Beam là gì ? Nền tảng tài chính phi tập trung ẩn danh hoàn toàn

Updated: 10/07/2024 at 6:30

BEAM Coin là gì ?

BEAM Coin là một loại tiền tệ phi tập trung với sự riêng tư, tính fungibility và khả năng mở rộng mạnh mẽ. Các giao dịch BEAM Coin theo mặc định là riêng tư và việc lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch là không cần thiết để xác thực blockchain. Điều này cuối cùng làm giảm kích thước blockchain và cải thiện khả năng mở rộng. BEAM Coin sẽ hỗ trợ nhiều loại giao dịch như giao dịch ký quỹ, giao dịch bị khóa thời gian và giao dịch hoán đổi nguyên tử.

Beam là coin đầu tiên ra mắt có kết hợp một phiên bản của giao thức mimblewimble. Có rất nhiều thông tin về giao thức này nhưng những điểm chính là:

  • Sự riêng tư được gia tăng
  • Khả năng mở rộng và kích thước blockchain được giảm bớt

Beam đang sử dụng giao thức Equihash 150/5, được viết bằng C ++ và mở để cho phép ASICS tại một số điểm.

Bạn có thể đã nghe nói về Grin, đây là loại tiền mã hóa thứ hai được phát hành với một phiên bản của giao thức mimblewimble. Beam rất khác biệt về kiến trúc của hệ thống, so với Grin. Sự khác biệt chính từ góc độ người dùng là Grin cho phép các giao dịch dựa trên IP, tệp và địa chỉ, trong khi beam sử dụng ID tạm thời giúp các ví giao tiếp với nhau và có khả năng tạo ID vĩnh viễn do ID thường xuyên thay đổi sau mỗi lần kết nối với ví để tăng cường tính riêng tư.

Bây giờ chúng ta đã biết các chi tiết về Beam!

Thông tin cơ bản về đồng Beam Coin (BEAM)

  • Ticker: BEAM
  • Type: Coin, Mineable
  • Blockchain: Beam blockchain
  • Consensus: Proof of Work (PoW)
  • Algorithm: Modified Equihash
  • Block time: 60 seconds
  • Block reward: 80 BEAM
  • Avg. Transaction Time: 20 TPS ( Maximum 1000 TPS sau khi nâng cấp)

Beam Coin (BEAM) được dùng để làm gì?

Beam Coin (BEAM) có vai trò quan cốt lõi trong mạng Blockchain Beam.

BEAM được thiết kế để được sử dụng với 1 số  mục đích sau:

Block Rewards

BEAM được sử dụng làm phần thưởng khối cho các thợ mỏ (miners) để xác nhận giao dịch cũng như nâng cao tính bảo mật cho mạng lưới.

  • Phần thưởng khối trong năm đầu tiên của BEAM sẽ là 80 BEAM/block.
  • Từ năm 2 đến năm thứ 5 phần thưởng khối sẽ giảm đi 50% còn 40 BEAM/block.
  • Từ năm thứ 6 đến năm 129 phần thưởng khối sẽ giảm còn 25 BEAM/block.
  • Và đến năm 133, BEAM sẽ được đào hết.

Gas Fees

BEAM được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, tạo và thực thi Smart Contract trong mạng Blockchain của Beam.

Confidential Payments

BEAM có chức năng làm phương tiện thanh toán ẩn danh.

Ngoài ra, BEAM cũng được sử dụng để tạo, trao đổi Confidential Assets trên nền tảng Blockchain của Beam.

Beam Coin (BEAM) hoạt động như thế nào?

Dự án BEAM sử dụng thuật toán Proof of Work Equihash làm cơ chế khai thác. Ban đầu, Equihash là một thuật toán Proof of Work dựa trên bộ nhớ, tận dụng việc sử dụng bộ nhớ để ngăn chặn việc tạo ra các chip khai thác ASIC (Ứng dụng Cụ thể của Mạch tích hợp).

Mục tiêu của dự án là phát triển một thuật toán khai thác hiệu quả cho GPU thay vì các công cụ khai thác ASIC. Nhóm phát triển của Beam đã tiến hành nhiều lần hard fork giao thức để điều chỉnh thuật toán khai thác và ngăn chặn khả năng khai thác bằng ASIC.

