Sự chấp nhận stablecoin trong giới tổ chức đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, được thúc đẩy bởi hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng, môi trường pháp lý thuận lợi hơn và nhu cầu ngày càng lớn đối với các giải pháp thanh toán xuyên biên giới hiệu quả.
Theo báo cáo mới nhất từ Fireblocks, 86% các tổ chức được khảo sát cho biết họ đã có đầy đủ đối tác và hệ thống cần thiết để tích hợp stablecoin, đánh dấu bước chuyển rõ rệt từ giai đoạn thử nghiệm sang triển khai quy mô lớn.
Hiện tại, gần một nửa (49%) đang sử dụng stablecoin cho các hoạt động thanh toán thực tế, 23% đang trong giai đoạn thử nghiệm, và 18% chuẩn bị triển khai. Chỉ còn 10% chưa đưa ra quyết định, cho thấy xu hướng chấp nhận đang lan rộng trong các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.
Rào cản dần biến mất
So với năm 2023, những trở ngại đối với stablecoin đã giảm rõ rệt:
-
Chỉ 18% tổ chức còn lo ngại vấn đề tuân thủ (so với 74% trước đó)
-
Sự bất định về pháp lý giảm từ 85% xuống 25%
-
Lo ngại về năng lực kỹ thuật nội bộ cũng giảm từ 41% còn 14%
Sự cải thiện này phần lớn nhờ các quy định quốc gia rõ ràng hơn, khung pháp lý AML và KYC hiệu quả hơn, cùng với sự đồng thuận toàn cầu về tiêu chuẩn quản lý.
64% tổ chức cho biết các tiêu chuẩn và thực hành tốt đã cải thiện đáng kể góc nhìn của họ về stablecoin. Bên cạnh đó, 60% đánh giá cao sự hài hòa quy định toàn cầu, và 56% nhận thấy công cụ tuân thủ đã được cải thiện rõ rệt.
Đặc biệt, 75% cho biết đã ghi nhận nhu cầu rõ ràng từ phía khách hàng đối với các sản phẩm dựa trên stablecoin – thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ thử nghiệm sang thương mại hóa.
Các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán hiện cũng coi stablecoin là hạ tầng chiến lược, không còn là công nghệ đầu cơ, nhằm giành lại thị phần trong các luồng tiền quốc tế.
Những động lực chính thúc đẩy adoption
Việc triển khai stablecoin giờ đây không chỉ còn là các thử nghiệm khái niệm (PoC) mà đã tiến đến cấp độ doanh nghiệp. Các yếu tố như khả năng tự động tuân thủ, tiếp cận thanh khoản và xử lý giao dịch trở thành điểm khác biệt then chốt.
-
41% ưu tiên tốc độ thanh toán nhanh và ổn định
-
34% cần sự minh bạch pháp lý
-
31% yêu cầu cầu nối fiat-crypto hiệu quả
-
27% đánh giá cao độ sâu thanh khoản
Yếu tố an ninh vẫn là điều kiện bắt buộc: 36% tổ chức nhấn mạnh cần có các biện pháp bảo vệ chống gian lận tốt hơn, trong khi 31% coi bảo mật là một lợi thế hàng đầu của stablecoin.
Fireblocks lưu ý rằng các tổ chức đang dần từ bỏ mô hình “crypto-remote” – nơi quản lý tài sản số được giao cho bên ngoài – để chuyển sang tích hợp trực tiếp vào hệ thống treasury, quản trị rủi ro và tuân thủ nội bộ.
Ngoài việc cải thiện hiệu suất, các yếu tố chiến lược khác như mở rộng doanh thu, thâm nhập thị trường mới và đáp ứng nhu cầu khách hàng đang dần trở thành lý do chính để triển khai stablecoin:
-
40% xem stablecoin là công cụ thâm nhập thị trường mới
-
38% phản hồi theo nhu cầu của khách hàng
-
37% tìm kiếm cơ hội tăng trưởng doanh thu
Thanh toán xuyên biên giới dẫn đầu nhu cầu
Stablecoin đang nổi lên như một phần thiết yếu để hiện đại hóa hạ tầng tài chính toàn cầu. Tổng vốn hóa thị trường stablecoin gần đây đã đạt gần 238 tỷ USD – một minh chứng rõ ràng cho nhu cầu ngày càng tăng.
Mặc dù hệ thống thanh toán nội địa đã đạt được một số tiến bộ trong xử lý thời gian thực, các giao dịch quốc tế vẫn bị giới hạn bởi mạng lưới ngân hàng đại lý lỗi thời – vốn chậm, thiếu minh bạch và chi phí ngoại hối cao.
58% ngân hàng truyền thống cho biết chuyển tiền xuyên biên giới là ứng dụng chính của stablecoin – gấp đôi các trường hợp sử dụng khác. Các mục đích phổ biến khác bao gồm:
-
Thanh toán thương mại (28%)
-
Tối ưu hóa ngân quỹ (12%)
-
Quyết toán thương nhân (9%)
-
Hóa đơn B2B (9%)
Đặc biệt, 48% nhấn mạnh tốc độ giao dịch là yếu tố giá trị nhất của stablecoin – cao hơn nhiều so với tối ưu thanh khoản (33%), tích hợp dòng tiền (33%) và tiết kiệm chi phí (30%).
Báo cáo kết luận rằng các tổ chức hiện ưu tiên hiệu suất và khả năng kiểm soát hơn chi phí, phản ánh một sự chuyển hướng rõ rệt sang mô hình thương mại xuyên biên giới ổn định, hiệu quả và có thể mở rộng.
- Stablecoin sẽ chạm mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2028? Bộ Ngân khố nói “có”
- Cơn sốt stablecoin: 5 sáng kiến nổi bật hứa hẹn thay đổi toàn cảnh thị trường crypto 2025
Hàn Tín
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thẻ đính kèm:
- Fireblocks
- stablecoin