đốc BIS Agustin Carstens vào tháng Hai, khi ông mô tả Bitcoin là “một sự kết hợp của một bong bóng, một kế hoạch Ponzi và một thảm họa môi trường”. Từ Ponzi được lặp lại trong báo cáo BIS để mô tả việc các gian lận ICO tăng mạnh trong năm 2017.
Mặc dù đã có một phân tích rõ ràng về mối đe dọa, các ngân hàng trung ương dường như khá mâu thuẫn về việc họ phải làm gì. Một đồng tiền mã hóa toàn cầu thực sự cần sự giám sát toàn cầu để tránh chênh lệch pháp lý khác biên giới. Nhưng các nhà hoạch định chính sách lại đang đi theo những hướng khác nhau, với việc Trung Quốc cấm các loại tiền tệ mã hóa, Nhật Bản chấp nhận chúng và châu Âu ở đâu đó ở giữa hai mức này.
Nỗ lực tìm kiếm hướng đi chung của G20 cũng đã không làm mọi thứ chuyển biến nhiều. Một thông cáo vào đầu năm nay đã cảnh báo về tình trạng trốn thuế và rủi ro rửa tiền, nhưng vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại những từ chung chung như “giám sát” nhiều hơn và phản hồi “theo mức cần thiết”.
Cân bằng cán cân
Báo cáo của BIS đã đưa ra một số chi tiết về lý do vì sao rất khó điều chỉnh thị trường này. Các luật và quy định về tài chính đã được thiết lập cho thời đại trước. Tài sản mã hóa có thể rơi vào nhiều khuôn pháp lí khác nhau: Ví dụ: một trò chơi điện tử phải trả tiền sử dụng blockchain và tiền tệ kỹ thuật số có thể sẽ là một chứng khoán, sản phẩm tiêu dùng và đồng thời cũng là một rủi ro rửa tiền. Khi không có thẩm quyền trung ương, rất khó để điều chỉnh.
Câu trả lời cho việc này là gì? BIS có một số ý tưởng, nhưng không có ý tưởng nào sẽ giữ cho các “gã cao bồi” tiền mã hóa thức trắng đêm được cả. Sự phối hợp toàn cầu là một ý tưởng, mặc dù chúng ta đã thấy sự tiến triển của nó tệ như thế nào. Việc đánh giá các cơ quan tiếp xúc trung tâm như sàn giao dịch tiền mã hóa là một ý tưởng khác, nhưng điều đó sẽ yêu cầu thêm nhân sự.
BIS cũng nói về việc theo dõi chặt chẽ giao lộ giữa các đồng tiền kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng thanh toán trong thế giới thực, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc vào sự cộng tác xuyên biên giới. BIS có quyền kêu gọi mở rộng sự giám sát, nhưng sẽ không dễ dàng tìm được khoản đầu tư cho một thứ vốn vẫn chỉ là một thị trường tương đối nhỏ trên phạm vi quốc tế.
Cách tốt nhất để tiếp nhận báo cáo từ BIS là xem nó như một tiếng kêu cứu về những gì cần làm đối với Bitcoin. Nó cần phải được lắng nghe, không chỉ trên các cuộc nói chuyện đầy thổi phồng của một cuộc khủng hoảng internet. Điều này còn ít cấp bách hơn sự giám sát trên một thị trường có đầy những kẻ lừa đảo tung hoành. Việc theo dõi tốt hơn sẽ là một khởi đầu, tất nhiên. Nhưng nếu không có sự giúp đỡ xuyên biên giới, hành động pháp lí nghiêm túc về lừa đảo và một nguồn lực đầy đủ, thì lời kêu cứu của chủ ngân hàng trung ương này sẽ không được trả lời thỏa đáng.