Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 6: Cuộc cách mạng Satoshi – Khi công nghệ gặp...

Bài 6: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Khi công nghệ gặp Chủ nghĩa vô chính phủ

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác

Phần 2: Học thuyết tiền tệ

Khi công nghệ gặp Chủ nghĩa vô chính phủ, đôi bên cùng được lợi (Phần 2, mục 2)

Bitcoin là nhân tố thay đổi cả chủ nghĩa vô chính phủ trong hòa bình và tự do. Bitcoin ra đời, là vũ khí chống lại tham nhũng của chính phủ và những cơ quan tài chính. Nó không chỉ được tạo ra để cải thiện công nghệ tài chính. Nhưng có vài người lại lầm tưởng vậy. Thực ra thì, Bitcoin được tạo ra với chức năng của một thứ vũ khí tiền tệ, vì như mọi tiền số hóa khác, mục đích của nó là giảm bớt tầm quan trọng của chính phủ. Giờ đây nó đã được minh oan. Mọi người xem bitcoin như một công nghệ vừa nhã nhặn lại vừa khiêm tốn để giải khuây với các chính trị gia và các nhân viên ngân hàng…Mục đích của nó đôi lúc bị lờ đi để nghe có vẻ phù hợp với các thể loại phương tiện truyền thông và tầng lớp quyền lực. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được phép quên đi hay phủ nhân lí do thực sự khiến giao thức này ra đời. –Sterlin Lujan

Khi công nghệ gặp chủ nghĩa vô chính phủ, đôi bên cùng có lợi

Tiền số không được tạo ra để kiếm tiền, blockchain cũng không được tạo ra để giúp công việc ngân hàng tiện lợi hơn. Những nhà phát triển ban đầu không dùng mở nguồn mở hay lãng tránh đăng kí bằng sáng chế, vì họ muốn độc quyền sở hữu công nghệ này hoặc muốn kiếm lời. Họ muốn ai cũng có thể có sự riêng tư và tự do cho mình mà không tốn một đồng nào.

Người nào cho rằng Bitcoin được tạo ra với mục đích lợi nhuận thì tức là không biết gì về lịch sử của bitcoin hay hệ tư tưởng được ẩn giấu dưới những thuật toán. Các dịch vụ đến sau bitcoin kiếm lời từ tiền số hóa và công nghệ blockchain, nhưng bản thân bitcoin là một phương tiện đem tới những thay đổi chính trị và xã hội. Bitcoin đem tới cho các cá nhân quyền năng và làm chính phủ yếu đi. Những nhà phát triển thực sự là những nhà cách mạng. Và bitcoin là tia chớp lóe lên của cuộc nổi loạn.

Bitcoin đã đến đúng thời điểm, không sớm không muộn. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã trao cho chính phủ một vũ khí vô địch chống lại điều mà thiếu đi tiền số hóa, các cá nhân trở nên mong manh yếu ớt. Đó là nghệ thuật đối thoại bí mật.

Trước Satoshi, từng có một kĩ sư và đồng thời là nhà khoa học tên Timothy C.May – người đôi lúc được xem là cha đẻ của bitcoin. Tuyên ngôn mật mã  của người vô chính phủ (Crypto Anarchist Manifesto – 1988) của May lần đầu tiên xuất hiện và được phát cho vài người vô chính phủ trong lĩnh vực công nghệ ở Hội nghị Crypto 88. Tuyên ngôn gồm sáu đoạn văn, giải thích nhu cầu về một loại công nghệ máy tính hoạt động dựa trên giao thức được mã hóa. Hệ thống này sẽ “hoàn toàn thay thế bản chất kiểm soát của chính phủ, tê liệt chức năng đánh thuế và kiểm soát các giao dịch kinh tế của chính phủ, cho ta được bảo mật thông tin, và trên tất cả, công nghệ này sẽ thay đổi bản chất của chữ tín và danh tiếng…  

Công nghệ cần cho cuộc cách tân này, cuộc cách tân cả về mặt xã hội lẫn kinh tế đã luôn tồn tại trong giả thuyết suốt thập kỉ qua… Nhưng giờ đây khi mạng lưới máy tính và máy tính cá nhân đã đạt đủ tốc độ cần thiết, cuối cùng ta mới có thể biến điều đó thành sự thật.”

