Một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành dịch vụ tài chính muốn giúp các nhà đầu tư tổ chức thêm bitcoin và các tài sản tiền mã hóa khác vào danh mục đầu tư hàng tỷ đô la của họ.
Trích dẫn sự cần thiết các sản phẩm tiền mã hóa cho các nhà đầu tư tổ chức, Fidelity Investments, nhà quản lý tài sản lớn thứ năm trên thế giới với 27 triệu khách hàng và 7,2 nghìn tỷ đô la giá trị tài sản khách hàng, đã thông báo sẽ khởi động một công ty riêng để cung cấp dịch vụ lưu ký tiền mã hóa và thực hiện giao dịch cho các tổ chức.
Được gọi là dịch vụ tài sản kỹ thuật số Fidelity, CNBC báo cáo rằng công ty sẽ đóng vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư tổ chức và ngành công nghiệp tiền mã hóa tập trung vào bán lẻ, vốn gần đây đã tìm cách chào mời các tổ chức tham gia.
“Mục tiêu của chúng tôi là mang các tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như bitcoin, dễ tiếp cận hơn cho các nhà đầu tư,” Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Fidelity Investments Abigail Johnson cho biết trong một thông cáo báo chí. “Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục đầu tư và thử nghiệm, trong dài hạn, với các cách để làm cho lớp tài sản mới nổi này dễ hiểu và dễ sử dụng hơn cho khách hàng của chúng tôi.”
Liên doanh mới này sẽ do Tom Jessop đứng đầu, người mà theo hồ sơ LinkedIn, đã trải qua 17 năm làm việc tại Goldman Sachs trước khi gia nhập startup blockchain Chain với tư cách chủ tịch vào năm 2017 và sau đó là Fidelity vào năm 2018 với tư cách là trưởng bộ phận phát triển kinh doanh của công ty.
Jessop nói với CNBC: “Chúng tôi thấy rằng có một số thứ nhất định các tổ chức cần thiết mà chỉ có một công ty như Fidelity mới có thể cung cấp. Chúng tôi đã có một số công nghệ mà chúng tôi đã bổ sung từ các phần khác của Fidelity – chúng tôi có thể tận dụng tất cả các nguồn lực của một tổ chức lớn.”
CCN đã báo cáo vào đầu năm nay rằng Fidelity dường như đang xây dựng một sàn giao dịch tiền mã hóa, vì công ty đã quảng cáo nội bộ cho các nhà phát triển để giúp xây dựng một “sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số.” Khác với thái độ và tuyên bố của một số gương mặt cộm cán trong ngành công nghiệp tài chính chủ đạo, Abigail Johnson không chỉ tham dự một hội nghị tiền mã hóa năm ngoái mà còn nói với khán giả rằng cô ấy là một “tín đồ” của công nghệ này.
Lập trường mở này đã cho phép Fidelity tự đặt mình vào vị trí dẫn đầu tiềm năng trong thị trường tiền mã hóa đang phát triển, mà theo báo cáo đã bắt đầu thu hút các khoản hiến tặng từ những trường đại học lớn như Harvard và Yale.
“Bạn có thể nhìn vào thế giới mã hóa và nói ‘wow đây là một điều mới’ nhưng chúng tôi đã quản lý các vật liệu chính trong một thời gian dài,” Jessop tiếp tục cho biết trong cuộc phỏng vấn của CNBC. “Chúng tôi đã học được cách để khởi chạy bảo mật doanh nghiệp, sau đó thông qua việc khám phá bitcoin và một số người mà chúng tôi đã thuê, nhanh chóng phát triển một số chuyên môn về tiền mã hóa và kết hợp hai thứ đó.”
Fidelity gia nhập một danh sách ngày càng tăng của những gã khổng lồ tài chính truyền thống, những người đã thấy được tiềm năng trong không gian tiền mã hóa để giải thích cho việc đầu tư vào các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm phù hợp cho thị trường mới sinh này. Sàn giao dịch liên lục địa (ICE), Goldman Sachs, Citigroup và Morgan Stanley chỉ là một vài trong số những cái tên có kế hoạch triển khai các dịch vụ tài sản số trong tương lai gần.
Tất nhiên, thị trường gấu 2018 có thể đã làm giảm sự nhiệt tình trong một số phòng họp. Theo CCN báo cáo sáng nay, Barclays được cho là đã lặng lẽ đặt dự án bàn giao dịch tiền mã hóa của mình “đóng băng,” trong khi Goldman Sachs trì hoãn bàn giao dịch của mình có kế hoạch ưu tiên một dịch vụ lưu ký tài sản mã hóa.
Mặc dù vậy, Fidelity dường đã không bị lung lay bởi sự sụt giảm giá lớn đã xảy ra trong 10 tháng qua.
“Không ai nói ‘gee Internet chết ngắc rồi’ khi một số công ty Internet giai đoạn đầu năm 2000 phải ngừng hoạt động kinh doanh,” Jessop kết luận. “Chúng tôi không tập trung quá nhiều vào giá cả. Đó là một công nghệ cơ bản – mọi người đang cố gắng để tiếp xúc với xu hướng này, và mong đợi sự biến động trong bản thân tài sản.”
Nguồn: TapchiBitcoin.vn/ccn