Theo bản tin nghiên cứu được xuất bản vào tháng 7, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho rằng ngành khai thác PoW gây ra rủi ro biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Đúng như dự đoán, báo cáo đã đề cập cụ thể đến Bitcoin. Đồng thời, nó cũng đặt ra vấn đề với Ethereum, mặc dù mạng đang chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận PoS.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu ước tính lượng khí thải carbon từ các token này và đánh giá xem liệu chúng có làm suy yếu cam kết của EU trong việc chống lại biến đổi khí hậu hay không. Sau đó, báo cáo thảo luận về các lựa chọn chính sách, kể cả thời hạn năm 2025 để đưa ra “biện pháp tiềm năng”.
Bitcoin và ETH được xác định là gây hại cho môi trường
Sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI), các nhà nghiên cứu cho biết tổng hoạt động khai thác Bitcoin và ETH sử dụng nhiều năng lượng hơn so với mỗi “quốc gia trung bình”, chẳng hạn như Tây Ban Nha, Hà Lan và Áo.
Đồng thời, lượng phát thải ước tính hàng năm tính đến tháng 5/2022 đã vượt mục tiêu tiết kiệm phát thải khí nhà kính (GHG) đối với nhiều quốc gia khu vực Châu âu.
Báo cáo thừa nhận các sáng kiến trong ngành, chẳng hạn như Ethereum chuyển đổi sang PoS và nỗ lực của Bitcoin Mining Council để “khử cacbon”, tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng bền vững trong khai thác BTC.
Nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn bác bỏ quan điểm cuối cùng vì phương pháp luận không rõ ràng, thiếu chi tiết và dữ liệu không đáng tin cậy. Hơn nữa, mặc dù các sáng kiến như vậy được hoan nghênh, nhưng báo cáo cho biết chúng là tự nguyện đồng thời chỉ ra xung đột lợi ích giữa năng lượng tiêu thụ và bảo mật mạng.
Lệnh cấm PoW sắp tới?
Báo cáo đã đề cập đến một số kịch bản tiềm năng phát sinh từ việc kìm hãm ngành khai thác PoW. Ví dụ, xem xét tình hình nhà đầu tư tổ chức đổ tiền vào Bitcoin và ETH, các nhà nghiên cứu cho biết lĩnh vực tài chính đang phải đối mặt với “rủi ro chuyển đổi”. Có nghĩa là “quá trình chuyển đổi xanh” của EU sẽ ảnh hưởng đến giá và các tổ chức đầu tư vào những token này.
Ngoài ra, lệnh cấm khai thác PoW hoàn toàn cũng được cân nhắc, trích dẫn những động lực trước đây để đi đến quyết định này. Chẳng hạn như các sáng kiến do Cơ quan Giám sát Tài chính Thụy Điển và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển thúc đẩy. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn nhấn mạnh một số loại tiền điện tử nhất định “rất khó tương thích” với các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Báo cáo còn bàn về cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp liên quan đến cách hành động thích hợp, trích dẫn việc chấp thuận khuôn khổ Thị trường tiền điện tử (MiCA) vào ngày 30/6.
MiCA không ban hành lệnh cấm khai thác PoW và được ca ngợi là cung cấp khuôn khổ rất cần thiết cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên, quy định đặt ra một số yêu cầu khắt khe, đặc biệt là đối với các nhà phát hành stablecoin. Các tổ chức này phải có đủ dự trữ quy đổi và bị giới hạn khối lượng giao dịch tối đa hàng ngày là 200 triệu euro (tương đương 200,22 triệu đô la Mỹ).
Bình luận về khuôn khổ này, Seth Hertlein – Trưởng phòng Chính sách Toàn cầu của Ledger chỉ ra rằng các nhà lập pháp đưa ra lệnh cấm khai thác PoW thông qua yêu cầu đánh giá lại các tiêu chuẩn bền vững trong 2 năm.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Mối tương quan chặt chẽ của Bitcoin với cổ phiếu có thể kích hoạt mức giảm xuống $ 8.000
- Chủ tịch Cơ quan Chứng khoán và Thị trường Châu Âu cảnh báo về tiền điện tử
- Quan chức hàng đầu của ECB nâng cao luận điểm chống tiền điện tử, kêu gọi quy định toàn cầu
Đình Đình
Theo Cryptoslate