Trang chủ Tạp chí Bài 20: Cách mạng Satoshi – Riêng tư, ẩn danh và...

Bài 20: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Riêng tư, ẩn danh và kí danh

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Chương 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Phần 4: Khi sự riêng tư lại bị xem là tội phạm
Tác giả: Wendy McElroy

Quyền riêng tư, ẩn danh và kí danh ( Phần 5, Mục 2 )

Người ta thường nói, để có được quyền riêng tư, ta phải đánh đổi sự bảo mật, và ngược lại… Bảo mật (security) được định nghĩa là tình trạng miễn nhiễm với mọi đe dọa hay nguy hiểm. Một trong các mối đe dọa có thể là hành hung. Nhưng làm sao một người có thể miễn nhiễm với hành hung khi bị hành hung ngay tại sân bay? Làm sao một người không bị đe dọa sỉ nhục hay kết tội bởi liên bang, khi liên bang biết từng hành động của họ, lời nói của họ và từng giao dịch tài chính họ thực hiện? Để tôi nói cho bạn biết: bảo mật của bạn đang đi XUỐNG! Liên bang có thể chống lại những tên khủng bố bằng những phương pháp giữ trật tự thông thường nếu muốn. Nhưng không. Liên bang muốn bành trướng thành một con quái vật độc tài.

— Mike Rozeff

Quyền riêng tư sẽ quyết định tương lai cryptocurrency. Liệu cryptocurrency có thể tăng cường tự do cá nhân hay không? Hay sẽ thành công cụ kiểm soát xã hội của chính phủ?

Quyền riêng tư là một nhu cầu thiết yếu của con người nên những cuộc tranh cãi xung quanh nó chưa bao giờ đi đến hồi kết. Sự theo dõi liên tục ngăn cản con người có những mối quan hệ thân mật, được tự do suy nghĩ, khám phá quan điểm chính trị và tôn giáo của họ, được thử ma túy hay phản đối mà không bị nguy hiểm. Quyền riêng tư của mỗi cá nhân là vật cản lớn nhất ngăn chặn cơn bành trướng quyền lực của chính phủ.

Bạn sẽ thường bắt gặp kiểu chống trả này: “Chỉ có tội phạm mới sợ sự quản lí của chính phủ mà thôi!”. Nhưng quan điểm này có thể được suy ra: mỗi một con người bình thường đều có thể là một tên tội phạm đang che giấu điều gì đó. Tại sao? Họ đã vượt quá giới hạn tốc độ, thử ma túy, buôn lậu thuốc lá rẻ tiền qua biên giới, nói dối trong giấy tờ thuế và vi phạm 1 trong số hàng ngàn điều luật, những điều luật tội phạm hóa những hành vi vốn vô hại. Chính phủ quy rằng tất cả chúng ta đều sẽ là tội phạm. Ayn Rand từng giải thích: “Quyền lực độc nhất của chính phủ là quyền trừng phạt tội phạm. Và khi không có đủ tội phạm, cần tạo ra tội phạm. Những điều vô hại sẽ bị gắn mác tội phạm, và không ai có thể sống mà không phạm tội vài lần”. như thế, các cá nhân mới nằm dưới tầm kiểm soát.

Xâm phạm quyền riêng tư còn đem tới nhiều rủi ro cho xã hội. Ví dụ, quyền tự do ngôn luận. Tôi nhớ có lần ngồi ở nhà hàng, người quen của tôi nhắc lại về vụ 9/11, rằng nước Mĩ lúc đó càng lúc càng giống Cuba, nơi anh đã bỏ trốn. Vợ anh cố nhắc anh thấp giọng xuống và nói bằng thái độ kiên quyết “Anh không được phép nói những điều như vậy nơi đông người.” Vợ anh có vẻ rất lo lắng khi nhìn quanh xem có ai nghe được những điều họ vừa nói không. Sự theo dõi như sợi dây thao túng, khiến mọi người do dự bày tỏ ý kiến vì ý kiến đó có thể chống lại họ về pháp lý hoặc chính trị. Tài sản bị tịch thu, gia đình tan nát và đi tù. Thử hỏi ai dám cất lên tiếng nói trong khi lo sợ tương lai con mình sẽ không còn bố mẹ?

cach-mang-satoshi-bai-20

Cái chết của quyền tự do ngôn luận là một trong những ảnh hưởng chính trị khi quyền riêng tư biến mất. Quyền riêng tư là thước đo ngăn cách giữa một xã hội độc tài và một xã hội tự do, dân chủ. Chúng ta đều thừa nhận tội phạm phá khóa và cướp tài sản là một việc sai trái. Nhưng tại sao chính phủ lại có đặc quyền làm điều tương tự mà không bị kết tội?

