Trong không gian tiền mật mã, chúng ta luôn phải tự nhắc bản thân bỏ qua mọi “ồn ào”. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau từ dư luận về các tài sản nói chung. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: đó có phải là tương lai? Bitcoin có giá trị gì không? ICO có phải là chứng khoán không? Nhưng cá nhân tôi (tác giả David Belle) không nghĩ có bất kỳ loại coin nào trong không gian này được nghiên cứu kỹ lưỡng như XRP.
Thật ra tôi tin rằng có yếu tố của hội chứng rối loạn ở những người xem XRP là ‘đồng tiền của ngân hàng’ – những người này có xu hướng tuyệt đối hóa Bitcoin.
Tôi cũng ủng hộ Bitcoin nhưng tôi cảm thấy những người này hoàn toàn thiếu quan điểm đúng đắn. Sau đây tôi muốn giải thích lý do tại sao cũng như bày tỏ suy nghĩ của tôi về hướng đi dài hạn từ một cơ sở giá cả và khối lượng giao dịch ban đầu.
Xin nhắc một điều – tôi không quan tâm đến chuyện đúng sai. Tôi quản lý rủi ro sao cho phù hợp và xem xét mức giá tốt nhất để mua. Nếu thành công thì thật tuyệt.
Nếu không thì cũng không sao; Tôi chuẩn bị cho giao dịch tiếp theo.
Một số quan niệm sai lầm
Đúng, Ripple đang hợp tác bên cạnh các ngân hàng.
Đúng, đội ngũ Ripple muốn có sự chấp nhận hàng loạt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Không, họ không kiểm soát phần lớn nguồn cung – họ cũng không thể ‘in’ nhiều XRP như yêu cầu cho dù bạn có kêu gọi họ nhiều lần.
Điểm thứ ba này có vẻ là quan niệm sai lầm lớn nhất và dễ lật tẩy nhất.
Hoàn toàn không có lợi ích gì khi tăng số lượng XRP một cách ngẫu nhiên – làm vậy sẽ phá hủy niềm tin trong mạng lưới và khiến XRP hoàn toàn vô giá trị. Ai mà muốn sở hữu loại tài sản dễ dàng suy giảm giá trị? Tăng số lượng coin sẽ can thiệp sâu rộng vào mục tiêu áp dụng trong các tổ chức.
Nói một cách đơn giản, các ngân hàng sẽ không tăng thêm coin dù họ có thể sửa đổi mã để tạo ra nguồn cung lớn hơn. Trên thực tế, có một đoạn mã đơn giản bác bỏ thực tế rằng XRP có thể được in nhiều hơn vì sổ cái XRP là một mạng lưới đồng thuận và không dựa vào thuật toán bằng chứng xử lý (nguy cơ bị tấn công do ép buộc vũ lực nhưng khó xảy ra).
Ngoài ra, giá tăng tức là cần ít XRP hơn để thực hiện các giao dịch lớn. Do đó, các nhà tạo lập thị trường có thể dùng nhiều thanh khoản hơn, vì vậy giá nên tăng cao thay vì hạ thấp hơn xét về dài hạn.
Quan niệm sai lầm tiếp theo là không có trường hợp sử dụng.
Quan niệm này thường xuất phát từ những người không am hiểu thế giới ngoại hối và những tình tiết trầm trọng và chi phí cao mà các ngân hàng và tổ chức tài chính phải chịu để chuyển tiền đến và đi trên toàn thế giới cũng như trả tiền cho người ta.
XRP (trong thế giới hoàn hảo) sẽ loại bỏ yêu cầu của các ngân hàng để giữ tiền dự trữ, tạo điều kiện thanh toán cũng như loại bỏ kiểu thanh toán T + 2, nó sẽ ổn định ngay lập tức thông qua các nhà tạo lập thị trường với tư cách nhà cung cấp thanh khoản, trong khi giải phóng số vốn khổng lồ xấp xỉ 19 nghìn tỷ đô la.
Đó là một thế giới hoàn hảo, và có lẽ là không thể đạt được 100%…
Nhưng cũng có một quan điểm đạo đức ở đây. Hãy nghĩ đến tất cả các quốc gia có tính thanh khoản thấp trong thị trường ngoại hối của họ. Những con đường bất thanh khoản đẩy chi phí chuyển tiền lên cực kỳ cao và ăn vào lợi nhuận của công ty. XRP mang lợi ích rất lớn cho người dân ở những nước này vì nó loại bỏ yêu cầu trả phí chênh lệch lớn và hoa hồng cho các công ty như Western Union và MoneyGram. Theo tôi, trả 15% phí chuyển tiền giống như “cướp giữa ban ngày” – vậy nếu chỉ trả 0,004 đô la? Nghe tốt hơn nhiều đúng không?
Và bạn có thể tìm xem chi phí chuyển giao trên sổ cái XRP… Tôi không hề bịa chuyện.