Beam cung cấp ba cơ chế giao dịch khác nhau:

  • Giao dịch trực tuyến (Online Transaction): Đây là loại giao dịch có mức phí thấp nhất trong ba loại, yêu cầu cả Người gửi và Người nhận đều phải online trong vòng 12 giờ kể từ khi giao dịch được tạo. Thông thường, cả hai bên đều online khi thực hiện giao dịch.
  • Giao dịch ngoại tuyến (Offline Transaction): Loại giao dịch này có mức phí cao hơn so với giao dịch trực tuyến. Nếu Người gửi biết rằng Người nhận sẽ không online trong vòng 12 giờ tới và không có cách nào để liên lạc với họ, họ có thể sử dụng địa chỉ đã nhận trước đó để gửi tiền mà không cần bất kỳ thông tin bổ sung nào từ Người nhận. Người nhận sẽ nhận được số tiền vào ví của mình khi họ mở ví lần tiếp theo.
  • Giao dịch bảo mật tối đa (Max Privacy Transaction): Đây là loại giao dịch ngoại tuyến đặc biệt sử dụng cơ chế ẩn danh tối đa, đảm bảo quyền riêng tư tối đa cho người dùng. Giao dịch Max Privacy có thể mất tới 72 giờ để hoàn thành, và người dùng có thể điều chỉnh thời gian khóa trong ví của mình.

Đặc điểm nổi bật của Beam Coin (BEAM) là gì?

  • Tính bảo mật: Tất cả các giao dịch trong Beam đều là giao dịch riêng tư, cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình.
  • Tính linh hoạt: Beam có tính linh hoạt cao, hỗ trợ nhiều loại giao dịch khác nhau như giao dịch ký quỹ (escrow), giao dịch khoá thời gian (time-locked), và Atomic Swaps.
  • Tính năng kiểm toán: Đây là một tiện ích mở rộng mà Beam thêm vào so với giao thức Mimblewimble gốc. Tính năng này cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể báo cáo lịch sử tài chính cho kiểm toán viên hoặc bên thứ ba một cách an toàn và có thể xác thực.
  • Tài sản bảo mật (Confidential Assets): Beam cho phép mã hóa nhiều loại tài sản khác nhau trên nền tảng Blockchain của mình. Với khả năng ẩn danh, Beam đảm bảo thông tin về giao dịch tài sản tuyệt đối bí mật. Chỉ những bên tham gia giao dịch mới biết rõ danh tính và số lượng của các tài sản liên quan.
  • Khả năng mở rộng: Tính năng “Cut-through” trong Mimblewimble giúp loại bỏ các đầu ra dư thừa được sử dụng làm đầu vào trong cùng một block, từ đó giải phóng không gian trong block. Điều này giúp giảm lượng dữ liệu cần lưu trữ trên Blockchain mà vẫn duy trì được mức độ bảo mật.

Nhà sáng lập Beam Coin (BEAM)

Beam có một đội ngũ phát triển đa dạng và giàu kinh nghiệm trong ngành crypto. Những thành viên chủ chốt bao gồm:

  • Alexander Zaidelson (CEO): Alexander bắt đầu sự nghiệp như một nhà phát triển phần mềm và sau đó thành lập Nareos, một công ty chia sẻ tệp P2P, cùng với Wikitup (đã được iMesh mua lại). Trước đó, ông từng làm VP Product tại WeFi và giám đốc tại CIRTech VC, đồng thời cũng là cố vấn cho nhiều dự án khởi nghiệp.
  • Alex Romanov (CTO): Alex đã tham gia quản lý nhóm R&D (nghiên cứu và phát triển) tại Beam từ những ngày đầu tiên. Anh từng làm việc cho nhiều dự án phức tạp của các nhóm phân phối lớn.
  • Amir Aaronson (COO): Amir đã dành hơn 2 năm để nghiên cứu sâu rộng lĩnh vực công nghệ mã hóa crypto và đồng sáng lập, quản lý nhiều công ty công nghệ khởi nghiệp.
  • Beni Issembert (CMO): Beni là một doanh nhân nối tiếp trong 14 năm qua. Ông cũng là một giảng viên, nhà tiếp thị, nhà văn và người kể chuyện đang cố gắng kết nối mối liên hệ giữa triết học và công nghệ.