Tới gần đây, xâm nhập quyền riêng tư đã bị ngăn chặn. Công nghệ đã xuất hiện và chính phủ có thể theo dõi nhiều hơn bao giờ hết.

Chính phủ xâm phạm quyền riêng tư và giải thích bằng trò lừa đảo thế kỉ: không thể có quyền riêng tư khi sự theo dõi của chính phủ là tuyệt đối và quyền năng. Chống trả là vô ích. Quyền riêng tư là thứ thuộc về thế kỉ trước mà thôi. Nhảm nhí! Thứ nhất, công nghệ trao cho các cá nhân quyền lực, nhiều hơn chính phủ. Thứ hai, không phải “không thể”, mà là Khó. Sống ở thế kỉ 21, việc có quyền riêng tư là điều khó, không phải không thể. Các cá nhân cần hành động quyết liệt, tỉnh táo để phòng tránh việc dữ liệu cá nhân bị xiết chặt.

Tôi cần làm gì?

Câu trả lời nằm ở nơi bạn, tùy theo phong cách sống và mục đích của mỗi cá nhân.

Khoan! Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần phân biệt một chút giữa quyền riêng tư và ẩn danh. Quyền riêng tư là khả năng cất giấu thông tin, hoạt động và dữ liệu cá nhân chỉ mình bạn biết. Ẩn danh là khi cả thế giới biết hành động của bạn, nhưng không biết bạn là người đang thực hiện hành động đó.

Thêm hai khái niệm nữa cần phân biệt. Có hai kiểu dữ liệu là công khai và riêng tư. Nếu dữ liệu là dữ liệu riêng tư, nó sẽ được cất giữ trong những cánh cửa khóa kín, hoặc giữa những phương thức trao đổi cá nhân khép kín, và vẫn duy trì sự riêng tư đó. Tuy nhiên, nếu đó là dữ liệu công khai, khả năng kiểm soát thông tin sẽ mất. Chính phủ liên tục đòi hỏi thông tin của một người từ khi họ ra đời.

Điều đáng mừng là các giao dịch cryptocurrency là dữ liệu có sự kết hợp những khía cạnh chuẩn mực của dữ liệu riêng tư và dữ liệu công khai. Vừa được bảo vệ bởi mật hóa, ẩn danh hoặc kí danh, các dữ liệu này vẫn được công khai minh bạch. Đây là dạng thức biểu hiện thông tin mới cần được bảo vệ không rơi vào tay chính phủ và hacker.

Chiến thuật hiệu quả nhất là sử dụng công nghệ, nhưng bài báo này không giải quyết vấn đề đó. Chiến thuật sẽ thay đổi thường xuyên và nhanh chóng để thích ứng với chính phủ và đe dọa hacking. Và nói thẳng, dù một số chiến thuật rất cơ bản như rải rác tài sản vào nhiều ví, nhưng để hiểu được các chiến thuật này cần hiểu biết tinh vi phức tạp về kĩ thuật, tiếc thay đây không phải thế mạnh của tôi.

Thay vào đó, tôi sẽ chỉ cho bạn cách thức duy trì quyền riêng tư của mình, những cách thức này có tuổi đời hàng thập kỉ. Hãy xem xét và lựa chọn, nhưng bạn có thể áp dụng hết cũng được, bởi những con sói đói đang rình mò.

Làm hoang mang đối phương: Có một cách để duy trì quyền riêng tư: đó là ẩn giấu tinh tế nhẹ nhàng đến nỗi không ai nhận ra. Hãy hòa lẫn vào đám đông rồi trở nên vô hình, giống như việc bạn tạo ra nhiều tiếng ồn khiến kẻ nghe lỏm không thể nghe được tiếng bạn giữa những tạp âm khác. Ví dụ: gửi khoản thanh toán nhỏ lẻ thông qua blockchain, và giao dịch của bạn sẽ lẫn với hàng ngàn giao dịch khác tương tự. Giao dịch nhỏ lẻ như thế sẽ không thu hút nhiều sự chú ý. Hoặc có thể che giấu hành động của bạn nhờ những người trộn, họ sẽ giúp giao dịch của bạn ẩn danh. Nhưng ẩn danh hóa cũng có thể đem tới rủi ro, bởi những kẻ nghe trộm có thể sẽ chú ý tới bạn.

Tránh các sàn giao dịch tập trung và trung tâm chia sẻ dữ liệu. Hiện nay, các sàn giao dịch tập trung là cánh ty đắc lực của chính phủ. Các sàn giao dịch này cũng đem tới rủi ro như phá sản hoăc các lí do liên quan tới giữ quỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng sàn giao dịch vẫn cần thiết để thực hiện các giao dịch tương lai chẳng hạn. Nhưng hãy chọn các sàn giao dịch phi tập trung. Các sàn giao dịch không ở Mĩ và các quốc gia thù địch crypto. Quan trọng là sự giàu có cần được chuyển giao nhanh, gọn, lẹ và không cho phép bên thứ ba can thiệp nhiều hơn mức cần thiết.

Tìm những cách khác nhau để rút tiền mặt. “Các giao dịch Bitcoin thường bán ẩn danh, tức là các giao dịch sẽ được đăng tải công khai và minh bạch với tất cả mọi người, nhưng người thực hiện giao dịch sẽ được ẩn đi. Kết nối địa chỉ với danh tính thực ngoài đời để truy ra là một việc không khó với chính phủ, do chúng ta sẽ phải rút tiền mặt ở đâu đó. Khi đó địa chỉ bitcoin cần được kết nối với tài khoản ngân hàng.” Đừng làm vậy. Hãy xử lí các giao dịch theo kiểu khác. Hãy tìm những nơi đổi crypto thành phiếu quà tặng để sau này bạn có thể dùng để mua sắm. Hãy sáng tạo hơn để tránh việc sử dụng ngân hàng và các sàn giao dịch tập trung, bởi họ chính là “bên thứ ba ủy thác” mà Bitcoin được sinh ra nhằm loại trừ.

Sử dụng một đơn vị tiền riêng tư. Hàng hà sa số các đơn vị tiền tệ đang tồn tại, dù với nhiều kĩ thuật khác nhau để đảm bảo quyền riêng tư nhưng đều có điểm chung là tính ẩn danh.

Giữ mồm giữ miệng trên các diễn đàn công khai. Những diễn đàn công khai, như Facebook, Twitter được kiểm soát và theo dõi bởi chính phủ và các cơ quan của nó. Đây là điểm tập trung dữ liệu, kể cả khi một người đăng ẩn danh. Nếu bạn vẫn cần sử dụng mạng xã hội vì công việc thì hãy hạn chế tối đa. Đừng đăng lên mạng xã hội những điều mà bạn không muốn đăng lên trang đầu tờ New York Times! Và đừng quên, các diễn đàn crypto cũng không phải ngoại lệ.

Hãy cân nhắc trước khi đặt bút. Đừng viết mã khóa cá nhân của bạn khi không có một nơi bảo mật để cất giấu.

Kết luận

Chính phủ đang chen chân vào crypto. Cuộc tấn công đầu tiên và mạnh mẽ nhất sẽ đánh vào quyền riêng tư, bởi chính phủ nhận ra quyền riêng tư là xương sống, trụ cột của cryptocurrency trong vai trò một công cụ để đạt được tự do, kể cả khi người dùng không hiểu được điều đó. Và giờ đây chính là thời khắc tất cả nâng cao cảnh giác. Như nữ diễn viên hài Lily Tomlin từng nói “Dù tôi có hoang tương đến cỡ nào, hãy luôn nắm rõ được tình thế!”

