Trang chủ Blockchain Blockchain và ứng dụng thực tế của nó? 

Blockchain và ứng dụng thực tế của nó? 

Thời gian gần đây, cụm từ Blockchain được nhiều người nhắc đến. Những người hiểu blockchain là gì thì khát khao muốn biết nhiều hơn nữa, những người chưa biết đến blockchain thì tò mò mong được hiểu xem “nó” là gì mà được “người ta” nhắc đến như một nguồn sức mạnh lớn có thể thay đổi được nhiều thứ trong nhiều mặt của cuộc sống.

Blockchain là gì?

Theo các chuyên gia, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.

Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Công nghệ Blockchain đóng vai trò giống như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như:

– Không thể làm giả hay can thiệp
– Không thể phá hủy
– Không thể thay đổi (bất biến)
– Bảo mật dữ liệu tuyệt đối
– Minh bạch
Hợp đồng thông minh (Smart contract)

Chính bởi vì những đặc điểm trên của nó mà công nghệ Blockchain được đánh giá là sáng tạo, đột phá nhất trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.

Blockchain hiểu đơn giản thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu. Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau. Nhờ có Blockchain mà chúng ta không cần bất kỳ một bên thứ 3 nào đứng giữa để bảo đảm cho các hoạt động như giao dịch hay mua bán…

Thuật ngữ Blockchain hình thành khi nào?

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác.

Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.

Thế còn tiền kỹ thuật số là gì? Tiền điện tử (cryptocurrency) là gì?

Một trong những thứ mà mọi người hay nhầm lẫn đó là Blockchain và Bitcoin là một. Nhưng thực tế Bitcoin chỉ là đồng tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) được tạo ra nhờ nền tảng cốt lõi của Blockchain.

Bitcoin là một dạng đồng tiền ảo thế hệ đầu tiên sử dụng giao thức ngang hàng (A Peer-to-Peer Electronic Cash System), sau này có thêm các đồng tiền ảo thế hệ 2, thế hệ 3 với các công nghệ mới hơn và giao thức thông minh hơn, giải quyết được nhiều vấn phức tạp hơn.

(Nói về cryptocurrency sẽ rất dài, các mô hình ứng dụng của nó cũng như lý do tại sao tiền ảo lại có giá trị và lý do nào thì em xin phép có thời gian sẽ viết sâu hơn cho mọi người vào lần sau.)

Thế giới nói gì về Blockchain?

Tại diễn đàn Kinh tế thế giới Davos Thụy Sĩ đầu năm 2018, 3 chủ đề lớn nhất và gây tranh cãi nhiều nhất là cryptocurrency, công nghệ blockchain và Bitcoin. Trong khi công nghệ blockchain nhận được sự quan tâm và lời khen ngợi thì cryptocurrency được đánh giá bởi nhiều ý kiến trái chiều.

Công nghệ blockchain là bước đột phá được tán dương nhiều nhất tại diễn đàn. Christine Lagarde, giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gọi blockchain là nền công nghệ “hấp dẫn”.
Tỷ phú người Mỹ gốc Do thái Hungary George Soros, người sáng lập công ty Quantum Endowment Fund nói rằng blockchain có thể được sử dụng một cách tích cực:

“Công nghệ blockchain có thể được sử dụng để mang lại kết quả tích cực. Ví dụ, chúng có thể giúp người di cư giao tiếp với gia đình của họ, giữ tiền của họ an toàn bằng cryptocurrency và dễ dàng mang theo chúng.”

Hay như tại Liên Hợp Quốc tháng 6 năm 2017, trong cuộc họp đối phó với sự nóng lên của toàn cầu. Họ đã sử dụng Blockchain để tạo ra một nền tảng minh bạch mang lại niềm tin và các giải pháp sáng tạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. “Các quốc gia, khu vực, thành phố và doanh nghiệp muốn thực hiện đúng những cam kết trong Thỏa thuận chung Paris (Paris Climate Change Agreement) về biến đổi khí hậu, họ cần tận dụng tất cả các công nghệ tiên tiến sẵn có và blockchain là công nghệ hàng đầu để áp dụng cho vấn đề này.