Sự ra đời của bitcoin

Tuyên ngôn kết thúc với câu “Hãy nổi dậy đi! Chúng ta chẳng có gì để mất cả, ngoại trừ hàng rào kẽm gai nhà mình!”. Ở đây, hàng rào kẽm gai là một hình ảnh rất đặc trưng của người Mỹ. Dây kẽm gai gợi lên hình ảnh vùng đất phía Tây từng bị ngăn cách bởi những hàng dây kẽm gai sắc nhọn, và rồi những cao bồi tới đây đã phá nát hàng rào này để tìm kiếm một vùng đất tự do cho chính mình.

Thậm chí vào năm 1988, May đã có thể hình dung được lịch sử mật mã hóa. Vào giữa những năm 1970s, mật mã hóa không còn là lĩnh vực nghiên cứu độc quyền của quân đội và các cơ quan tình báo nữa. Các nghiên cứu học thuật về lĩnh vực này được chia sẻ rộng rãi. Năm 1975, một Sự kiện diễn ra đã khiến chính phủ không thể thâu tóm lĩnh vực này nữa. Bậc thầy về máy tính Whitfield Diffie và giáo sư chuyên về kĩ sư điện phát minh ra mã hóa khóa công khai (public key) và xuất bản thành quả nghiên cứu của họ năm tiếp theo trong bài luận “Con đường mới trong lĩnh vực mật mã hóa”

Kỹ thuật mã hoá với khoá chung  (public-key encryption) đã làm bùng nổ cả cộng đồng máy tính. Chính sự đơn giản lại là điểm thiên tài của nó. Mỗi người dùng sẽ có hai mã – một mã cá nhân, một mã công khai – và hai mã đều độc nhất, không trùng lặp với bất kì ai khác. Mã công khai truyền tải một đoạn tin nhắn mà chỉ có dùng mã cá nhân mới được phép xem. Nếu như mã công khai có thể để ai biết cũng được, thì mã cá nhân phải tuyệt đối giữ kín. Qua đó, ta có một hình thức bảo mật cực kì chắc chắn và an toàn.

Diffie đã tìm thấy cảm hứng từ vấn đề bên thứ ba ủy thác. Cuốn sách High Noon on the the Electronic Frontier: Conceptual Issues in Cyberspace trích dẫn lời của Diffie như sau “Bạn bảo mật file của mình, nhưng mà nếu bạn ra tòa, thì bảo mật cũng chẳng có nghĩa lí gì. Những người điều hành đang bảo mật file bạn sẽ bán đứng bạn, vì chẳng ai thích đi tù cả”. Diffie đưa ra giải pháp: một mạng lưới phân tán, mỗi cá nhân sở hữu một mã toán truy cập để bảo vệ sự riêng tư của mình. Quyền riêng tư vốn từng bị đe dọa bởi cộng đồng kĩ thuật số, giờ lại có thể đem tới sự bảo mật riêng tư cho mọi người.

Vấn đề đã được giải quyết khi ta gạt đi nhu cầu về lòng tin và chữ tín. Hơn thế, kỹ thuật mã hoá với khoá chung còn loại bỏ mâu thuẫn thường xảy ra khi gửi một thông tin tuyệt mật qua những kênh không được bảo mật. Không còn cơ hội nào cho “Eve” – tên gọi của những người viết mật mã chuyên đi rình mò thông tin. Và quan trọng hơn hết là kỹ thuật mã hoá với khoá chung sinh ra dành cho tất cả mọi người, vì cuộc cách mạng này cần có sự đóng góp của rất nhiều người.