Tác giả: Wendy McElroy

Dịch giả: Hà Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

bằng chứng ZK

Bằng chứng ZK năm 2025: Một năm đột phá mới, cải thiện gấp 100...

Các chuyên gia về bằng chứng zero-knowledge (ZK) dự đoán công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển và được chấp nhận rộng rãi...

Tiền điện tử là một trong những mối đe dọa an ninh toàn cầu:...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Amit Shah, đã chỉ ra những mối đe dọa nghiêm trọng từ tiền điện tử, máy bay...
bitcoin

Peter Brandt tiết lộ câu hỏi quan trọng về giá Bitcoin

Trader kỳ cựu Peter Brandt gần đây đã đặt ra một câu hỏi quan trọng có thể ảnh hưởng đến hướng đi tiếp theo...

5 đợt mở khóa token hấp dẫn vào tuần tới

Sự kiện mở khóa token được triển khai nhằm phát hành các token bị hạn chế trước đây do thỏa thuận gây quỹ. Các...

Liệu XRP có thể đạt ATH mới là $7,56?

Hành động giá hàng tuần của XRP/USDT cho thấy sự tiến triển của mô hình Sóng Elliott, trong đó Sóng 1 đạt đỉnh ở...

Thêm một quốc gia chặn Polymarket, làm gia tăng thách thức về quy định...

Polymarket, một nền tảng thị trường dự đoán sử dụng công nghệ blockchain, được cho là đã bị chặn tại Singapore sau khi chính...
Mudrex

Sàn giao dịch này bất ngờ tạm dừng rút tiền điện tử, gây phẫn...

Sàn giao dịch Ấn Độ Mudrex đang tạm dừng rút tiền điện tử, gây ra làn sóng phản ứng từ cộng đồng.  Ngày 11/1, Mudrex...
Tiền điện tử tăng cao hơn dự kiến ​​khi bối cảnh hiện tại đã hoàn toàn khác

Thị trường crypto sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ và kéo dài...

Một cựu nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Messari nhận định rằng thị trường crypto sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh...
bitcoin

MicroStrategy sở hữu 2,1% nguồn cung Bitcoin, hé lộ mô hình mua chiến lược

MicroStrategy, từ một công ty phần mềm doanh nghiệp đến nhà đầu tư Bitcoin hàng đầu, hiện đang nắm giữ lượng Bitcoin ấn tượng,...

CFPB Hoa Kỳ công bố đề xuất mới, mở rộng bảo vệ người tiêu...

Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Hoa Kỳ (CFPB) đã công bố một đề xuất có thể thay đổi hoàn toàn cách...

Tin vắn Crypto 12/01: Bitcoin khó có thể chạm mục tiêu $150.000 trong chu...

Từ nhận định $150.000 là mục tiêu quá cao dành cho Bitcoin đến Polymarket đã bị chặn tại Singapore, sau đây là một số...

Mango Markets sẽ chính thức ngừng hoạt động vào thứ Hai

Sàn giao dịch phi tập trung Mango Markets trên mạng Solana sẽ chính thức ngừng hoạt động vào thứ Hai, sau phán quyết của...

Tether đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu hàng tuần với 122,78 triệu đô...

Thị trường crypto gần đây đã chứng kiến sự gia tăng giao dịch mạnh mẽ, mang lại hàng triệu đô la doanh thu từ...

Sự thống trị của altcoin trên Binance đạt 78%, báo hiệu tiềm năng tăng...

Khối lượng giao dịch altcoin trên sàn giao dịch Binance đã chiếm tới 78%, mức mà các nhà phân tích cho rằng phản ánh...
Charles Hoskinson là ai?

Charles Hoskinson ca ngợi sự lãnh đạo và cộng đồng của XRP

Cộng đồng XRP vừa nhận được sự công nhận không ngờ về sự lãnh đạo và sức mạnh của mình từ một nhân vật...

Số lượng máy ATM tiền điện tử đạt mức cao kỷ lục, phục hồi...

Sau một năm 2023 đầy biến động, ngành ATM tiền điện tử đang chứng kiến sự phục hồi ấn tượng. Số lượng máy ATM...