Bộ Tài chính đề xuất phạt 2 tỷ với thao túng, 200 triệu nếu không chuyển tài sản mã hóa về sàn cấp phép

Updated: 14/05/2025 at 15:44

Bộ Tài chính Việt Nam vừa công bố dự thảo sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, với nội dung mở rộng bao gồm cả thị trường tài sản mã hóa. Đây là lần đầu tiên các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản mã hóa được đưa vào khung xử phạt hành chính.

Một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất xử phạt từ 100 triệu đến 200 triệu đồng đối với các cá nhân không mở tài khoản và không chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu ký, giao dịch tại các sàn được cấp phép bởi Bộ Tài chính. Biện pháp này nhằm đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong quản lý loại tài sản mới, vốn còn nhiều rủi ro và chưa có hành lang pháp lý rõ ràng.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất mức phạt rất nặng, từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng, cho các hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa, bao gồm: sử dụng nhiều tài khoản để tạo cung cầu giả; thông đồng giao dịch không thực sự chuyển giao quyền sở hữu; đưa thông tin sai lệch lên truyền thông nhằm điều hướng thị trường. Đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý nêu chi tiết các hành vi được xem là thao túng thị trường tài sản mã hóa.

Ngoài ra, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa cũng đối mặt với mức phạt 300 triệu đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm các quy định như không xác minh danh tính nhà đầu tư, quảng cáo gây hiểu nhầm, hay không tách bạch tài sản của khách hàng và tài sản tự doanh. Với những vi phạm nghiêm trọng, các tổ chức này có thể bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đồng coin đều được niêm yết trên sàn tập trung; nhiều token chỉ tồn tại trên các sàn phi tập trung (DEX), nơi giao dịch không thông qua đơn vị trung gian. Hiện vẫn chưa rõ cơ chế quản lý sẽ áp dụng ra sao với các tài sản này, cũng như việc các token được phân phối miễn phí qua airdrop có bị xem là thu nhập chịu thuế hay không.

Một điểm đáng lưu ý khác là nhiều người dùng hiện đang tự lưu trữ tài sản mã hóa trong ví cá nhân – điều vốn được xem là chuẩn mực về bảo mật và quyền sở hữu trong thế giới phi tập trung. Việc yêu cầu họ rút tài sản khỏi ví để nạp lên sàn được cấp phép không những làm gia tăng rủi ro mà còn đi ngược lại tinh thần cốt lõi của blockchain: “Not your key, not your coin”.

Theo Bộ Tài chính, tài sản mã hóa là một loại tài sản số sử dụng công nghệ mã hóa hoặc công nghệ số tương đương để xác thực quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ và giao dịch. Trong bối cảnh loại tài sản này phát triển nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc siết chặt quản lý và thí điểm trong phạm vi giới hạn, có giám sát chặt chẽ là cần thiết nhằm bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo ổn định tài chính.

Cuối tháng 3, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành và giao dịch tiền mã hóa, trong đó đề xuất phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước để quản lý các sàn giao dịch hoạt động theo cơ chế thử nghiệm.

Hàn Tín

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Stellar (XLM) đã thách thức mức đỉnh được thiết lập vào giữa tháng 1/2025 tại mốc 0,515 đô la. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh 109,7% chỉ trong một tuần, phe bò của XLM đã kiệt sức và buộc phải thoái lui. Mặc dù vậy, cùng với phần còn lại... ...

Tổng vốn hóa thị trường crypto (TOTAL) và Bitcoin giảm nhẹ trong 24 giờ qua, có thể là do thị trường đang trong giai đoạn hạ nhiệt. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng điều chỉnh nhẹ này, altcoin MemeCore (M) lại chịu cú sốc lớn khi giảm tới 29%.... ...

Hiệu suất kinh tế ấn tượng của Trung Quốc trong quý 2 năm 2025 đã tạo ra những tín hiệu trái chiều cho các thị trường tài sản kỹ thuật số. Các cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Bắc Kinh đang thể hiện ảnh hưởng phức tạp... ...

Năm 2025 đến nay đã khá thành công nhưng với Solana (SOL) có lẽ mọi thứ chỉ mới bắt đầu nóng lên. Một dự đoán giá mới vừa được đưa ra và phải nói là khá táo bạo: SOL có thể tăng gấp đôi giá trị vào cuối năm nay.... ...

Thị trường crypto khởi đầu quý 3 bằng một đợt tăng giá mạnh, với gần 500 tỷ USD chảy vào chỉ trong hai tuần. Nếu không tính Bitcoin (BTC), vẫn có nguồn vốn trị giá đến 160 tỷ USD đi vào không gian chung. Với dòng vốn vào mạnh mẽ,... ...

XRP hướng đến mức $5 trong bối cảnh có nhiều diễn biến tăng giá, bao gồm cả việc phê duyệt ETF và các mô hình kỹ thuật. Nhà phân tích Gordon xác định mô hình cốc tay cầm khổng lồ trên biểu đồ hàng tuần. Quỹ ProShares XRP ETF sẽ... ...

Cardano (ADA) đang tiến rất gần đến một thời khắc bứt phá quan trọng, theo phân tích từ chuyên gia Dan Gambardello. Hiện tại, đồng coin này vừa chạm ngưỡng kháng cự tại đường trung bình động (MA) 200 ngày, đồng thời tiến sát các mốc Fibonacci mang tính quyết... ...

Bitcoin vừa đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới tại 123.091 đô la vào hôm qua và hiện đang giao dịch ở mức 119.315 đô la. Một số trader và nhà phân tích cho rằng đây chưa phải là điểm dừng, mà có thể chỉ là khởi đầu... ...

Với việc Bitcoin giữ giá quanh $120.000 và Ethereum ổn định gần mức $3.000, đà tăng trưởng đã lan sang các altcoin Trung Quốc. Chỉ số crypto “Made in China” đã tăng gần 1% trong 24 giờ qua, với các altcoin hoạt động tốt nhất như VeChain, Conflux và Qtum... ...

Uniswap (UNI) đang bắt đầu bứt phá mạnh mẽ sau quãng thời gian dài lình xình trong vùng đi ngang. Động thái rút 25 triệu USD từ ví cá voi, cùng với sự gia tăng rõ rệt trong hoạt động ví và số lượng người dùng, đang góp phần củng... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode