Bitcoin đạt hầu hết mức tăng từ đầu năm đến nay trong những giờ hoạt động của phiên giao dịch Hoa Kỳ.
Hiệu suất của Bitcoin theo giờ châu Á, châu Âu và châu Mỹ vào năm 2021 | Nguồn: Fredrick Collins
Bitcoin và ETH một lần nữa giao dịch thấp hơn theo giờ châu Á, tiếp nối xu hướng giảm kéo dài cả năm chủ yếu xảy ra khi nước Mỹ chìm trong giấc ngủ. Động thái sụt giảm diễn ra khi các thị trường truyền thống nhắm mắt làm ngơ trước việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất và vẫn sợ rủi ro.
Vào thời điểm viết bài, BTC đang giao dịch gần 48.473 đô la, tăng gần 5% trong ngày sau khi giảm về vùng 46.000 đô la vào hôm qua. Mặt khác, ETH có giá gần 4.004 đô la, cũng tăng gần 5% trong ngày.
Nguồn: TradingView
Theo dữ liệu của trader quyền chọn Fredrick Collins, Bitcoin và ETH liên tục đối mặt với áp lực bán trong giờ giao dịch châu Á vào năm 2021. Hầu hết các mức tăng từ đầu năm đến nay của BTC và ETH (lần lượt 60% và 420%) xảy ra trong giờ Mỹ, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều giờ New York (8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau theo giờ Việt Nam)
Hiệu suất giá ETH trong các phiên giao dịch tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ vào năm 2021 | Nguồn: Fredrick Collins
Cả hai loại tiền điện tử hàng đầu đều lao dốc trong những tuần gần đây, kéo hầu hết thị trường xuống thấp hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác bắt đầu bãi bỏ biện pháp kích thích tăng thanh khoản để kiềm chế lạm phát.
Bitcoin đã giảm hơn 30% giá trị kể từ khi đạt đỉnh gần 69.000 đô la vào ngày 10/11 và người bán thống trị thị trường trong giờ giao dịch châu Á – 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều giờ Bắc Kinh (7 giờ sáng đến 5 giờ chiều giờ Việt Nam).
Hoạt động bán tháo Bitcoin chủ yếu diễn ra ở châu Á gần đây | Nguồn: Fredrick Collins
Xu hướng này tiếp tục vào thứ 2 mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang thực hiện các bước để hỗ trợ nền kinh tế khỏi tác động tiêu cực của thị trường bất động sản và những lo ngại về virus Corona mới.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay một năm từ 3,85% xuống 3,8%, xác nhận lần giảm đầu tiên trong gần 2 năm.
Việc cắt giảm lãi suất có xu hướng bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Do đó, các tài sản đề phòng lạm phát như Bitcoin, vàng và giá tài sản nói chung thường phản ứng tích cực với việc cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, chứng khoán châu Á hiện đang nhấp nháy màu đỏ cùng với mức giảm 1,1% của hợp đồng tương lai gắn với S&P 500. Giá dầu giảm hơn 3% và các loại tiền tệ chống rủi ro như yên Nhật trở thành nơi trú ẩn an toàn.
Hành động thị trường cho thấy việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất có lẽ không thể tạo ra tác động như Fed và các ngân hàng trung ương khác sắp thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuần trước, Fed đã báo hiệu 3 lần tăng lãi suất trong năm 2022 và Bank of England đưa ra một đợt tăng lãi suất bất ngờ.
Những lo ngại gia tăng về việc cách ly do chủng Corona mới dường như cũng làm lu mờ động thái của Bắc Kinh nhằm cải thiện tâm lý thị trường. Các quốc gia châu Âu đang áp dụng lại biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn Omicron lây lan rộng và chính sách “không Covid” của Trung Quốc đang đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Jim Bianco – Chủ tịch Bianco Research cũng đã tweet về vấn đề này:
“Trong khi biểu đồ của Trung Quốc cho thấy “chỉ” 136 trường hợp mắc Covid, điều đó trong lịch sử cũng đủ để đóng cửa mọi hoạt động và buộc mọi người ở trong nhà”.
Nguồn: Jim Bianco
Các biện pháp cách ly và gián đoạn chuỗi cung ứng gây lạm phát, được coi là một bước phát triển có lợi đối với Bitcoin. Trong khi đó, cách ly xã hội gây ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, với áp lực giá cả toàn cầu gia tăng, các ngân hàng trung ương dường như không có nhiều khả năng để bơm nhiều thanh khoản hơn nhằm ưu tiên tăng trưởng như đã làm sau làn sóng COVID đầu tiên vào nửa đầu năm 2020. Hồi đó, lạm phát ở Mỹ thấp hơn mục tiêu 2% của Fed. Tính đến tháng 11, lạm phát tại quốc gia lớn nhất thế giới ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 6,8%.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, gần đây đã loại bỏ từ “nhất thời” khỏi các cuộc thảo luận về lạm phát, báo hiệu chuyển trọng tâm từ việc làm (tăng trưởng) sang kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng thúc giục Fed tăng tốc độ thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- 0,01% holder kiểm soát 27% tổng nguồn cung lưu hành của Bitcoin
- Bitcoin đã có 8 chu kỳ giảm cuối năm trong 13 năm qua và 2021 có vẻ không khác
- SOL đang vật lộn để giữ mức hỗ trợ $ 166, khi phe gấu tiếp quản thị trường
Minh Anh
Theo Coindesk