Nó có phải là xu hướng và có thể áp dụng vào doanh nghiệp được không?

Với những đặc thù của Blockchain, các chuyên gia cho rằng, công nghệ Blockchain sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông… Việc áp dụng Blockchain vào cuộc sống sẽ đem lại lợi ích thật sự cho cộng đồng và toàn xã hội.
Đối với sản xuất:

Điển hình như áp dụng đặc điểm không thể làm giả, không thể phá hủy của Blockchain vào ngành công nghiệp sản xuất sẽ giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang được chào bán. Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp sản xuất sữa áp dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì nhà quản lý người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin rất minh bạch.

Đối với nhà sản xuất họ có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ những hộp sữa đó trên thị trường để biết được những hộp sữa đó đã tiêu thụ chưa, tiêu thụ được bao nhiêu, bao nhiêu hộp còn hạn sử dụng và bao nhiêu hộp đã hết hạn sử dụng. Đối với người tiêu dùng: Cũng có thể kiểm tra thông tin hộp sữa đó có phải hàng chính hãng hay không sẽ ngăn chặn toàn bộ những sản phẩm nhái, hàng giả trên thị trường.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Walmart là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng blockchain. Hiện tại, thương hiệu bán lẻ này đã sử dụng blockchain từ năm 2016 để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc đến Mỹ

Đối với lĩnh vực y tế:

Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả của họ sẽ được lưu trữ sử dụng công nghệ blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu trên thế giới, họ chỉ cần truy xuất thông tin và kết quả chỉ số xét nghiệm của mình trên chuỗi blockchain mà cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Việc này giúp người bệnh giảm thiểu chi phí xét nghiệm lại khi đến các bệnh viện mới cũng như góp phần giúp nơi tiếp nhận bệnh nhân mới có thể truy xuất tiền sử bệnh tật, phác đồ điều trị hay các phản ứng phụ đối với các loại thành tố thuốc trước đây của bệnh nhân. Để từ đó giúp chuẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Đối với giáo dục:

Năm 2010, bằng tiến sĩ (PhD) của cựu chủ tịch Microsoft Trung Quốc Tang Jun nhận từ đại học Pacific Western đã làm dấy lên những nghi ngờ. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng không những ngôi trường này chưa được kiểm định mà giá của tấm bằng còn quá rẻ: chỉ có 2.595 USD và học viên chẳng cần học hành gì. Một năm sau, hàng chục quản lý cao cấp khác cũng bị dính vào những vụ bằng cấp giả với quy mô lớn khác từ những chương trình đáng ngờ, chỉ đòi hỏi người đăng ký học… “cho có lệ”.

Việc thẩm định bằng cấp, chứng chỉ là một vấn đề phức tạp và chưa bao giờ hết mới đối với nhiều nước trên thế giới. Khi tìm kiếm trên google, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả ở nhiều website trên thế giới.
Việc quản lý các chứng chỉ, bằng cấp của các trường đại học nói chung hay các cơ sở đào tạo nghề nói riêng nếu được áp dụng công nghệ Blockchain sẽ góp phần minh bạch hóa hồ sơ học viên cũng như giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng truy xuất nguồn gốc cơ sở đào tạo hay quá trình học tập của các ứng viên từ thấp đến cao.

Đối với ngành tài chính

Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Mới đây, ba ngân hàng lớn của Nhật Bản gồm Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Banking và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đã công bố việc áp dụng công nghệ blockchain trong hoạt động của mình. Lâu nay, các ngân hàng này thường bị người tiêu dùng phàn nàn vì phí dịch vụ chuyển tiền cao. Dự án chuyển tiền ngang hàng sử dụng công nghệ blockchain là một phần trong những nỗ lực cung cấp dịch vụ tài chính an toàn, bảo mật cao với chi phí thấp – một lĩnh vực mà các ngân hàng lớn đang bị bỏ xa bởi các đối thủ nhỏ hơn.

Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.

Blockchain được xem như là một cách để cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng, cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn. Tại thời điểm này, nhiều tổ chức tài chính đang có cuộc chiến tranh giành nhau nhằm hình thành các liên minh mới để thương mại hóa công nghệ blockchain. Đáng kể nhất chính là liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và hàng loạt tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới.

