Bạn có thể sẽ không nghĩ về chủ nghĩa Mác khi bạn nghĩ về Bitcoin. Đối với hầu hết mọi người, Mác được biết đến như một người không thích sở hữu tư nhân và chủ nghĩa tư bản nói chung. Bitcoin, một đồng tiền mã hóa với khả năng khuyến khích thị trường bằng cách phá vỡ các rào cản trên toàn thế giới được tạo ra bởi nhiều loại tiền tệ quốc gia. Bạn có thể nghĩ rằng Mác sẽ không thích Bitcoin. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi tin rằng nếu Mác có mặt vào thời đại này, ông sẽ thấy Bitcoin là một ví dụ tuyệt vời về Thuyết lịch sử của mình; một hệ thống toàn cầu, với nguồn gốc trong cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, sẽ mang thế giới đến gần với những lý tưởng không tưởng của ông. Có thể nhiều người chưa biết, Mác là người ngưỡng mộ chủ nghĩa tư bản như một thể chế sáng tạo ra của cải. Tuy nhiên, ông cũng khinh thường cách nó lạm dụng lao động vô sản (tầng lớp lao động), ông thấy nó như là một thời kỳ cần thiết trên đường đến chủ nghĩa xã hội và, cuối cùng, là chủ nghĩa cộng sản. Ông tin vào chủ nghĩa vật chất lịch sử, ý tưởng rằng xã hội được định hình bởi điều kiện vật lý tại một số điểm nhất định trong lịch sử. Những điều kiện vật chất này tạo ra một môi trường cho những thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội loài người. Nếu điều này có vẻ khó hiểu, ví dụ tốt nhất tôi có thể đưa ra là thuyết tiến hóa của Darwin. Giống như On the Origin of Species tìm cách giải thích cách sinh vật thay đổi theo thời gian như thế nào là kết quả của môi trường, Mác tìm cách giải thích quá trình đằng sau sự tiến hóa kinh tế của loài người. Mác ngưỡng mộ công việc của Darwin và nghĩ rằng công trình của ông (Darwin) đã tạo ra một nền tảng mà ông có thể xây dựng. trích đoạn từ dữ liệu thư tín của ông:
“Công việc của Darwin là quan trọng nhất và phù hợp với mục đích của tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở trong khoa học tự nhiên cho cuộc đấu tranh giai cấp lịch sử. Tất nhiên cũng phải kể đến phong cách tiếng Anh vụng về. Mặc dù có những thiếu sót, nhưng đây là lần đầu tiên, học thuyết ‘Teleology’ trong khoa học tự nhiên không chỉ là một đòn chí tử mà ý nghĩa hợp lý của nó còn được giải thích theo kinh nghiệm”.
Lịch sử đấu tranh của Mác vạch ra 6 giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn tạo nên nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. Họ nghĩ rằng có một sự tương đồng thú vị giữa cách Mác mô tả sự chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội và những gì chúng ta đang thấy ngày nay trong việc chấp nhận Bitcoin. Như tôi đã nói, Mác tin rằng chủ nghĩa tư bản là một công cụ tuyệt vời để gia tăng sản xuất và phát triển. Bạn có thể tấn công niềm tin của mình như bạn muốn (và có nhiều điều để chỉ trích trong bài viết của ông) nhưng không thể phủ nhận rằng Mác đã cực kỳ xuất sắc khi dự báo hậu quả của hoạt động tạo ra của cải. Trích dẫn từ Tuyên ngôn Cộng sản:
“Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã mở đường cho họ. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường… như công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt mở rộng, trong cùng một tỷ lệ giai cấp tư sản được phát triển, (và) được tăng vốn”.
Hãy nhớ rằng trích dẫn này được ông viết vào năm 1848, một thời điểm khi “thị trường thế giới” gần như không tồn tại. Mác kết hợp những hậu quả của sự lan truyền toàn cầu của chủ nghĩa tư bản với những gì ông tin là kết luận hợp lý:
“Thay cho sự khác biệt về quốc gia và địa phương cũ cùng với hình thức tự cung tự cấp, chúng ta có kết hợp theo mọi hướng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Kết hợp cả trong vật chất cũng như trong sản xuất trí tuệ. Sáng tạo trí tuệ của mỗi quốc gia sẽ trở thành tài sản chung. Sự phiến diện và tính hẹp hòi của quốc gia ngày càng trở nên bất khả và từ vô số nền văn học quốc gia và địa phương, sẽ ‘đâm chồi’ một nền văn học thế giới”.
