Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa thị trường tiền điện tử và cổ phiếu ở châu Á. Trước khi thế giới bị COVID-19 giáng đòn chí mạng, các loại tiền điện tử như Bitcoin và ETH ít tương quan hơn với thị trường tài chính. Sau đại dịch, ranh giới giữa chúng ngày càng mờ.
Trong một bài đăng mới trên blog, các nhà kinh tế của IMF cho biết một số quốc gia châu Á chấp nhận tài sản kỹ thuật số với tốc độ chóng mặt trong vài năm qua, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các quy định.
Theo IMF, kỹ thuật số có thể thúc đẩy chuyển đổi cần thiết sang một hệ thống thanh toán có ý thức về môi trường và hỗ trợ bao gồm tài chính. Tuy nhiên, không thể bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn đe dọa đến sự ổn định tài chính liên quan đến việc tích hợp tiền điện tử vào hệ thống tài chính ở châu Á.
Châu Á trở thành tâm điểm
Các nhà đầu tư trong khu vực này đang tích lũy lượng lớn tiền điện tử và theo sát xu hướng toàn cầu. Do đó, IMF cho biết tương quan giữa hoạt động của thị trường cổ phiếu Châu Á và tiền điện tử cũng như lợi nhuận, biến động tăng đáng kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Trong bối cảnh ở Ấn Độ, các nhà kinh tế nhận thấy tương quan lợi nhuận của Bitcoin và thị trường cổ phiếu tại quốc gia này tăng gấp 10 lần sau đại dịch. Điều này phản ánh lợi ích “đa dạng hóa rủi ro hạn chế” của tiền điện tử. Ngoài ra, tương quan biến động tăng gấp 3 lần – đồng nghĩa với việc “lan tỏa tâm lý rủi ro tiềm ẩn giữa thị trường tiền điện tử và thị trường cổ phiếu”.
Sự kết nối giữa thị trường tiền điện tử và cổ phiếu châu Á đang đạt đến mức cao mới. Xu hướng này giúp hình thành một số xu hướng như ngày càng nhiều công ty tập trung vào tiền điện tử, phương tiện đầu tư cổ phiếu, thị trường OTC, tổ chức và bán lẻ chấp nhận. Đồng thời, họ nghiên cứu sâu hơn về cả cổ phiếu như cũng như tiền điện tử.
Điều thú vị là IMF cũng phát hiện ra rằng tương quan crypto – cổ phiếu ở châu Á gia tăng đi kèm với lan tỏa biến động crypto – cổ phiếu rộng hơn ở các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.
“Điều này cho thấy sự gắn kết ngày càng bền chặt giữa hai loại tài sản, cho phép lan truyền các cú sốc có thể tác động đến thị trường tài chính”.
Quy định là vấn đề cấp thiết
Bất chấp những lời kêu gọi cần có quy định rõ ràng để điều chỉnh hoạt động tiền điện tử ngày càng lớn mạnh ở châu Á, nhiều quốc gia lựa chọn các biện pháp nghiêm ngặt hoặc thực hiện các lệnh cấm hoàn toàn. Trong khi đó, các khuôn khổ pháp lý ở châu Á ngay cả khi đang được tiến hành vẫn rất chậm chạp, như tại Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.
Các nhà kinh tế của IMF tin rằng nên thiết kế khuôn khổ quy định như vậy cho các mục đích sử dụng chính của những tài sản đó ở các quốc gia.
“Họ nên hướng dẫn rõ ràng cho các tổ chức tài chính thuộc quyền quản lý và tìm cách thông báo, bảo vệ các nhà đầu tư bán lẻ. Cuối cùng, để có hiệu quả toàn diện, quy định về tiền điện tử phải được phối hợp chặt chẽ giữa các khu vực pháp lý”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Lượng Bitcoin ra khỏi sàn giao dịch đạt đỉnh 1 tỷ đô la trong khi Ethereum chảy vào
- Hơn một nửa số giao dịch Bitcoin là giả mạo, theo Forbes (Phần 2)
- Bitcoin trên đà đóng tháng 8 tệ nhất kể từ 2015 khi hodler chuẩn bị cho “Septembear”
Đình Đình
Theo CryptoPotato