Một cơ quan của Liên Hợp Quốc đang thúc giục Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất quỹ liên bang để tránh suy thoái.
Jerome Powell – Chủ tịch Fed
“Chúng ta phải thay đổi hướng đi”
Theo báo cáo mới từ một cơ quan của Liên Hợp Quốc, Fed cần phải kìm hãm việc tăng lãi suất.
Báo cáo được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố hàng năm về những phát hiện liên quan đến triển vọng kinh tế toàn cầu. Theo UNCTAD, tốc độ tăng lãi suất của Fed khiến nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái. Theo đó, các nước nghèo hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn các cường quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Jerome Powell, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã tăng lãi suất 5 lần trong năm nay, gần đây nhất là vào tháng 9. Vào dịp đó, Fed đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản, đưa lãi suất chuẩn lên từ 3% đến 3,25%. Điều đáng nói là lãi suất quỹ liên bang bắt đầu năm ở mức gần 0%.
Mục tiêu bao trùm của Fed đằng sau những đợt tăng lãi suất này là kiềm chế lạm phát. Ở mức 8,3% vào tháng trước, tỷ lệ lạm phát của năm 2022 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Ví dụ, chi phí thực phẩm trung bình đã tăng 13,5% ở Hoa Kỳ kể từ tháng 8/2021.
Tuy nhiên, cơ quan của Liên Hợp Quốc tuyên bố hành động của Fed có lẽ quá kịch tính và có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Báo cáo cho biết:
“Bất kỳ niềm tin nào cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ có thể hạ giá bằng cách dựa vào lãi suất cao hơn mà không tạo ra suy thoái đều là một canh bạc khinh suất”.
Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho biết trong một cuộc họp báo tại Geneva:
“Nếu bạn chỉ muốn sử dụng một công cụ để giảm lạm phát… thì khả năng duy nhất là đưa thế giới lao dốc và cuối cùng sẽ dẫn đến suy thoái. Các hành động hiện nay đang làm tổn thương người dân ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Chúng ta phải thay đổi hướng đi”.
Tuy nhiên, Fed vẫn chưa đưa ra bất kỳ kế hoạch nào để đảo ngược hướng đi.
Đau đớn hơn phía trước
Tăng lãi suất tích cực là chiến thuật chính mà Fed thực hiện để chống lại lạm phát do nới lỏng định lượng khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 từ năm 2020-2021. Các biện pháp như thanh toán hàng tỷ đô la tiền mặt cho người nộp thuế, các khoản vay khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ, mua thiết bị y tế, nghiên cứu vắc xin và hàng chục mục đích khác đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phát hành số lượng lớn tiền mới trên quy mô chưa từng có.
Tuy nhiên, do thông qua một cách vội vàng và chịu áp lực bởi mối đe dọa khẩn cấp, các gói cứu trợ COVID cũng bao gồm khoản tiêu dùng ngân sách để làm hài lòng cử tri. Hay nói cách khác, những khoản tiền này được các thượng nghị sĩ và thành viên Quốc hội đưa vào gói luật để tìm cách đưa tiền về các bang quê hương của họ và thành phần quan trọng. Theo một số ước tính, có tới 35% trong số 5,2 nghìn tỷ đô la được chi cho cứu trợ COVID trong 3 năm qua được đổ vào những mục tiêu như vậy. Nghiêm trọng hơn, mức giá cho Kế hoạch giải cứu người Mỹ của Tổng thống Biden (trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la và sẽ được chi trả) là do ngân hàng trung ương mở rộng thêm tín dụng.
Tuy nhiên, đã đến lúc phải trả giá cho tất cả những quyết định in tiền đó. Về phần mình, Powell luôn kiên định với thông điệp: tăng lãi suất chắc chắn sẽ xảy ra trong năm nay và phần lớn Powell đã giữ lời. Trong một bài phát biểu tại Jackson Hole vào tháng 8, ông đã “hứa hẹn” một con đường chông gai phía trước cho các nhà đầu tư, người tiêu dùng, thị trường lao động và hầu như tất cả các bộ phận khác của nền kinh tế.
“Đây là những chi phí đáng tiếc để giảm lạm phát. Nhưng nếu không khôi phục được ổn định giá cả sẽ có nghĩa là nỗi đau lớn hơn nhiều”.
Theo dõi kênh Tiktok của Tạp Chí Bitcoin tại đây để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- LUNC giảm 7% dù Binance vừa đốt 5,5 tỷ token
- Bitcoin tách khỏi thị trường kế thừa – Tăng lãi suất trong tương lai tốt cho tiền điện tử
- Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử cho thấy sức mạnh bất chấp việc Fed Hoa Kỳ tăng lãi suất
Đình Đình
Theo CryptoBriefing