Chính phủ không hài lòng về điều này chút nào. Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kì (NSA) không còn nghe lén được nữa, và đột nhiên độc quyền mật mã hóa của Cục lại được trải đều cho tất cả mọi người. Nhà báo tên Steven Levy bình luận về bài báo trên tờ Wired như sau “Năm 1979, Inman (lúc đó là người điều hành NSA) truyền đi một địa chỉ, được biết đến như là bài phát biểu “bầu trời đang sụp đổ”, ý để cảnh cáo rằng “Các hoạt động nghiên cứu và in ấn liên quan đến mật mã hóa không phải do chính phủ kiểm soát là mối đe dọa với nền an ninh quốc gia”

Cypherpunk hay còn gọi là dân chơi mã dịch đã đáp lại lời đe dọa từ chính phủ, và điển hình là John Gilmore “Thể hiện cho chúng tôi xem! Cho dân chúng thấy liệu xâm phạm vào quyền riêng tư cá nhân, các ông đã ngăn chặn được thảm họa nào diễn ra chưa?  Chính phủ đang cướp đi tự do và quyền cá nhân của tất cả mọi người – để bảo vệ chúng ta khỏi ông ba bị nào đó và họ sẽ chẳng bao giờ giải thích đó là ai hay cái gì? Quyền tự do của mỗi cá nhân không thể định đoạt bởi mình Cục tình báo quân đội, mà phải do cả cộng động cùng quyết định.”

Cuộc chiếc đầu tiên bùng nổ khi Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cố gắng tìm cách để ý tưởng của Diffie và Hellman không lan truyền rộng rãi. Cục thậm chí còn buộc các nhà xuất bản không được xuất bản ý tưởng của Diffie và Hellman, xem họ là đối tượng chống đối, và nhà in nào xuất bản buộc phải đi tù vì phạm vào điều luật cấm lan truyền vũ khí quân sự. Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử nhận được một lá thư với lời lẽ như sau “Tôi nhận thấy trong vài tháng vừa rồi, rất nhiều nhóm ở Viện đã in và xuất những bài báo kĩ thuật về mật mã hóa và mã hóa – một lĩnh vực kĩ thuật đang được kiểm soát bởi Luật pháp Liên bang, cụ thể là: ITAR (Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế, 22 CFR 121-128)

Chính phủ muốn bịt miệng. Các điều luật được đặt ra. NSA muốn kiểm soát cả những quỹ đầu tư cho các dự án mật mã hóa. Inman nêu rõ lập trường của mình trong một buổi phỏng vấn công khai với tạp chí Khoa học.

NSA còn cân nhắc về việc yêu cầu mọi người “giao kèo” mã cá nhân của họ với một bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ được chỉ thị bởi quyết định của quan tòa hoặc cảnh sát. Rõ ràng là nếu vậy, vấn đề bên thứ ba ủy thác vốn ban đầu có thể được giải quyết bởi kỹ thuật mã hoá với khoá chung lại hoàn như cũ. Người đồng sáng lập Electronic Frontier Foundation (hội luật sư công cộng chuyên bảo vệ quyền tự do công dân cho người dùng máy tính) tên John Perry Barlow đã đáp trả “Chính phủ có thể có thuật toán mã hóa của tôi chứ… nhưng mà chỉ khi họ tóm được mã khóa cá nhân của tôi!”

Và NSA thua cuộc. Mật mã hóa giờ đây là một món hàng của công chúng, của tất cả mọi người!

Nổi dậy nào Cypherpunks!(*dân chơi mã hóa)

Vào cuối những năm 1980s, “Cypherpunks” xuất hiện đồng thời cùng với những biến động trong lĩnh vực mật mã hóa. Biệt danh hài hước này do hacker Judith Milhon đặt, ông đã chơi chữ “cipher” (nghĩa là chữ kí hiệu”) và biến nó thành cypher trong cypherpunk.