Đối với thương mại điện tử:

Theo báo cáo “Tương lai của thương mại điện tử trong ngành hàng tiêu dùng nhanh” công bố bởi Kantar Worldpanel vào tháng 11 này, doanh thu hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử trên toàn cầu đã tăng 30% trong giai đoạn tháng 3/2016 đến tháng 3/2017.

Nếu xét về giá trị, các nước sở hữu sức mạnh kinh tế hàng đầu, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ, vẫn là những nước đóng góp nhiều nhất. Tuy nhiên xét về tốc độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam mới là những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mạnh nhất, trong đó Thái Lan dẫn đầu với 104%, Malaysia 88% và Việt Nam 69%.

Theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ hiện nay nên dần dần chuyển dịch vụ của mình sang bán hàng trực tuyến, tận dụng lợi thế thương hiệu với chiến lược đa kênh để đạt được thành công và bảo vệ vị trí hiện tại. Nhìn chung, sự tin tưởng của người tiêu dùng và chi phí cao cho mô hình phân phối là những thách thức lớn cần được các doanh nghiệp giải quyết để thương mại điện tử tiến xa hơn nữa.

Những thách thức lớn đó của thương mại điện tử có thể được xử lý bằng các hợp đồng thông minh (smart contract) khi ứng dụng công nghệ Blockchain. “Với công nghệ Blockchain, tôi yên tâm khi ký các hợp đồng thông minh và đưa giải pháp thanh toán vào website. Từ đây chúng tôi có thể dễ dàng kinh doanh và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một thời gian ngắn hơn và thủ tục đơn giản hơn nhiều lần”

Thách thức khi triển khai, áp dụng Blockchain vào cuộc sống của các doanh nghiệp?

Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không lưu tâm đến những rào cản, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain vào cuộc sống.

Đầu tiên đó là những khó khăn khi cộng đồng nghiên cứu và phát triển Blockchain tại Việt Nam hiện còn phân tán, mang tính chất cá nhân, cục bộ. Chưa có nơi định hướng, đào tạo và phát triển công nghệ này một cách phổ biến và rộng rãi. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm cho những đơn vị muốn áp dụng công nghệ blockchain khi họ không có nơi đáng tin cậy để chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi triển khai, áp dụng blockchain.

Trở ngại tiếp theo từ khía cạnh blockchain hoàn toàn có thể được sử dụng cho mục đích không hợp pháp. Đó là những giao dịch ẩn danh, tạo môi trường và cơ hội cho các giao dịch không chính đáng trái quy định gây thất thoát và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng việc sự quản trị, giám sát sự phát triển của blockchain là rất cần thiết. Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các giao dịch liên quan đến blockchain nhằm xác định và hỗ trợ các ứng dụng hợp pháp của blockchain khi áp dụng vào đời sống như y tế, giáo dục, quản trị bằng cấp, giao dịch tài chính qua hợp đồng thông minh, sản xuất… đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng vi phạm đến nguyên tắc về chống rửa tiền, trốn thuế hay phạm pháp.

Ngoài ra trở ngại lớn nhất là công nghệ, và không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ công nghệ để có thể hiểu và dụng cho doanh nghiệp của mình, hiện tại cũng chưa có các giải pháp hiệu quả nào được nghiên cứu từ blockchain để áp dụng hay giải quyết cụ thể từng vấn đề của doanh nghiệp, chúng hiện vẫn đang nằm trong sự phát triển và nghiên cứu, tuy nhiên dự báo 1 vài năm tới thì sẽ có nhiều ứng dụng thực tiễn hơn để áp dụng tại Việt Nam.

Cuối cùng mọi người chỉ cần nhớ 1 câu sau:

Blockchain bản chất là nền tảng công nghệ minh bạch, rõ ràng, không thể can thiệp hay thay đổi hay phá hủy và được bảo mật tuyệt đối.

MỚI CẬP NHẬT

XRP Ledger cắt giảm yêu cầu dự trữ 90% – Ripple cảnh báo lừa...

Dữ liệu blockchain cho thấy XRP Ledger đã giảm yêu cầu dự trữ cơ sở từ 10 XRP (25,6 đô la theo giá hiện...

