SingularityNET – một thành viên sáng lập của Artificial Superintelligence Alliance mới được ra mắt – đã công bố khoản đầu tư 53 triệu đô la để thúc đẩy Artificial General Intelligence (AGI) và Artificial Superintelligence (ASI). Khoản đầu tư 23 triệu đô la ban đầu sẽ được sử dụng để phát triển siêu máy tính mô-đun đầu tiên trên thế giới phục vụ nghiên cứu AGI và ASI.
Theo Tiến sĩ Ben Goertzel – Giám đốc điều hành của SingularityNET và ASI Alliance – đội ngũ AI của SingularityNET đã phát triển những phương pháp AI mới mẻ kết hợp cả mạng nơ-ron và các phương pháp biểu tượng (symbolic), giúp giảm nhu cầu về dữ liệu, sức mạnh xử lý và năng lượng so với các mạng nơ-ron sâu tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các cơ sở siêu máy tính quan trọng để thúc đẩy phát triển AI. Điều đó giải thích lý do tại sao SingularityNET đang đầu tư vào các cơ sở phần cứng mới.
“Cơ sở phần cứng mới của chúng tôi sẽ bổ sung cho các mạng máy tính phi tập trung vốn đã mạnh mẽ của mình và tăng khả năng cung cấp các ứng dụng AI tiên tiến ở quy mô lớn cũng như dẫn đầu lĩnh vực AI trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng AGI và ASI.”
SingularityNET tuyên bố rằng sáng kiến siêu máy tính bao gồm việc xây dựng các trung tâm dữ liệu AI và Điện toán hiệu suất cao (HPC) hiện đại bằng cách sử dụng các giải pháp trung tâm dữ liệu mô-đun ExaContainer của Ecoblox, trang bị GPU và CPU hàng đầu từ NVIDIA, AMD và Tenstorrent, cùng các máy chủ AI tiên tiến từ ASUS và GIGABYTE.
“Công trình mà Tiến sĩ Goertzel và nhóm của ông đang thực hiện để đưa AGI vào cả siêu máy tính và sản phẩm cuối cùng của họ thật tuyệt vời. Công nghệ tính toán không đồng nhất của Tenstorrent với CPU, RISC-V và công nghệ tăng tốc AI của chúng tôi hoàn toàn thích hợp để giúp họ đạt được mục tiêu này. Kết hợp điều đó với các ngăn xếp phần mềm nguồn mở của chúng tôi, tôi tin rằng SingularityNET sẽ có những gì họ cần để hoàn thành sứ mệnh của mình”, Jim Keller, CEO của Tenstorrent, cho biết.
Siêu máy tính sẽ được tối ưu hóa để đào tạo Mạng nơ-ron sâu (DNN) và Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Được thiết kế để hỗ trợ khối lượng công việc AI động cần thiết cho các ứng dụng AGI, nó sẽ cho phép tính toán nhanh và hiệu quả hơn, tạo điều kiện chuyển sang học tập liên tục và tự cải thiện trong AI.
Khoản đầu tư này cũng sẽ hỗ trợ phát triển các hình thức ảo hoá hệ điều hành máy tính mô-đun có thể được đặt trên khắp thế giới. Các mô hình này sẽ đóng vai trò là trung tâm phi tập trung cho mạng lưới các thiết bị AI.
Với động thái chiến lược này, SingularityNET không chỉ củng cố vị thế của mình trong cuộc đua AI toàn cầu mà còn hỗ trợ các đối tác trong ASI Alliance, bao gồm Fetch.ai và Ocean Protocol, trong nỗ lực hợp tác nhằm thúc đẩy các công nghệ AI phi tập trung.
Thông báo này được đưa ra sau khi Fetch.ai, SingularityNET và Ocean Protocol công bố kế hoạch sáp nhập thành ASI vào tháng 3. Liên minh này được thành lập nhằm mục đích phi tập trung hóa sự phát triển của hệ sinh thái AI và cạnh tranh với sự thống trị AI của Big Tech.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Fetch.ai, SingularityNET và Ocean Protocol dự kiến ra mắt token ASI trị giá 7,5 tỷ đô la vào tháng 5
- Lý do token AI SingularityNET (AGIX) tăng gần 28% trong ngày
Itadori
Theo CryptoBriefing