Tầm nhìn của họ lấy cảm hứng từ nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực máy tính David Chaum, người sáng tạo ra DigiCash, ông có nick name là “Houdini của lĩnh vực mật mã hóa”. Ba bài biết của ông tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

  • Untraceable Electronic Mail, Return Addresses, and Digital Pseudonyms” (1981) đặt nền móng cho các nghiên cứu và bước phát triển liên lạc ẩn danh dựa trên kĩ thuật mã hóa khóa công khai.
  • Blind Signatures for Untraceable Payments” (1983) “Tự động hóa phương thức thanh toán sản phẩm và dịch vụ đang được tiến hành. Loại hình cao cấp nhất của hệ thống thanh toán điện tử mới này sẽ tạo nên ảnh hưởng tuyệt đối tới tự do cá nhân và cả bản chất cũng như sự gia tăng việc sử dụng hệ thống thanh toán cho mục đích sai lệch”. Về lí tưởng thì một hệ thống thanh toán mới cần phải giải quyết hai mâu thuẫn dường như trái ngược nhau này”. Bài viết dấy lên nhu cầu tiền mặt kĩ thuật số, hay digital cash.
  • “Security without Identification: Transaction Systems to Make Big Brother Obsolete” (1985) (tạm dịch là “Bảo mật không cần Danh tính: Hệ thống giao dịch này sẽ khiến các anh lớn trở nên lỗi thời”) giải thích kĩ hơn về tiền mặt kĩ thuật số ẩn danh và hệ thống danh tiếng ẩn danh kiểu kí danh.

Một cypherpunk điển hình sẽ không tin tưởng và căm ghét chính phủ, đặc biệt là các cơ quan liên bang và việc NSA kiểm soát quá chặt mật mã hóa đã khiến sự căm ghét càng thêm sâu sắc. Đa số các cypherpunks đều mở lòng chào đón phản văn hóa, chú trọng vào tự do ngôn luận, tự do giới tính và tự do sử dụng thuốc phiện. Nhìn chung, họ là kiểu người theo chủ nghĩa tự do với khao khát tự do cá nhân (civil libertarians).

Một trong những ví dụ tiêu biểu của những người cực đoan công nghệ là bài báo của Levy trên tờ Wired.

Levy gọi họ là “techie-cum-civil libertarians”. Họ là những người “khát khao một thế giới nơi thông tin của một cá nhân, từ ý kiến của họ về việc phá thai hay lưu trữ y tế của một ca phá thai chỉ được biết qua sự đồng ý của cá nhân đó. Họ khát khao một thế giới nơi những tin nhắn được truyền với tốc độ ánh sáng khắp địa cầu này qua mạng lưới và sóng điện từ. Những công cụ một thời được dùng để giúp chính phủ rình mò giờ lại là phương thức bảo vệ riêng tư cho các cá nhân.

Levy hiểu rất rõ những nguy cơ có thể xảy ra. “Kết quả của cuộc chiến này sẽ quyết định mỗi cá nhân được hưởng bao nhiêu tự do vào thế kỉ 21.” Kéo theo đó là một tổ hợp những sự kiện gắn chặt nhau: Máy tính cá nhân trở nên phổ biến, Internet được sử dụng khắp mọi nơi và nhãn dán “outlaw” – những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.

Sau đó, năm 1991, Phil Zimmermann bắt đầu phát triển PGP (viết tắt của Pretry Goof Privacy) – phần mềm mã hóa email phổ biến nhất. Ông xem phần mềm đó là một công cụ trao quyền dân chủ cho tất cả mọi người. Ông tin tưởng vào điều đó một cách sâu sắc, đến nỗi ông đã quên trả tiền thuế chấp năm lần và suýt nữa mất luôn cả nhà khi đang bận rộn thiết kế phần mềm.”

Phiên bản đầu tiên được gọi là “mạng lưới của lòng tin”. Tên này mô tả phương thức xác thực giữa mã công khai và chủ nhân mã công khai.

