Bitcoin hiện đang ở điểm quyết định xu hướng, xác định liệu thị trường tăng giá mới sắp bắt đầu hay chưa?
Hợp nhất trong khu vực cấm giao dịch
Tiền điện tử hàng đầu giao dịch trong phạm vi 1,500 đô la trong tháng qua. Khu vực này được xác định bởi mức hỗ trợ 8,500 đô la và mức kháng cự 10,000 đô la.
Mỗi lần giá tăng vọt lên rào cản 10,000 đô la khét tiếng, nó bị từ chối và pull back về tường hỗ trợ 8,500 đô la. Từ điểm này, nó lại tăng một lần nữa.
Khi hành động giá Bitcoin trải qua giai đoạn hợp nhất, các dải Bollinger trên biểu đồ 1 ngày buộc phải squeeze. Squeeze là biểu hiện của thời kỳ biến động thấp và thường dẫn đến biến động giá hoang dã.
Squeeze càng lâu thì xác suất breakout mạnh càng cao.
Vì chỉ báo kỹ thuật này không cung cấp đường dẫn rõ ràng về hướng đi của Bitcoin nên khu vực giữa band dưới và band trên là vùng cấm giao dịch hợp lý. Khối lượng tăng đột biến kích hoạt bước đi quyết định dưới hoặc trên sẽ quyết định xu hướng.
Mặt khác, các mức kháng cự đáng kể tiếp theo cần theo dõi là Fib giảm 113%, 127.2% và 141.4%, lần lượt tại 10,800 đô la, 11,700 đô la, 12,500 đô la.
BTC/USD | Nguồn: TradingView
Ngược lại, các khu vực nhu cầu quan trọng nhất là Fib giảm 61.8%, 50% và 38.2%, lần lượt nằm trong khoảng 7,700 đô la, 7,000 đô la và 6,300 đô la.
Mặc dù biểu đồ hàng ngày của Bitcoin cho thấy triển vọng mơ hồ nhưng một số số liệu on-chain đang giảm giá.
Gấu Bitcoin đang đến
Kể từ khi giá di chuyển trên mức 9,400 đô la trong ngày cuối tháng 4, khối lượng on-chain có xu hướng giảm, lao dốc hơn 57%, từ 75 tỷ đô la đến 32 tỷ đô la gần đây.
Giám đốc Marketing và Truyền thông Xã hội Brian Quinlivan tại Santiment khẳng định diễn biến giảm liên tục của khối lượng on-chain trong khi giá vẫn trì trệ có thể được hiểu là dấu hiệu tiêu cực. Quinlivan nói:
“Đây là điều đáng lo ngại, vì tăng giá thường không thành hiện thực trừ khi số lượng được duy trì hoặc tăng lên kèm theo. Chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng ở đây”.
Khối lượng Bitcoin on-chain | Nguồn: Santiment
Dữ liệu cho thấy tổng số hashrate trên mạng Bitcoin đã giảm hơn 26% trong 2 tuần qua.
Ngay trước halving, tổng hashrate BTC tăng vọt lên khoảng 122 TH/s. Tuy nhiên, sau sự kiện, sức mạnh xử lý của mạng đã giảm mạnh.
Một số nhà phân tích cho rằng cú sốc cung lớn có thể khiến miner đầu hàng.
Do chi phí sản xuất tăng gấp đôi và miner không còn có lãi nên tất cả các pool khai thác đang bán số lượng đáng kể BTC của họ để duy trì hoạt động và nâng cấp máy móc.
Hashrate của Bitcoin | Nguồn: Blockchain.com
Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều địa chỉ có hàng triệu đô la Bitcoin bắt đầu dump trên thị trường.
Theo biểu đồ “phân phối holder” của Santiment, từ ngày 14/5, số lượng địa chỉ có 1,000 đến 10,000 BTC giảm gần 1%.
Con số này thoạt nhìn có vẻ không đáng kể, nhưng khi xem xét cá voi nắm giữ Bitcoin trị giá từ 9 triệu đến 90 triệu đô la, mức giảm 1% tương đương với 1.2 tỷ đô la.
Phân phối người nắm giữ Bitcoin | Nguồn: Santiment
Hơn nữa, Skew lưu ý các hợp đồng tương lai trị giá 23,000 BTC và hợp đồng quyền chọn 10,000 BTC sẽ hết hạn vào ngày 29/5. Số lượng lớn các sản phẩm phái sinh Bitcoin này chiếm khoảng 50% OI trên Chicago Mercantile Exchange (CME).
23k #bitcoin equivalent futures and 10k #bitcoin options are set to expire this Friday on CME.
Approx 50% of open interest for each product
Watch the rolls! pic.twitter.com/r3niIa1BnY
— skew (@skewdotcom) May 26, 2020
“Hợp đồng tương lai Bitcoin 23k và hợp đồng quyền chọn Bitcoin 10k sẽ hết hạn vào thứ 6 này trên CME.
Khoảng 50% OI cho mỗi sản phẩm”.
Vì các trader dự kiến sẽ bán hợp đồng tương lai và quyền chọn để chuyển từ hợp đồng sắp hết hạn sang hợp đồng hết hạn vào cuối năm nên có thể gây ra biến động cao.
Áp lực bán đến từ nhà đầu tư kết hợp với miner đầu hàng có khả năng kích hoạt một đợt bán tháo trên toàn bộ thị trường.
Nhưng trước tiên, Bitcoin sẽ phải đóng nến hàng ngày dưới mức hỗ trợ 8,500 đô la để xác thực kịch bản bi quan như vậy.
FUD Bitcoin
Kể từ khi ra đời, Bitcoin đã thu hút được các nhà đầu tư từ mọi tầng lớp xã hội trên toàn thế giới.
Sự tín nhiệm này được phản ánh trong vốn hóa thị trường BTC, hiện đang dao động khoảng 170 tỷ đô la.
Trong khi các tỷ phú như Paul Tudor Jones lập luận hợp lý rằng Bitcoin là hàng rào chống lạm phát và bất ổn gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, những người khác từ chối thừa nhận khả năng của nó.
Goldman Sachs gần đây bình luận Bitcoin không phải là một loại tài sản vì nó không tạo ra dòng tiền như trái phiếu và thu nhập thông qua tiếp xúc với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cụ thể:
“Chúng tôi tin rằng tài sản chủ yếu phụ thuộc vào việc người khác có sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó không phải là một khoản đầu tư phù hợp cho khách hàng của chúng tôi. Mặc dù các quỹ phòng hộ có thể thấy tiền điện tử hấp dẫn vì tính biến động cao nhưng sức hấp dẫn đó không phải là cơ sở đầu tư khả thi”.
Mặc dù có câu tục ngữ rằng ‘mèo khen mèo dài đuôi’, nhưng các bình luận của ngân hàng đầu tư đa quốc gia đến vào thời điểm Bitcoin giao dịch trên mức hỗ trợ yếu.
Vẫn còn phải xem những bình luận này có thể tác động đến giá như thế nào, nhưng hiện tại khu vực giữa 8,500 và 10,000 đô la vẫn là khu vực cấm giao dịch.
Các bạn có thể xem giá Bitcoin tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Tỷ lệ thống trị Bitcoin giảm có thể tạo đà cho một số altcoin lớn tăng lên
- Bitcoin có thể giảm xuống $ 2.000 trước khi bắt đầu một cuộc biểu tình rầm rộ khác