Giá trị của Bitcoin (BTC) phụ thuộc rất nhiều vào lượng người dùng và mức hỗ trợ từ hoạt động mining. Được biết, phần thưởng khối BTC sẽ giảm đi 1 nửa vào 2020, dẫn đến việc tăng giá và đi đến mục tiêu mở rộng thị trường chấp thuận crypto. Động thái giảm một nửa phần thưởng khối, vốn được sử dụng như một phần thưởng rủi ro cho các miner, nhằm thu hút nguồn vốn.
Việc định giá BTC vốn không dễ dàng khi nó không tạo ra được dòng vốn ròng. Chính vì lý do này, các nhà phân tích phải dựa vào chi phí khai thác để ước chừng tảng học thuật cụ thể để định giá BTC đúng nghĩa, nhưng việc làm này vẫn có thể dựa trên 1 số cơ sở logic đã được thực hiện và mang lại kết quả tốt. Tìm hiểu thêm về các phương pháp này có thể mang đến cái nhìn cụ thể trong việc định giá BTC, trong quá khứ lẫn tương lai.
Vào năm 1993, Geogre Gilder đã phát triển phương pháp định giá hệ thống mạng viễn thông với tên gọi Luật Metcalfe, như để tưởng nhớ đến giáo sư Robert Metcalfe. Quy luật này cho thấy giá trị của mạng lưới cộng đồng tỷ lệ thuận với bình phương số lượng người dùng, và BTC có thể được định giá bởi phương pháp này. Tuy nhiên, cách định giá này chỉ mang tính tương đối, đồng nghĩa với việc thay đổi giá trị mạng lưới cũng như lượng người dùng có thể được thay đổi và so sánh, nhưng không thể neo được giá trị.
Giá trị của mạng BTC từ lâu đã được ước lượng qua Luật Metcalfe; áp dụng hồi quy lịch sử dữ liệu qua lượng proxy đến từ người dùng. Dù cho có sai lệch so với giá trị ước tính tạm thời, phương pháp này cho biết giá trị hợp lý hiện tại của BTC vào khoảng 6.000 đô la.
Hình 1: Ước tính thị trường vốn hóa Metcalfe
Tăng trưởng của thị trường vốn hóa BTC được dự đoán thông qua ước lượng số lượng người dùng theo đường cong S. Trong trường hợp này, hàm Gompertz sẽ được sử dụng như một hàm logistic với tác dụng mô hình hóa. Tuy có hiệu quả trong việc xác định lượng truy cập trong quá khứ, phương pháp này lại cho sai số đáng kể với dự đoán về số lượng người dùng, kể cả lượng tài khoản “ảo”.
Hình 2: Ước tính tăng trưởng lượng người dùng BTC
Giá trị của BTC cũng có thể ước tính qua mức độ thiếu hụt nguồn cung, phương pháp dựa vào mô hình stock-to-flow. Đây là phương pháp tương đối để tham khảo sự tăng/giảm của sự thiếu hụt, nhưng không thể neo giá trị được. Điểm yếu của phương pháp nằm ở chỗ nó lại bỏ qua tác động của các yêu cầu, vốn tác động đến tâm lý người sở hữu BTC.
Hình 3: Mô hình stock-to-flow đối với BTC
Phương pháp trên lịch sử biến chuyển của BTC và tầm ảnh hưởng của halving tác động ra sao. Giá trị thực hiện tại của BTC vào khoảng 5.600 đô la , và sau đợt halving sẽ vào khoảng 85.000 đô la theo cách tính này. Con số này cho thấy mức dự đoán quá chênh lệch, khi giá vốn hóa thị trường bị đẩy đến vô cực thì tỷ lệ hỗ trợ lại gần về 0.
Mô hình stock-to-flow có ý nghĩa dự đoán BTC sẽ tăng khi tốc độ cung ứng giảm; giả định rằng tỷ lệ trên chỉ bao gồm từ mining và bỏ qua tiềm năng từ nguồn cung hiện tại.
Phương trình 1: Mô hình stock-to-flow
Một cách cụ thể để phân tích mối tương quan trên sẽ là sử dụng mô hình cung-cầu như như hình dưới đây:
Hình 4: Ảnh hưởng của thay đổi nguồn cung đến giá
Giả sử người dùng nắm giữ hầu hết BTC và mức cung ứng xấp xỉ mức mining có được, bước giả định tiếp theo cho thấy mối quan hệ giữa cung-cầu BTC. Việc áp dụng phương pháp này cho thấy mức giá BTC sẽ rơi vào khoảng 20.000 đến 350.000 đô la với mức cung gần bằng 0. Ước lượng trên cho thấy có sự sai số dù chưa biết nhu cầu sẽ thay đổi ra sao, cũng như khi mức cung ứng tiếp tục giảm hay không.
Hình 5: Hiệu ứng thay đổi nguồn cung BTC theo giá
Giả như đường cong biểu thị mức cung không thay đổi, sự thay đổi của giá theo mức cung có thể ước tính được sau mỗi lần halving do giảm nhu cầu.
Phương trình 2: Phương trình biến động giá dựa trên mức cầu
Biến động giá theo mức cầu đối với BTC không có sự linh động, tức là chỉ một thay đổi nhỏ về nguồn cung cũng có thể dẫn đến tăng giá. Sự biến động này sau đợt halving thứ hai sẽ giảm so với lần đầu tiên. Nếu mức cầu giảm sẽ kéo theo biến động cho mức cung, khiến việc tăng giá sẽ ít xảy ra trong tương lai hơn.
Bảng 1: Biến động giá ước tính theo mức cầu
Được biết đến là loại tài sản không sinh ra bất kì dòng tiền nào khác, giá trị của BTC phụ thuộc hoàn toàn vào mức cung và cầu. Luật Metcalfe dựa trên quy tắc này định giá BTC theo lượng người sử dụng; phản ánh mức cầu. Mặt khác, phương pháp stock-to-flow lại định giá dựa trên mức cung. Hai phương pháp đều cho thấy mức định giá BTC hiện tại cao hơn so với thực tế. Nhưng với mức hỗ trợ giảm và sự chấp thuận crypto ngày một nhiều trong tương lai, ước lượng trên hoàn toàn có tiềm năng xảy ra. Đó là chưa kể các con số này phụ thuộc khá nhiều vào số lượng người dùng, cũng như biến động giá dựa trên mức cầu.
Hình 7: Ước tính giá BTC
Vốn là loại tài sản có tính đầu cơ cao, lịch sử biến động giá của Bitcoin có thể được mô hình hóa một cách cụ thể với việc sử dụng dữ liệu liên quan đến lượng người sử dụng và mức hỗ trợ từ mining. Đợt halving vào tháng 5/2020 tới đây cùng với sự chấp thuận rộng rãi từ các nước sẽ tạo đà cho BTC trở thành khoản đầu tư hấp dẫn với những tay chơi chịu được rủi ro cao.
- Bloomberg: Chỉ báo Bitcoin nhấp nháy “mua” khi xu hướng tăng mạnh
- Việc chấp nhận SegWit Bitcoin cao hơn so với Bitcoin, lý do là gì?
Đặng Nghiêm
Tạp chí Bitcoin | Seeking Alpha