Zimmermann mô tả giao thức này trong sổ hướng dẫn của PGP phiên bản 2.0:

“Dần dần, mọi người sẽ tích lũy được những mã khóa từ người khác, những người mà ta cảm thấy tin tưởng được, và giao cho họ trọng trách là người giới thiệu. Mỗi người sẽ có một người giới thiệu riêng. Và rồi dần dần, mỗi người sẽ tích dần và mã khóa của họ sẽ đi cùng với một loạt chữ kí xác nhận từ những người khác, với mục đích là những người nhận được trọng trách xác nhận chữ kí sẽ đặt lòng tin vào một hoặc hai chữ kí. Nếu vậy sẽ xuất hiện nhu cầu một mạng lưới niềm tin phân tán và “vị tha”.

Ban đầu, mọi người có thể tìm tới dịch vụ PGP bằng cách đọc thông báo máy tính. Zimmermann bình luận “giống như những bông bồ công anh gieo khắp nơi khi được cuốn đi cùng với những cơn gió”, PGP lan truyền đi khắp thế giới. Zimmermann sau đó bị thẩm tra tội phạm ba năm liền vì vi phạm hạn chế xuất khẩu phần mềm mã hóa của Hoa Kì.

Quay nhanh về năm 1992, May, Milhon, Gilmore và Eric Hughes thành lập một nhóm cuồng mã hóa, nhóm này tổ chức gặp mặt mỗi buổi chiều thứ 7 ở một văn phòng nhỏ tại San Francisco. Một tờ báo gọi họ là một nhóm “thống nhất bởi sự hài hòa độc nhất của vùng vịnh San Francisco, bởi lòng đam mê cháy bỏng với công nghệ, đắm chìm trong phản văn hóa, và là những người kiên quyết theo chủ nghĩa tự do.”  

Quy mô của nhóm ngày càng được mở rộng. Diễn đàn điện từ The List trở thành một thành viên năng nổ và “thuật toán của tất cả mọi người” – một sự đóng góp bền bỉ bởi những người cùng suy nghĩ với Julain Assange và Zimmermann. Tờ báo The Christian Science Monitor từng ghi nhận “Những người theo chủ nghĩa tự do triệt để chiếm đầu danh sách, cùng với “vài nhà tư bản vô chính phủ hay thậm chí vài người theo chủ nghĩa xã hội”. Vài người có kiến thức nền về kĩ thuật do họ đã làm việc nhiều với máy tính, vài người là những nhà khoa học chính trị, các học giả cổ điển và những vị luật sư”.

Eric Hughes còn đóng góp thêm một tuyên ngôn khác “Tuyên ngôn của một Cypherpunk” với mở đầu là “ Một xã hội mở trong kỉ nguyên điện tử không thể thiếu đi quyền riêng tư.” Nhưng, nó lại tiếp tục như sau “ Đề quyền riêng tư đến tay tất cả mọi người, nó buộc phải là một phần các  “hợp đồng” trong xã hội. Mọi người sẽ cùng khai thác những hệ thống này để có các sản phẩm. Độ riêng tư sẽ dàn trải tùy theo mức độ hợp tác của các đối tượng trong xã hội”

Không lâu sau đó, nhóm phải đối mặt với một sự phản đối, và chính điều này được chính phủ lợi dụng để chĩa mũi nhọn công kích mật mã hóa riêng tư. Những kẻ sử dụng bitcoin với mục đích xấu sẽ tận dụng tính ẩn danh để thực hiện các phi vụ bất hợp pháp. Năm 1992, trong một cuộc phỏng vấn, một kẻ nghi ngờ hỏi May “Dường như mọi thứ đểu tạo điều kiện thuận lợi cho tiền đút lót, các mối đe dọa, hối lộ, mail đen, buôn bán vụng trộm và khủng bố nhỉ?”. May bình tĩnh trả lời “Vâng, thế bán đi thông tin của người khác thì là hợp pháp? Biết đâu họ dùng tính ẩn danh để xưng tội, hay tìm kiếm đối tượng hẹn hò thì sao?”