Bitcoin giảm xuống còn 70.000 USD tại Hàn Quốc khi Tổng thống tuyên bố...

Giá Bitcoin đã giảm từ 96.000 USD xuống còn 93.700 USD hôm nay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố...
tron trx

TRX đạt mức cao kỷ lục 20 tỷ đô la, báo hiệu “mùa altcoin”...

Tron (TRX) vừa vượt qua mức vốn hóa thị trường kỷ lục 20 tỷ đô la, đánh dấu một tín hiệu tích cực cho...

Tại sao giá Cardano (ADA) tăng hôm nay?

Cardano (ADA) tiếp tục xu hướng tăng vào ngày 3/12, thêm 16% trong 24 giờ qua và giao dịch ở mức 1,26 đô la....
Presale của Pepe Unchained vượt 65 triệu USD

Presale của Pepe Unchained vượt 65 triệu USD. Liệu nó có thể bùng nổ...

Pepe Unchained (PEPU) đang tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những đồng meme coin microcap nóng nhất trên thị trường hiện...

Pantera Capital huy động 20 triệu USD để đầu tư vào TON

Các nhà đầu tư tiền điện tử dường như không thể nào ngừng yêu thích The Open Network (TON), blockchain liên kết chặt chẽ với...

Hoa Kỳ bán Bitcoin là một “sai lầm chiến lược nghiêm trọng”, các chuyên...

Các giám đốc điều hành và chuyên gia trong ngành công nghiệp crypto nhanh chóng chỉ ra sự thiếu sáng suốt trong quyết định...
Orderly Network giúp người dùng Solana giao dịch không giới hạn

[QC] Orderly Network giúp người dùng Solana giao dịch không giới hạn trong hệ...

New York, ngày 2 tháng 12 năm 2024, Chainwire Orderly Network ra mắt sổ lệnh (orderbook) omnichain cho hợp đồng vĩnh viễn trên mạng chính...

Tin vắn Crypto 03/12: Holder dài hạn đang gây ảnh hưởng đến giá của...

Từ nhận định hành động của holder dài hạn đang gây ảnh hưởng tới giá Bitcoin đến Chủ tịch SEC mới có thể được...
Ví Jump Trading Firm bỏ ra tới 500.000 đô la đầu tư vào meme coin mèo mới Catslap

Ví Jump Trading Firm bỏ ra tới 500.000 đô la đầu tư vào meme...

Meme coin mèo thế hệ mới Catslap ($SLAP) đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng các nhà đầu tư tiền điện...

Ngày Donald Trump nhậm chức có thể đánh dấu mức cao của tiền điện...

Dựa trên dữ liệu lịch sử về hiệu suất thị trường trong các năm bầu cử tổng thống Mỹ, động lực tăng trưởng của...

Campuchia chặn 16 trang web sàn giao dịch crypto, bao gồm Binance và Coinbase

Chính phủ Campuchia vừa ban hành lệnh chặn quyền truy cập vào 16 trang web sàn giao dịch tiền mã hóa lớn, bao gồm...
sol-giam

Solana (SOl) gặp áp lực khi đánh mất đà tăng trưởng 40%

Solana (SOL) đã chứng kiến sự suy giảm đáng kể về tâm lý thị trường sau khi không giữ vững được mức tăng giá...
aave

Aave sánh ngang với các ngân hàng truyền thống khi tiền gửi ròng đạt...

Tiền gửi ròng của giao thức DeFi Aave đã đạt kỷ lục mới tính đến thứ 2, vươn lên mạnh mẽ và vượt qua...

Chainlink (LINK) tăng 37% lên mức cao nhất trong 2 năm nhờ đối tác...

Chainlink (LINK) tăng vọt hơn 37%, đạt mức cao nhất trong gần hai năm, vượt ngưỡng 26 USD vào cuối phiên giao dịch ngày...

Giao dịch crypto tại Hàn Quốc đạt 18 tỷ USD, vượt thị trường chứng...

Khối lượng giao dịch bán lẻ crypto tại Hàn Quốc bùng nổ, đạt 18 tỷ USD trong 24 giờ qua, vượt qua toàn bộ...