Ngân hàng Trung ương các quốc gia sẽ rất thận trọng khi áp dụng tiền kỹ thuật số
Sẽ có rất nhiều tranh luận xảy ra nếu bong bóng Bitcoin có chức năng đổi trả, thế chấp. Và một trong những chủ đề gây tranh luận nhất sẽ về việc liệu chính phủ có tham gia vào thị trường tiền crypto?
Câu trả lời dù không thỏa đáng nhưng có thể chắc chắn nhất là còn tùy. Chúng ta đang hướng đến một tương lai không thanh toán bằng tiền mặt, và chính phủ cũng như ngân hàng trung ương không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc lên kế hoạch chuẩn bị cho điều này. Nhưng một tương lai không thanh toán bằng tiền mặt không có nghĩa là nhất thiết chúng ta phải sử dụng tiền kỹ thuật số do chính phủ hỗ trợ. Và mặc dù Bitcoin cùng những đồng tiền số khác đem lại rất nhiều ứng dụng thực tiễn thì việc sử dụng chúng thay thế tiền mặt vẫn còn là điều chưa chắc chắn.
Công nghệ Blockchain mang đến cho Bitcoin hai đặc tính quan trọng: đồng tiền này có thể đem trao đổi ngang hàng mà không cần đến một trung gian đáng tin cậy, và nó cho phép ẩn danh các trao đổi. Với hai giá trị nổi bật này, Bitcoin không khác gì tiền mặt thông thường. Nhưng khác nhau ở chỗ, tiền mặt do chính phủ chịu trách nhiệm, do ngân hàng trung ương kiểm soát còn Bitcoin không thuộc quyền sở hữu của bất cứ ai. Đây quả là một lỗ hổng chết người của Bitcoin bởi sẽ không có ai chịu trách nhiệm khi đồng tiền này rớt giá về 0.
Do vậy, chính phủ đã đảm bảo sẽ phát hành một đồng tiền số giống Bitcoin, nhưng hợp pháp và được chính phủ chống lưng. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chính phủ lại muốn làm như vậy? Theo quan điểm của chính phủ, đặc tính ẩn danh của tiền mặt là một hạn chế che giấu cho các cá nhân trốn thuế cũng như các cá nhân phạm tội. Tiền kỹ thuật số, nếu do ngân hàng trung ương phát hành, sẽ có thể chấm dứt tình trạng ẩn danh này.
Và ngoài ra, sự góp mặt của một trung gian đáng tin cậy trong phân phối tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương cũng là điều khó xảy ra. Lý do bởi vì chính ngân hàng trung ương đã là một trung gian đáng tin cậy. Và rõ ràng là một trung gian đáng tin cậy cũng khiến cho tiền tệ số hoạt động trôi chảy hơn. Nếu không có những trung gian này, hệ thống dựa trên công nghệ Blockchain còn trở nên phức tạp hơn, và đòi hỏi nhiều điện năng hơn cho việc tính toán.
Do đó, tiền tệ số do chính phủ hỗ trợ, nếu được ra mắt, thì cũng sẽ không hoạt động như Bitcoin. Nếu vậy, liệu loại tiền tệ này có được công chúng ủng hộ?
Chúng ta không nên xem nhẹ vấn đề này bởi tiền mặt đang ngày càng trở nên lỗi thời. Ví dụ như ở Thụy Điển, một số cửa hàng đã không còn chấp nhận hóa đơn hoặc tiền xu. Ở các quốc gia đang phát triển, thanh toán qua thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng sự đổi mới về tiền điện tử không hề đòi hỏi sự có mặt của tiền tệ số, ít nhất là tiền do chính phủ chống lưng. Nền kinh tế không tiền mặt vẫn phát triển tốt mà không cần sự xuất hiện của tiền tệ số.
Hơn nữa, tiền tệ số phát hành bởi ngân hàng trung ương cũng không tránh khỏi những hệ lụy không mong muốn. Không giống như tiền mặt, tiền tệ số có thể trở thành một tài khoản thay thế cho tài khoản vãng lai ở các ngân hàng thương mại. Do vậy, các ngân hàng có thể phải thay đổi cách thức hoạt động của mình và các chính phủ cũng sẽ phải thay đổi cách tiếp cận với các quy định tài chính.
Hệ thống tài chính rất có thể sẽ tự định hình, không phụ thuộc vào ngân hàng truyền thống với mô hình sử dụng tiền gửi ngắn hạn hỗ trợ cho các khoản vay dài hạn nhiều rủi ro.
Nhiều người cho rằng chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu nhiều hơn. Vì vậy, chính phủ các nước tốt hơn hết vẫn nên thận trọng trong vấn đề này. Một điều rõ ràng là: Đồng tiền trong tương lai có thể có hay không sự góp mặt của tiền tệ số – nhưng tiền mà chính phủ chống lưng, nếu có được phát hành, thì cũng sẽ khác với Bitcoin ngày nay rất nhiều.
Xem thêm:
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin