Thị trường tiền điện tử lãnh đạm có thể báo hiệu giá đã tìm thấy mức sàn.
Biến động của tiền điện tử giảm sâu
Sau nhiều tháng giảm biến động, thị trường tiền điện tử dường như đang trì trệ.
Trong tháng qua, giá của nhiều coin lớn vẫn bị mắc kẹt trong phạm vi ngày càng hẹp. Kể từ ngày 15/9, Bitcoin dao động trong phạm vi chỉ 2.350 đô la và dường như hẹp dần theo thời gian. ETH, tiền điện tử lớn thứ hai, cho thấy mức độ biến động giảm tương tự, giao dịch giữa mức 1.400 đô la và 1.200 đô la trong tháng.
Biểu đồ giá BTC | Nguồn: TradingView
Theo Chỉ số biến động tiền điện tử (CVI), biến động giảm mạnh nhất kể từ ngày 7/5, ngay trước khi stablecoin UST của blockchain Terra mất chốt đô la Mỹ và bước vào vòng xoáy tử thần, gây ra làn sóng chấn động trên toàn bộ thị trường. CVI hiện ở mức 65,99, không xa so với mức thấp nhất mọi thời đại 50,41 thiết lập vào ngày 31/3/2019.
Hiệu ứng này rõ rệt đến mức Bitcoin trở nên ít biến động hơn so với một số chỉ số cổ phiếu truyền thống. Ví dụ, trong tháng qua, Bitcoin giao dịch trong phạm vi 9,4%, thấp hơn so với khoảng 10,35% của NASDAQ100. Ngoài ra, biến động vốn chủ sở hữu (đo lường bằng Chỉ số biến động S&P) gần đây ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại mới so với Chỉ số biến động lịch sử Bitcoin của Bitmex, cho thấy mức độ biến động của tiền điện tử hàng đầu sụt giảm rõ rệt.
Có một số lý do khiến biến động giảm mạnh. Yếu tố góp phần nổi bật nhất là thị trường thiếu khối lượng giao dịch. Theo dữ liệu từ Blockchain, tổng khối lượng giao dịch tính bằng USD trên các sàn giao dịch Bitcoin lớn chạm mức thấp nhất trung bình trong 30 ngày là 143,5 triệu đô la kể từ tháng 11/2020. Khi có ít hoạt động mua và bán Bitcoin hơn, nó thường dẫn đến biến động giá thấp hơn.
Tuy nhiên, các yếu tố kinh tế vĩ mô rộng lớn hơn cũng có thể góp phần ổn định giá tương đối của Bitcoin. Sự bất ổn trên thị trường toàn cầu tiếp tục đè nặng lên cổ phiếu truyền thống. Chế độ thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) nhằm giảm lạm phát khiến nhiều người tham gia thị trường lo lắng về những thiệt hại lâu dài mà hành động đó có thể gây ra đối với hệ thống tài chính. Lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt trong những tuần gần đây, báo hiệu thiếu niềm tin vào khả năng thanh toán các khoản nợ của chính phủ.
Vì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác không được kết nối trực tiếp với hệ thống tài chính truyền thống, nên chúng có thể đã thoát khỏi một số vấn đề ảnh hưởng đến các tài sản tài chính hóa khác như cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, kể từ vụ sụp đổ vào tháng 6 buộc nhiều holder lớn phải tháo chạy, những người vẫn nắm giữ có thể không sớm bán. Trong khi những yếu tố này giải thích cho việc thiếu người bán, chúng cũng có thể tác động đến người mua tiềm năng. Triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm buộc những người muốn mua phải kiên nhẫn chờ đợi dấu hiệu tồi tệ nhất qua đi.
Bitcoin có chạm đáy chưa?
Việc thiếu biến động gần đây đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Bitcoin đã tìm thấy mức sàn quanh giá hiện tại hay chưa.
Một cách để giúp đánh giá liệu Bitcoin có chạm đáy hay chưa là so sánh trạng thái hiện tại của thị trường với trạng thái của mùa đông tiền điện tử năm 2018. Vào năm 2018, giá Bitcoin giảm mạnh trong suốt nửa đầu năm, từ mức cao 17.176 đô la vào ngày 5/1 xuống mức thấp 5.768 đô la vào ngày 24/6. Trong 4,5 tháng tiếp theo, Bitcoin giao dịch đi ngang, cố gắng breakout hướng lên nhưng không giảm dưới mức thấp nhất của tháng 6. Tuy nhiên, khi mức thấp cuối cùng bị phá vỡ vào giữa tháng 11, nó dẫn đến sự kiện đầu hàng khiến tiền điện tử hàng đầu trượt xuống mức thấp nhất trong chu kỳ là 3.161 đô la.
Biểu đồ thị trường gấu BTC năm 2018 | Nguồn: TradingView
Đáng ngạc nhiên là tình huống tương tự hiện đang diễn ra vào năm 2022. Bitcoin đã chạm đáy cục bộ tại 17.636 đô la vào ngày 18/6 và không thể vượt qua mức đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực. So sánh giá trực tiếp giữa thị trường gấu năm 2018 và thị trường hiện tại cho thấy đợt giảm cuối cùng khác vẫn chưa xảy ra, giống như năm 2018.
Tuy nhiên, chỉ so sánh hành động giá không nói lên toàn bộ câu chuyện. Xem xét khối lượng giao dịch tương đối giữa đợt giảm năm 2018 và hôm nay cho ta một bức tranh toàn cảnh hơn. So với năm 2018, khối lượng giao dịch Bitcoin trên các sàn lớn thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2018. Có lẽ các lệnh bán bất đắc dĩ do hệ sinh thái Terra sụp đổ và Three Arrows Capital phá sản vào tháng 6 đã tăng tốc đầu hàng và giúp thị trường chạm đáy sớm hơn so với năm 2018.
Ngoài ra, một số chỉ báo kỹ thuật vắng mặt tại thời điểm này trong thị trường gấu năm 2018 cũng đã nhấp nháy tín hiệu. Lãi/Lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL), Đáy chu kỳ Pi và Puell Multiple đều đạt đến mức xuất hiện một lần trong một chu kỳ mà trước đây đã đánh dấu đáy. Điều đáng chú ý là các số liệu này cho đến nay được chứng minh là đúng, khi thị trường không thể phá vỡ mức thấp của tháng 6. Có thể thị trường duy trì trên mức thấp của tháng 6 càng lâu thì nhà đầu tư càng tin tưởng đã chạm đến đáy. Điều này có thể khuyến khích người mua và dẫn đến phục hồi một phần thị trường tương tự như những gì đã xảy ra vào năm 2019.
Tuy nhiên, để kịch bản này có cơ hội xảy ra, Bitcoin cần phải duy trì vững vàng trong suốt tháng 11. Trong khi phe bò tranh luận có khả năng xảy ra đợt tăng giá trước bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ, có vẻ phe gấu vẫn nắm quyền kiểm soát do lạm phát tăng vọt và triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu kém. Nhưng với tình trạng thiếu biến động hiện tại, hy vọng chúng ta sẽ sớm biết liệu đã đến lúc khép lại mùa đông tiền điện tử hiện tại hay chưa.
Theo dõi kênh Tiktok của Tạp Chí Bitcoin tại đây: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Khi nào Bitcoin chạm đáy?
- Khai thác Bitcoin không sinh lời trong suốt quý 3
- Martin Gruenberg của FDIC: Stablecoin cần được quy định phù hợp trước khi tích hợp chính thống
Minh Anh
Theo Cryto Briefing