Nobuchika Mori, người đứng đầu cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Nhật Bản (FSA), người chịu trách nhiệm về hầu hết các quy định tiền mã hóa do chính phủ Nhật Bản đưa ra, dự kiến sẽ thôi việc vào mùa hè này.
Hướng suy nghĩ tiến bộ của Mori
Trong nhiều năm qua, với các chính sách kiểm soát vốn và rửa tiền khắt khe, Nhật Bản luôn được biết đến như một khu vực bảo thủ về các chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính và các thị trường mới nổi. Theo truyền thống, các nhà chức trách Nhật Bản không muốn mạo hiểm trong việc hợp pháp hoá các loại tài sản mới và các thị trường mới nổi để đảm bảo không có nền tảng nào được sử dụng cho bọn tội phạm, những kẻ rửa tiền và các tổ chức bất hợp pháp.
Tuy nhiên, cách tiếp cận bảo thủ này đối với lĩnh vực tài chính và các thị trường mới nổi chắc chắn đã khiến Nhật Bản không thể đi đầu trong phát triển và đổi mới công nghệ. Do đó, Mori đã thiết lập một chiến lược mới tích cực hơn để chào đón các thị trường mới nổi, các công nghệ mới và các loại tài sản.
Leo Lewis, phóng viên đưa tin tại Tokyo và là nhà phân tích tài chính tại Nhật Bản, nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây, sau khi Nhật Bản tích hợp một chương trình cấp phép quốc gia cho các sàn giao dịch tiền mã hóa thì Mori và nhóm điều hành của ông đã tập trung vào việc thực hiện các chính sách có thể tạo ra hệ sinh thái tốt hơn cho các startup và các công ty công nghệ tài chính đổi mới.
Sự thừa nhận của Mori rằng Nhật Bản đã tụt lại so với các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc trong các ngành công nghệ, fintech và tiền mã hóa chủ yếu là do các quy định nghiêm ngặt, không thực tế được đưa ra bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và các cơ quan tài chính địa phương khác.
Hướng tư duy tiến bộ của Mori và các thành viên khác của FSA đã cho phép Nhật Bản phát triển trở thành thị trường giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, dễ dàng vượt qua Mỹ và Hàn Quốc. Theo CryptoCompare, thị trường Nhật Bản chiếm hơn 62% giao dịch bitcoin toàn cầu, gấp gần 3 lần so với Mỹ.
Dữ liệu ở trên thu được từ CryptoCompare là dữ liệu thị trường tiền mã hóa tính đến ngày 28/06, sau vụ hack 500 triệu USD từ Coincheck, nơi từng là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất Nhật Bản. Ngay cả sau sự kiện lỗ hổng bảo mật lớn nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp tiền mã hóa này thì Nhật Bản có thể vẫn là một lực lượng thống trị trong thị trường tiền mã hóa.
Ảnh hưởng trên các thị trường khác
Sự hiện diện mạnh mẽ của Mori trong lĩnh vực tài chính Nhật Bản và ảnh hưởng của Nhật Bản đối với lĩnh vực tiền mã hóa toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhiều thị trường tiền mã hóa lớn khác nhau bao gồm Mỹ và Hàn Quốc. Tuần này, các nhà chức trách tài chính Hàn Quốc đã phác thảo một hướng dẫn mới về phòng chống rửa tiền được nhắm vào các sàn giao dịch tiền mã hóa. Hướng dẫn này được dựa trên những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong việc phòng chống hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm.
Theo: TapchiBitcoin.vn/ccn
Monex Nhật Bản cảnh báo những kẻ lừa đảo mạo danh công ty mình