Khi Tổng thống Donald Trump ngày càng mở rộng quan hệ với ngành crypto, các thành viên đảng Dân chủ đã lên tiếng cảnh báo, cáo buộc ông đang vận hành một “chính quyền vận hành theo lợi ích”.
Tuy nhiên, đằng sau những tranh cãi gay gắt đó, một sự thật mỉa mai đang dần được hé lộ: một số nhà lập pháp công khai phản đối lập trường tiền điện tử của Trump lại đang âm thầm ủng hộ các dự luật có thể thúc đẩy chính ngành công nghiệp mà ông hậu thuẫn. Tại Washington, câu hỏi mà cộng đồng quan tâm không còn là liệu tiền điện tử có phát triển hay không, mà là ai sẽ định hình tương lai của nó – và với mục đích gì.
Đảng Dân chủ nhắm vào “đế chế crypto” của Trump
Khi Donald Trump tăng tốc quá trình mở rộng ảnh hưởng trong lĩnh vực crypto – từ memecoin cho đến stablecoin, thì phe Dân chủ cũng đang đẩy mạnh làn sóng phản đối. Trong tuần này, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal đã mở cuộc điều tra đối với các dự án crypto có liên hệ với Trump, viện dẫn lo ngại về an ninh quốc gia và xung đột lợi ích tiềm ẩn.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Maxine Waters – một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ – đã đình chỉ một phiên điều trần về tài sản số, chỉ trích đây là “kế hoạch mua chuộc chính trị” liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Một dự luật mới mang tên “End Crypto Corruption Act” (Đạo luật Chấm dứt tham nhũng tiền điện tử) cũng được đưa ra, với mục tiêu cấm hoàn toàn các quan chức dân cử trục lợi từ tài sản số.
Trong bối cảnh đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát cả Quốc hội và Nhà Trắng, đảng Dân chủ đang tận dụng sự phẫn nộ của công chúng, cảnh báo rằng các hoạt động crypto của Trump có thể làm mờ ranh giới giữa nghĩa vụ công và lợi ích cá nhân.
Đảng Dân chủ âm thầm hỗ trợ phía sau?
Sau những bài phát biểu hùng hồn và các cuộc họp báo gay gắt là một thực tế phức tạp hơn đang diễn ra. Dù công khai lên án các dự án crypto của Trump, nhiều thành viên cấp cao của đảng Dân chủ lại đang ủng hộ các đạo luật có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chúng.
Đơn cử như Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đều ủng hộ Dự luật GENIUS, vốn mở đường cho việc sử dụng stablecoin (bao gồm cả những loại do Trump hậu thuẫn) trong việc thanh toán của chính phủ liên bang.
Các nhà phê bình cho rằng dự luật này làm suy yếu các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tạo ra sự “nhập nhằng” giữa khu vực công và tư. Dù 9 Thượng nghị sĩ Dân chủ gần đây từng đe dọa sẽ không ủng hộ dự luật vì lo ngại an ninh quốc gia, nhưng họ vẫn chưa rút lui hoàn toàn.
Sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của họ hé lộ một sự thật khó chấp nhận: trong khi công khai phản đối đế chế crypto của Trump, một số thành viên Dân chủ có thể đang âm thầm đặt nền móng cho chính đế chế đó từ phía sau cánh gà.
Phải chăng định kiến chính trị đã làm lu mờ sự tỉnh táo?

Thị trường tài chính thường tăng trưởng bất kể ai là người ngồi ở Nhà Trắng, được thể hiện rất rõ trong biểu đồ bên trên. Tuy nhiên, khi Trump bắt đầu tham gia vào lĩnh vực crypto, phản ứng từ phía chính trị trở nên gay gắt ngay lập tức. Trong một môi trường chính trị hóa cao độ, cái tên Donald Trump đã trở thành tiêu điểm, lấn át hoàn toàn nội dung thực sự của chính sách.
Sự phẫn nộ có lẽ không phản ánh đúng bản chất của crypto, mà cho thấy cách định kiến chính trị đang bóp méo toàn bộ cuộc tranh luận.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Tổng thống Mỹ xác nhận tổ chức dạ tiệc ngày 22/5 dành cho các nhà đầu tư TRUMP hàng đầu
- Changpeng Zhao nộp đơn xin Donald Trump ân xá cho bản án rửa tiền
Itadori
- Thẻ đính kèm:
- Donald Trump