Cypherpunk tin rằng mã hóa khóa công khai giúp xã hội bớt nguy hiểm hơn, vì hai mối nguy dẫn đến bạo lực được xóa bỏ. Thứ nhất, tính ẩn danh sẽ tạo ra thế cân bằng với chính phủ, những người có quyền lực trong tay. Như thế, ta có thể ngăn chặn các vấn đề tài chính. Ví dụ, nếu như không thể nhìn thấy được giao dịch tài chính, thì chuyện đánh thuế nặng sẽ không xảy ra. Thứ hai, mã hóa khóa công khai giảm thiểu nguy cơ liên quan đến các vụ tội lỗi không có nạn nhân (victimless crimes) như là sử dụng thuốc phiện. Ví dụ, đặt mua thuốc phiện online thì an toàn hơn là mua từ một hàng quán giả mạo. Phải thừa nhận một điều: mã hóa khóa công khai có thể là màng chắn che chở các hành vi vi phạm quyền lợi. Nhưng một Cyperpunk điển hình cho rằng, chuyện đó không hề liên quan. Bản thân mật mã hóa là một thực tế – nó sẽ phát triển chứ không chỉ đem lại các hiệu ứng phụ. Có lẽ họ tin rằng, một giải pháp công nghệ hoặc giải pháp đem tới bởi cộng động sẽ giải quyết được các vụ phi pháp online.

Và cuộc chiến vẫn tiếp tục

Một sự kiện được xem là điển hình nhất trong cuộc chiến giữa các Cyperpunks và chính phủ, đặc biệt là NSA. Gilmore nỗ lực giải cứu thông tin từ những tài liệu mà NSA đang cố giấu kín. Chiến thắng đầu tiên của Gilmore là phân phát bài viết của một người viết mật mã thuê bởi Xerox, trước đó NSA từng thuyết phục Xerox giữ kín bài viết này. Gilmore đăng tải bài viết lên mạng, sau đó, bài viết này đã lan truyền khắp mọi nơi trên Internet.

Tiếp đó, năm 1992, Gilmore lại lần nữa làm NSA tức điên. Ông sắp xếp lại Các quy định của đạo luật về tự do thông tin của Liên bang (Freedom of Information Act (FOIA), yêu cầu nhận được các phần đã bị tiết lộ trong tác phẩm gồm 4 phần của William Friedman, người được goi là cha đẻ của mật mã hóa Mĩ; bản hướng dẫn đã ra đời từ hàng thập kỉ trước. Gilmore còn yêu cầu công khai các tác phẩm khác của Friedman.

NSA đã đáp trả lại bằng sự kiêu hãnh tuyệt đối. NSA dựng nên các thư viện và phân loại lại các tài liệu đã từng được công khai. Bộ Tư pháp cho gọi luật sư của Gilmore và thông báo rằng thân chủ của ông đang tiến gần việc vi phạm đạo luật về gián điệp của Hoa Kỳ (Espionage Act), và có thể bị phạt tù 10 năm. Hành động phạm pháp: Gilmore đã cho mọi người thấy một quyển sách trong thư viện. Gilmore thông báo với quan tòa về phát triển tân tiến nhất, và còn liên lạc cho các phóng viên mục công nghệ.

NSA sợ hãi công chúng, và Cypherpunk hiểu rõ điều đó. Bài báo này nối tiếp bài khác, đặc biệt là bài viết trong tờ San Francisco Examiner. Hai ngày sau đó, tờ New York Times viết “Cơ quan an ninh quốc gia, Cơ quan gián điệp điện tử bí mật của đất nước này, đã đột ngột rút lui khỏi cuộc chiến với một nhà nghiên cứu độc lập về các bản hướng dẫn kĩ thuật bí mật nhà nghiên cứu này tìm thấy trong một thư viện công nhiều tuần trước. Bản hướng dẫn hiện không còn là bí mật, và nhà nghiên cứu này có quyền lưu giữ chúng”. Nhà xuất bản Aegean Park Press ở California nhanh chóng in các quyển sách này.

Những Cypherpunk đời đầu là những người tiên phong đặt ra quan điểm, bối cảnh công nghệ và chính trị, để những thế hệ sau theo đuổi tiền số hóa có thể phát triển. Mục đích của họ là bất tuân và phá vỡ hệ thông qua tiền số, để đạt được tự do cá nhân và thực hiện các quyền tự do bị cấm bởi Liên bang (Counter-economics). Họ đã đặt nền móng và khai sáng con đường cho Satoshi Nakamoto.

