Trong Dự thảo Nghị quyết Quốc hội về xây dựng Trung tâm Tài chính Khu vực và Quốc tế tại Việt Nam, đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ tài chính) lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo đã đề xuất áp dụng chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tài chính (fintech). Theo đó, Ủy ban quản lý và điều hành trung tâm tài chính sẽ được ủy quyền cấp phép, giám sát, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với hệ thống sandbox, bao gồm cả sàn giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa và tiền mã hóa.
Các giao dịch bằng tài sản mã hóa và tiền mã hóa trong khuôn khổ trung tâm tài chính dự kiến sẽ được triển khai từ ngày 1/7/2026. Quốc hội giao cho Chính phủ nhiệm vụ ban hành quy định chi tiết, tập trung vào năm nhóm vấn đề chủ chốt:
- Các biện pháp phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản và tiền mã hóa;
- Các quy định quản lý giao dịch liên quan tới hoặc thực hiện bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa;
- Biện pháp kiểm soát hoạt động “đào” tài sản mã hóa nhằm giảm thiểu rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường;
- Quy trình quản lý, xử lý việc phát hành, sở hữu và giao dịch token tiện ích;
- Quy định kiểm tra, chứng nhận mức độ bảo mật, an ninh và an toàn mạng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa, bao gồm cả quản lý, xử lý phát hành, sở hữu và giao dịch các NFT.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng đề cập đến các chính sách tài chính và phát triển thị trường vốn. Cụ thể, các hoạt động tài chính xanh trong trung tâm tài chính (như giao dịch tín chỉ carbon, tài trợ vốn cho các dự án xanh…) sẽ được áp dụng ưu đãi như những lĩnh vực thuộc Danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư. Đối với các ngân hàng nước ngoài có ý định thành lập chi nhánh hoặc chuyển trụ sở, văn phòng đại diện đến trung tâm tài chính Việt Nam, cũng sẽ được hưởng các ưu đãi tương tự như những lĩnh vực thuộc Danh mục ưu đãi đầu tư.
Các hoạt động đăng ký, lưu ký, giao dịch và thanh toán bù trừ cho chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán của trung tâm tài chính sẽ được thực hiện theo thông lệ của các trung tâm tài chính hàng đầu. Đồng thời, các chủ thể tham gia trung tâm tài chính được tự do lựa chọn áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán, tài chính và báo cáo tài chính; trường hợp đã thực hiện theo chuẩn mực quốc tế thì không cần phải tuân thủ quy định nội địa.
Đáng chú ý, việc thành lập sàn giao dịch chuyên biệt cho trung tâm tài chính dựa trên ứng dụng công nghệ fintech sẽ được triển khai theo quy trình hành chính đơn giản hóa, có hiệu lực từ ngày 1/7/2026. Tương tự, quá trình phát triển thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm cho trung tâm tài chính cũng sẽ được thực hiện thông qua các thủ tục đơn giản hóa bắt đầu từ cùng ngày.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Chính phủ Việt Nam định nghĩa tài sản số: Điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự
- Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ sở hữu tiền điện tử khi nhận thức toàn cầu đạt 93%
- Việt Nam có kế hoạch thử nghiệm sàn giao dịch crypto tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh
Hàn Tín