Beam là gì ?

Kết luận

Beam đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một giải pháp thanh toán ẩn danh và bảo mật cho người dùng. Với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như Mimblewimble và Lelantus, Beam đã tạo ra một môi trường thanh toán không cần tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng, đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất cao. Nhờ đó, Beam không chỉ mang lại sự riêng tư cho người dùng mà còn góp phần vào sự phát triển của hệ thống tiền điện tử dựa trên blockchain. Điều này khiến Beam trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân và tiến bộ trong lĩnh vực tiền điện tử.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Ông Giáo

Tạp Chí Bitcoin

  • Thẻ đính kèm:
  • BEAM
Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Bitcoin chỉ còn cách mức đỉnh lịch sử 111.970 đô la khoảng 3,4%, nhưng hoạt động đầu cơ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong năm. Dữ liệu mới nhất cho thấy tâm lý ưa rủi ro gia tăng mạnh, ngay cả khi thị trường đang “nín thở” trước... ...

Ethereum (ETH) từng là “ông hoàng” không thể tranh cãi trong thế giới DeFi, NFT và hợp đồng thông minh, giữ vị trí trung tâm trong hệ sinh thái blockchain suốt nhiều năm. Tuy nhiên, ánh hào quang ấy đang dần lung lay. Những thách thức về khả năng mở... ...

Cấu trúc thị trường altcoin đang hình thành mô hình tăng giá từng xuất hiện vào cuối năm 2024. Lúc đó, biểu đồ TOTAL2 đã bứt phá khỏi mô hình quan trọng và tái hiện giai đoạn hợp nhất trước đó. Các nhà phân tích đang theo dõi xu hướng... ...

Ethereum (ETH) hiện đang trải qua một giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động mạng lưới, báo hiệu sự quan tâm mới mẻ từ phía thị trường. Theo các dữ liệu on-chain, số giao dịch hàng ngày trên Ethereum đã tăng mạnh, vượt mốc 1,2 triệu giao dịch,... ...

TRON (TRX) tiếp tục duy trì sự ổn định quanh mức giá 0,28 đô la, với mức giảm nhẹ 0,9% trong ngày nhưng tăng gần 3% trong tuần qua. Mặc dù khối lượng giao dịch giảm mạnh hơn 15%, xuống còn 444 triệu đô la, TRX vẫn giữ vững được... ...

Những lời kêu gọi mua Bitcoin (BTC) đang xuất hiện dày đặc trên X sau khi Chính phủ Mỹ thông qua dự luật chi tiêu và thuế quan vào ngày 3/7 – dự kiến sẽ làm tăng thêm hơn 3.000 tỷ USD nợ công trong vòng 10 năm tới. Tỷ... ...

Tại thời điểm viết bài, NEAR Protocol (NEAR) đang giao dịch quanh mốc 2,14 USD, đối mặt với một đợt retest quan trọng tại vùng kháng cự đường xu hướng giảm sau khi hình thành mô hình hai đáy rõ rệt tại 1,85 USD. Thiết lập này thường báo hiệu... ...

Pi Network (PI) đã chứng kiến mức giảm hơn 4% vào thứ Sáu, ngay sau khi một nến Doji xuất hiện trong ngày giao dịch trước đó. Mặc dù giá trị của Pi Network tiếp tục dao động dưới mức 0,5 đô la, các cuộc trò chuyện trên mạng xã... ...

Khi Bitcoin dao động quanh mức 108.100 đô la và Ethereum trượt xuống dưới ngưỡng 2.521 đô la, giá thị trường dường như dậm chân tại chỗ. Thế nhưng, một lượng vốn khổng lồ đã âm thầm đổ vào — và đó không phải là dòng tiền thường chờ đợi... ...

Giá PEPE đã có những biến động mạnh mẽ trong vài ngày qua, đặc biệt là khi meme coin này đạt mức tăng 14% vào ngày 3 tháng 7, đưa giá lên 0,00001 đô la. Tuy nhiên, sau đợt tăng mạnh này, PEPE đã quay lại mức thấp hơn một... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode