Trong một tweet gần đây, Aaron Sage cho biết “Blur là điều tồi tệ nhất xảy ra trong không gian này”.
Người viết tự mô tả mình “rất đam mê NFT, tiền điện tử và tự phát triển”. Anh đã chỉ trích thị trường Blur rằng NFT về cơ bản “không chỉ là tiền”.
“Họ đã tẩy não bạn bằng những ưu đãi và cho bạn tiền miễn phí để lôi kéo bạn vào đó”.
Anh tiếp tục chỉ trích giao diện người dùng của Blur không hấp dẫn, nhận định nó giống như một danh sách “mô tả dự án không có tính nghệ thuật hoặc bất cứ thứ gì”.
Hơn nữa, Sage cho rằng thật phù hợp khi khẳng định thị trường này không hỗ trợ người sáng tạo bằng các sáng kiến cấp cơ sở, không giống như nền tảng đối thủ OpenSea.
Kết thúc tweet thread của mình, Sage nhấn mạnh không ghét bỏ Blur hoặc người dùng của họ, mà chỉ khao khát cách không gian NFT từng được sử dụng khi nó tập trung vào “nghệ thuật và văn hóa”, chứ không phải tiền.
“Tôi chỉ ước không gian NFT có thể chuyển trọng tâm sang cách chúng ta đã từng – về nghệ thuật và văn hóa (tức là NFT ape được thảo luận xôn xao và thậm chí cả những cuộc phá đảo Twitter của sư tử lười biếng), nhưng không phải như ngày nay với Blur”.
Blur đánh bật OpenSea khỏi vị trí hàng đầu
Blur ra mắt vào tháng 10/2022 với sự hỗ trợ từ Paradigm và ParaFi, đã huy động được 11 triệu đô la tài trợ hạt giống 7 tháng trước đó.
Tính đến tháng 2, nền tảng nghiên cứu Delphi Digital cho biết Blur đã đạt được 53% thị phần chỉ vài tháng sau khi ra mắt. Kết quả này là nhờ một số yếu tố, bao gồm phí thị trường bằng 0, tùy chọn bỏ qua hoặc giảm thanh toán tiền bản quyền và quét NFT nhanh (chức năng mua nhiều NFT cùng một lúc.)
Ngoài ra, Delphi Digital cho biết chương trình airdrop token hào phóng của Blur là một yếu tố quan trọng trong việc tăng thị phần của họ.
Vào ngày 14/2, những người dùng đủ điều kiện đã nhận được 360 triệu token, tương đương với 12% nguồn cung, thu về trung bình 2.943 đô la mỗi người. Công ty gần đây đã công bố đợt airdrop “Season 2”, dự kiến phân phối thêm 300 triệu.
Các số liệu mới hơn từ tài khoản Twitter osf_rekt cho thấy BLUR đã mở rộng thị phần của mình lên đến 55%, gần gấp đôi so với thị trường gần nhất tiếp theo là OpenSea.
Nguồn: @osf_rekt
OpenSea không dành cho trader
Về việc thị trường nào tốt hơn, người dùng GSKrovina cho biết sự khác biệt chính giữa Blur và OpenSea là thị trường Blur hướng đến trader chứ không phải người dùng bán lẻ – bằng chứng là định dạng danh sách và tính năng quét.
Mặc dù Sage chỉ trích giao diện người dùng của Blur nhưng GSKrovina cho biết nó phù hợp hơn với các trader đang tìm cách “di chuyển khối lượng”. Hơn nữa, không có token OpenSea gốc, nên người dùng được khuyến khích gắn bó với Blur, ít nhất là trong thời gian ngắn.
“Giao diện người dùng của Blur chỉ đơn giản là tốt hơn OpenSea, đặc biệt đối với các trader di chuyển khối lượng”.
Tương tự, Seelawrie cho biết Blur “có vẻ hiểu văn hóa tốt hơn OpenSea”, do đó mâu thuẫn với quan điểm của Sage về việc NFT không chỉ là tiền.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Signature Bank trở thành “bến đỗ mới” của công ty tiền điện tử sau khi “chia tay” Silvergate
- Blur đang hồi sinh hoạt động NFT, theo Glassnode
- Phát hiện các giao dịch wash trade NFT trị giá 577 triệu đô la trên Blur
Đình Đình
Theo Cryptoslate