Hiệu quả công nghệ đang dẫn đến việc ngành ngân hàng Mỹ sẽ đối diện với việc cắt giảm số lượng lao động lớn nhất trong lịch sử. Trong một nghiên cứu gần đây Wells Fargo tiết lộ, khoảng 200.000 việc làm dự kiến sẽ bị cắt giảm trong 10 năm tới.
Nghiên cứu này đã được công bố bởi Christine Lagarde, người sẽ từ bỏ vai trò giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đầu quân cho Ngân hàng Trung ương châu Âu với tư cách là chủ tịch.
Theo Lagarde, các công nghệ sổ cái phân tán (DLT) như Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đang làm rung chuyển hệ thống ngân hàng. Thực tế sự phát triển nhanh chóng của mô hình kinh doanh tài sản kỹ thuật số dựa trên blockchain đang có tác động rõ ràng đến ngành tài chính.
“Những thành phần gây rối loạn sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT) dù là tiền điện tử, tài sản, hay tiền tệ,… đều gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chính”, Lagarde cho biết và khẳng định: “Chúng tôi không mong muốn những đổi mới sẽ làm mất đi sự ổn định cần thiết”.
Một số nguồn thông tin cho thấy, các công ty tài chính Mỹ đã chi 150 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ ngân hàng, điều này sẽ dẫn đến chi phí hoạt động thấp hơn đáng kể. Mike Mayo, nhà phân tích cao cấp tại Wells Fargo Securities, cho biết tiền bồi thường của nhân viên chiếm khoảng một nửa tất cả các chi phí ngân hàng.
Minh chứng cho nghiên cứu của Wells Fargo, Bloomberg cũng đưa ra rằng các văn phòng hỗ trợ, chi nhánh ngân hàng, trung tâm cuộc gọi và nhân viên công ty đang dần bị cắt giảm việc làm. Trong đó, có khoảng 30 đến 50% những công việc này có liên quan đến công nghệ, bán hàng và tư vấn.
Michael Tang, một đối tác của Deloitte, người đứng đầu thực tiễn đổi mới dịch vụ tài chính toàn cầu của công ty cho biết:
“Đây sẽ là một sự thay đổi mạnh mẽ của lĩnh vực liên lạc về cả bên trong và bên ngoài. Chúng tôi đã nhận thấy các dấu hiệu của điều này ở chatbot và thậm chí một số khách hàng không biết rằng họ đang trò chuyện với một công cụ AI”.
Một số công ty tư vấn và giám đốc điều hành ngân hàng khác cũng đang mong đợi cắt giảm việc làm đáng kể sẽ tác động tích cực cho lĩnh vực ngân hàng do tự động hóa. Đầu năm nay, McKinsey & Co cho biết rằng họ hy vọng số lượng nhân viên tại văn phòng, chủ yếu bao gồm nhân viên ngân hàng và thương nhân, sẽ giảm một phần ba do tự động hóa. Báo cáo Skill Shift của công ty này cũng đã phân tích tác động rộng rãi của công nghệ đối với hoạt động của hệ thống công ty.
IMF báo cáo rằng các nền tảng thanh toán di động đang ngày càng được áp dụng ở Châu Á.
Over the past 5 years, mobile money has gained traction in South #Asia, where mobile money accounts are growing by 46% per year—the highest across all regions #IMFBlog https://t.co/jrfRLuyTeA pic.twitter.com/PJIV3HitVj
— IMF (@IMFNews) October 5, 2019
“Trong 5 năm qua, tiền điện thoại di động đã đạt được sức hút ở Châu Á, tại đây tài khoản tiền điện thoại di động đang tăng 46% mỗi năm, đây là mức độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả khu vực trên thế giới”.
Trên blog của mình, IMF cũng chia sẻ:
“Bangladesh, Indonesia và Pakistan là những ví dụ điển hình về các quốc gia có mức tăng trưởng tiền điện thoại di động cao ở Châu Á. Các dịch vụ tiền điện thoại di động phát triển sớm ở Châu Phi, khu vực gần Sahara. Khu vực Sahara (châu Phi) hiện vẫn dẫn đầu về số lượng tài khoản tiền điện thoại di động. Thậm chí, một số quốc gia đã có tài khoản tiền điện thoại di động hiện vượt qua tài khoản ngân hàng”.
Được công bố vào tháng 6 năm 2019, Libra của Facebook là một trong những dự án đang phát triển nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại cho bất kỳ ai có quyền truy cập internet và điện thoại thông minh cơ bản, trực tiếp thách thức hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tuy nhiên, việc áp dụng các nền tảng dựa trên blockchain mới sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Các nhà đổi mới cần giải quyết những mối quan tâm pháp lý cụ thể ở mỗi quốc gia khác nhau.
- Chủ tịch Philly Fed Patrick Harker: Tiền điện tử của ngân hàng là ‘không thể tránh khỏi’, Hoa Kỳ sẽ không mãi dẫn đầu
- Ngân hàng trung ương không cần tiền kỹ thuật số ‘chính chủ’
Vân Anh
Tạp chí Bitcoin | Dailyhodl