Mác không bao giờ chỉ rõ về phương thức mà chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa xã hội. Ông cũng không đưa ra một mốc thời gian cụ thể khi điều đó xảy ra (mặc dù ông hy vọng nó sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời của mình). Tất cả những gì ông để lại cho độc giả là sự chắc chắn về việc cuộc cách mạng này sẽ xảy ra và nó sẽ xảy ra vào thời điểm mà chủ nghĩa tư bản lan rộng khắp toàn cầu, đe dọa đến sự rõ ràng của ranh giới quốc gia và quyền sở hữu trí tuệ sáng tạo. Khi được xem xét dưới lăng kính chủ nghĩa Mác, Bitcoin trở thành một sản phẩm thời đại của lịch sử thế giới. Điều này giúp trả lời câu hỏi hấp dẫn nhất xoay quanh hiện tượng: tại sao Bitcoin lại hoạt động? Trong khi có trường hợp sử dụng thực tế rõ ràng cho Bitcoin, chỉ những người ủng hộ nhiệt tình nhất của giao thức mới cho rằng công nghệ hiện tại của nó đang ở trạng thái là lựa chọn tốt nhất để thực hiện các giao dịch hàng ngày. Mua sản phẩm với BTC có thể vụng về và mất thời gian. Giá thay đổi theo từng phút. Chuyển đổi sang fiat (cần thiết để trả thuế hoặc mua hàng hóa và dịch vụ không được cung cấp trong BTC) có thể là gánh nặng. Lưu trữ an toàn là một quá trình gây khó chịu cho những người không hiểu biết về máy tính. Lưu trữ thuận tiện khá rủi ro. Vậy, tại sao tỷ lệ chấp nhận luôn tăng đều đặn? Giả thuyết của tôi là mọi người trên khắp thế giới rất hài lòng về Bitcoin với hứa hẹn rằng sẽ thay thế cho cấu trúc kinh tế và chính trị hiện tại. Đối với nhiều người dùng, Bitcoin không chỉ là một loại tiền tệ thay thế hoặc hệ thống chuyển tiền. Nó còn là một đại diện cho sự phẫn nộ của họ với nền kinh tế thế giới hiện tại. Đã có những lập luận rằng cộng đồng Bitcoin là một “thảm họa của phái nam, đầy tráng lệ và mang tính kinh tế”. Trong khi có sự thật cho tuyên bố này thì cũng có không ít sự biên tập tối giản. Một phân tích tiêu chuẩn hơn về dữ liệu cho thấy một kết luận khác.
Và khi thảo luận về ý kiến rằng những chủ sở hữu Bitcoin rất giàu có:
“Ngược lại, trong quá trình nghiên cứu dân tộc học của tôi, một câu chuyện phổ biến hơn nhiều là cuộc sống bấp bênh, bất ổn kinh tế và những cơ hội hạn chế. Những chủ sở hữu Bitcoin hiếm khi nói về số lượng bitcoin mà họ đang nắm giữ, thay vào đó tập trung vào lần đầu tiên họ nghe về nó, khi họ lần đầu tham gia và cảm giác của họ về dự án. Họ không nói về stash như là một tài sản, mà đúng hơn là một mối quan tâm chung. Khi các ý kiến tài chính thô sơ được thảo luận, chúng thường được xây dựng bằng cách trao quyền, thông qua các kế hoạch mua nhà, nuôi gia đình, hoặc tự do kinh tế tập trung vào một số dự án khác”.
Trái với những tinh hoa được đề xuất trong bài báo của Huffington Post, Simulacrum đưa ra một viễn cảnh người dùng Bitcoin trung bình là những người thất vọng về những gì Mác mô tả (một lần nữa từ bản Tuyên ngôn) “xáo trộn liên tục tất cả các điều kiện xã hội, bất ổn không ngừng và bạo động”, những điều khác biệt với “kỷ nguyên tư sản” hiện đại của chúng ta. Những người này không bị thu hút bởi Bitcoin bởi vì họ muốn buôn thuốc cấm hoặc làm giàu nhanh chóng. Họ là những người thất vọng với sự bất ổn của xã hội hiện đại và bị hấp dẫn bởi một hệ thống có thể cung cấp hy vọng về một giải pháp tốt hơn. Tâm lý này có thể được bắt nguồn từ sự khởi đầu của Bitcoin. Trong khi Satoshi không bao giờ thực sự vạch ra sứ mệnh của mình cho công nghệ này thì có những manh mối về những gì ông ấy/cô ấy/họ muốn hoàn thành. Hãy xem xét ghi chú được nhúng trong Genesis Block:
“Ngày 03/01/2009: Thủ tướng có nguy cơ phải cứu trợ lần hai cho các ngân hàng”.
Sự sụp đổ toàn cầu năm 2008 là một sự thất bại to lớn của ngành tài chính và các chính phủ giám sát họ, kết quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng những người dễ bị tổn hại về tài chính hơn bất cứ ai khác. Các nhà kinh tế đã quyết định hành động tốt nhất để khắc phục tình trạng này là một gói cứu trợ cho các ngân hàng, cũng như các tổ chức gây ra khủng hoảng. Xét theo lưu ý của Genesis Block, Satoshi đã giải quyết vấn đề này và ông đã xem độ tin cậy mã hóa của Bitcoin như một công cụ để ngăn chặn sự phụ thuộc vào cơ quan con người đầy thiếu sót này. Ông cũng có động cơ chính trị. Trong khi ông không thấy Bitcoin là một công cụ cần thiết và đủ để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, ông cũng tin rằng nó là một sự khởi đầu. Trích dẫn từ Cryptography Mailing List:
“Vâng, (chúng ta sẽ không tìm ra giải pháp cho các vấn đề chính trị trong mật mã học), chúng ta có thể thắng một trận lớn trong cuộc chạy đua vũ trang và giành được lãnh thổ tự do mới trong một vài năm. Các chính phủ rất giỏi trong việc cô lập những người đứng đầu các mạng lưới được kiểm soát tập trung như Napster, nhưng mạng P2P thuần túy như Gnutella và Tor dường như đang trụ vững”.
Và, một lần nữa, chúng tôi quay lại với chủ nghĩa Mác. Nếu Bitcoin cuối cùng trở thành một phần của cuộc cách mạng toàn cầu lớn hơn, bản chất phi tập trung của nó chính xác là những gì Mác dự đoán. Ông không tin vào khả năng của tổ chức vô sản có thể tự tổ chức một cách hiệu quả. Trích dẫn từ Tuyên ngôn Cộng sản của Phillip Gasper: Lộ trình hướng đến tài liệu chính trị quan trọng nhất của lịch sử:
“Mác và Engels (đồng tác giả) không bao giờ suy đoán về tổ chức chi tiết của một xã hội chủ nghĩa xã hội hoặc cộng sản tương lai. Nhiệm vụ chính là xây dựng một phong trào lật đổ chủ nghĩa tư bản. Nếu và khi phong trào đó thành công, chế độ mới sẽ được các thành viên của xã hội mới quyết định về cách thức tổ chức, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà họ đã tìm thấy”.
Và vì thế, nền kinh tế Bitcoin đã tự khẳng định bản thân sau 5 năm trong thử nghiệm tại xã hội này, không được trao quyền hoặc ủng hộ, nhưng dù sao đi nữa, một cộng đồng toàn cầu đang phát triển không có gì dẫn đường ngoài ngoài niềm tin tập thể vẫn sẽ có cách tốt hơn cho thế giới kinh doanh. Nếu nó thành công trong việc thay đổi phương thức mà tất cả chúng ta đang tương tác, các sử gia và các nhà kinh tế buộc phải đánh giá lại những lời chỉ trích của họ về một người đàn ông từ lâu đã dự đoán được sự tiến hóa về phương thức kinh doanh con người.