Bài 7: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Những câu chuyện cảnh tỉnh từ tiền kĩ thuật số

Dịch giả: Hà Anh

 Tác giả: Wendy McElroy

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Cộng đồng crypto hoảng sợ sau lời bình “Bitcoin là người chiến thắng” của...

Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money, đã gây bất ngờ lớn cho cộng đồng đầu tư Bitcoin vào thứ Sáu, khi đưa...

Sui đang phát triển vượt bậc và cạnh tranh với Aptos để trở thành...

Hệ sinh thái blockchain Sui đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian gần đây, với sự gia tăng mạnh mẽ...

Giá Coin hôm nay 23/11: Bitcoin tiếp tục lập ATH mới sát $100.000, altcoin...

Bitcoin đang tiến gần đến mốc $100.000, được thúc đẩy bởi kỳ vọng về các quy định thân thiện của Hoa Kỳ và sự...

Trump chọn tỷ phú ủng hộ crypto Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử Scott Bessent, nhà quản lý quỹ đầu cơ và là người đam mê tiền điện...

Ngày phát hành token Magic Eden được ấn định vào 10 tháng 12

ME Foundation đã công bố lịch ra mắt token hệ sinh thái ME, được xây dựng trên nền tảng Solana và gắn liền với...

Cboe ra mắt quyền chọn Bitcoin thanh toán tiền mặt theo chỉ số ETF

Cboe Global Markets chuẩn bị ra mắt các quyền chọn thanh toán bằng tiền mặt đầu tiên gắn liền với giá Bitcoin giao ngay,...
ngay-23-11-phan-tich

Phân tích kỹ thuật ngày 23 tháng 11: BTC, ETH, SOL, BNB, XRP, DOGE,...

Bitcoin (BTC) đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ khi chỉ còn cách mốc tâm lý quan trọng $100.000 một khoảng ngắn...

DOGE tăng 6% sau khi có suy đoán mới về X Payments của Elon...

Dogecoin (DOGE) đã ghi nhận mức tăng 6%, đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, sau khi có thông tin rò rỉ liên...

Nghiên cứu: 76% người có sức ảnh hưởng trên X đã quảng bá memecoin...

Một nghiên cứu mới từ Coinwire tiết lộ rằng, hầu hết những người có sức ảnh hưởng (influencer) trong không gian crypto trên X...

Giá XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm khi lạc quan...

Khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), ông Gary Gensler, chuẩn bị từ chức, một loại tiền điện tử từng...
apple

Apple thừa nhận lỗ hổng bảo mật khiến người dùng crypto bị lộ thông...

Vào thứ 2, Apple xác nhận các thiết bị của hãng đang đối mặt với nguy cơ bị exploit (tấn công khai thác) để...
Bitcoin

Dự trữ Bitcoin sẽ không giải quyết được khủng hoảng nợ của Hoa Kỳ

Theo Chủ tịch của một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận, kế hoạch thiết lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của Thượng nghị...

Token Ethena (ENA) tăng mạnh sau khi Deribit tích hợp USDe

Deribit, một trong những sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất thế giới, có kế hoạch tích hợp USDe của Ethena làm tài...
phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật tối ngày 22 tháng 11: XRP, ADA, OP, SOL và...

Tuần này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về Ripple (XRP), Cardano (ADA), Optimism (OP), Solana (SOL) và Dogecoin (DOGE). Phân tích kỹ thuật...
tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử liên tiếp thiết lập kỷ lục vào...

Khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng là 117...
eth

CryptoQuant: OI hợp đồng tương lai ETH đạt mức cao kỷ lục mới hơn...

Thị trường phái sinh Ethereum (ETH) có lẽ đang báo hiệu động lực tăng giá khi hợp đồng mở (OI)* hợp đồng tương lai...