Ví dụ trên cho thấy giao dịch đó mất phí chỉ 0,0012 XRP.
Thật ra một số XRP đã bị cháy (bị hủy). Về bản chất, nó làm tăng giá trị XRP với mỗi giao dịch được gửi đi – nhưng chỉ bằng một số lượng nhỏ mà tôi không cho là sẽ để lại bất kỳ ảnh hưởng thực tế nào lên giá cả, vì chi phí giao dịch sẽ giảm theo thời gian.
Tôi thà trả phí thật ít để gửi tiền thay vì trả một số lệ phí và khoảng chênh lệch cho vài công ty môi giới.
Trên đây là một vài quan niệm sai lầm tôi hay gặp, bây giờ xin chuyển sang kế hoạch của bản thân tôi để tham gia vào thị trường và gặt hái một vài lợi ích.
Chúng ta sẽ đi về đâu?
Vài tháng qua là quãng thời gian khó khăn đối với tiền tệ mật mã nói chung.
Chúng ta chứng kiến những ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ rất dễ dàng và với khối lượng tăng bền vững ít ỏi để duy trì mức giá cao hơn.
Nếu nhìn vào biểu đồ XRP, chúng ta có thể thấy sự suy giảm mà chúng ta đã đối mặt.
Từ mức cao 3,30 đô la đến mức giá hiện tại là 51 cent chỉ trong vòng 6 tháng.
Bạn thực sự phải nhìn nhận thị trường; cảm giác tức giận tột cùng… Nhưng đối với tôi, vẫn còn nhiều nỗi đau hơn nữa…
Và tôi không thể chờ đợi. Khi tôi giao dịch ngoại hối, tôi luôn tìm kiếm điểm rơi tổn thương của đa số mọi người.
Tại sao? Bởi vì thị trường được thiết kế để nhận thanh khoản và sau đó chọn hướng đi của nó. Thị trường đã chọn hướng đi phục hồi từ cuối năm ngoái – bây giờ tất cả những gì nó đang làm là nhằm vào giới weak hand – những người giàu cảm xúc; những người chạy đi mua thốc bán tháo.
Đối với tôi, đáy phẳng đó đã trở lại vào tháng 4, nó chỉ đang chờ đợi để hoàn toàn đầu hàng …
Chứng kích động của con người có thể dẫn đến các bài viết như ‘Tôi đã mất tất cả vì XRP – tôi phải làm sao?’. Thật không may nhưng đó lại là chỉ báo tuyệt vời để tôi mua vào – với chiến lược quản lý rủi ro đầy đủ (ý là tôi sẽ không đặt cược tất cả).
Nếu nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy khối lượng lớn nhất nằm trong khoảng từ 20 cent đến 25 cent. Quay trở lại quý 4 năm 2017, vùng giá thô này đã hình thành xu hướng tăng trưởng lớn, đó là lập luận của tôi khi đặt trường vị từ 19 cent lúc đó. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là XRP đã tăng trưởng 4313% tại thời điểm chúng ta chứng kiến đợt phục hồi lớn vào cuối năm 2017!
Những người nói thị trường này kết thúc rồi chỉ đơn giản là những người theo thuyết tương đối – họ đang so sánh nó với đợt phục hồi lớn vào cuối năm ngoái khi phần lớn nỗ lực được thực hiện trong hơn 12 tháng trước đó!
Đây là lý do tại sao tôi tin rằng phạm vi 20 – 25 cent là quan trọng nhất. Đây là vùng mà tại đó việc tích lũy trường vị có khả năng xảy ra và xu hướng tăng lên khác có thể xảy ra lần nữa.
Đó là sự trở lại với mức giá khiến mọi người rất vui mừng được tham gia thị trường hồi tháng 10, ngoại trừ lần này họ sẽ thanh khoản ngay cả khi hòa vốn hoặc thua lỗ. Họ sẽ tuyệt vọng. Có nghĩa rằng sẽ có tính thanh khoản dồi dào để mua vào và xây dựng một vị thế lớn trở lại.
Kết luận
Xin nhớ rằng tôi không đặt cảm xúc vào đây.
Tôi chỉ nhìn vào cơ hội, phóng to nó lên và xem liệu tôi có thể cạnh tranh hay không.
Tôi cảm thấy lợi thế của tôi ở đây là cảm xúc của những người khác, và tôi muốn tận dụng điều đó. Tôi không có mục tiêu giá cả, nhưng tôi có một chiến lược mở rộng vị thế của mình nếu tôi cảm thấy làn sóng đang chuyển hướng dựa trên những lần phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đơn giản. Nếu bạn biết quy tắc giao dịch Turtle Trading thì bạn sẽ thấy kiểu chiến lược quản lý rủi ro này quen thuộc.
Theo TapchiBitcoin.vn/SeekingAlpha.
Cá voi Ripple di chuyển 73,200,000 XRP trong khi cá voi Bitcoin và Tron di chuyển hàng triệu đô la