Các nhà phân tích tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang so sánh các điều kiện tài chính toàn cầu hiện tại với các điều kiện đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – một cuộc khủng hoảng xuất phát từ thị trường thế chấp của Mỹ.
Báo cáo cho thấy các lỗ hổng do Mỹ gây ra vẫn còn tồn tại, thể hiện một mối đe dọa kinh tế trên diện rộng.
Thảo luận về “Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của IMF: Quỹ tài trợ đồng đô la của ngân hàng -nguồn gốc của lỗ hổng tài chính”, tác giả chính Adolfo Barajas cho biết ông và nhóm của mình đặt ra ba câu hỏi để xác định tác động của việc tài trợ bằng đồng đô la Mỹ đối với các ngân hàng trên thế giới.
“Hãy nghĩ về các ngân hàng Nhật Bản. Các ngân hàng Nhật Bản thực hiện rất nhiều công việc kinh doanh xung quanh đồng đô la. Họ phải đối mặt với một cú sốc tài trợ bằng đồng đô la Mỹ. Điều này có lan truyền trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản không?
Câu trả lời là có, chúng tôi có nhận thấy điều đó. Vì vậy, đó là câu hỏi mang tính trực tiếp nhất được đặt ra.
Câu hỏi thứ hai gián tiếp hơn một chút và không mấy rõ ràng. Chúng tôi đã nói, “xét tới cú sốc tương tự đối với chi phí tài trợ, chúng ta có nhận thấy những sự căng thẳng xuất hiện ở các quốc gia đang vay đô la từ Nhật Bản không? Ví dụ như Thái Lan chẳng hạn. Cú sốc có lan truyền không?” Và chúng tôi thấy rằng thực sự, những cú sốc này đã lan sang các quốc gia khác – các nước đã bị loại bỏ hai lần do các điều kiện tại Hoa Kỳ…
Câu hỏi thứ ba liên quan đến độ khuếch đại và độ giảm nhẹ. Xét tới những cú sốc có những tác động tiêu cực này, có những yếu tố trong hệ thống ngân hàng, ví dụ như hệ thống ngân hàng Nhật Bản, liệu sẽ khuếch đại hoặc giảm thiểu những tác động này? Và một số trong số các hành động này nếu được thực hiện sẽ có liên quan tới chính sách. Kết luận chính của chúng tôi là có”.
Trong khi Barajas nói rằng sự thống trị của đồng đô la Mỹ không tương xứng với quy mô của nền kinh tế Mỹ, ông tin rằng đó là một cách hiệu quả để truyền bá các nguồn tài chính trên toàn thế giới, trong đó người mua muốn giao dịch bằng đồng đô la Mỹ và các ngân hàng ngoài Mỹ cũng cung cấp dịch vụ cho phép điều này.
“Vấn đề nảy sinh khi các hoạt động này, các tài sản này, có xu hướng trở nên dài hạn hơn – chúng trở thành các khoản vay – và chúng được tài trợ trong thời gian ngắn. Vì vậy, nó tạo ra sự không tương xứng”.
Theo báo cáo:
“Các thị trường mới nổi – những nền kinh tế dễ lĩnh hội – đặc biệt rất dễ bị sụt giảm trong cho vay xuyên biên giới bằng đô la Mỹ vì họ chỉ có khả năng rất hạn chế khi chuyển sang các nguồn vay đô la Mỹ khác hoặc thay thế đô la bằng các loại tiền tệ khác. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các lỗ hổng phát sinh từ nguồn tài trợ bằng đô la Mỹ của các ngân hàng ngoài Mỹ”.
Mặc dù trạng thái hiện tại vẫn có hiệu lực đầy đủ và có hiệu lực với các dịch vụ tài chính phụ thuộc nhiều vào đồng đô la Mỹ với vai trò là phương tiện kinh doanh thực sự duy nhất, tiền điện tử được thiết kế để chuyển tiền và giá trị nhuần nhuyễn và rẻ hơn qua biên giới, giảm ma sát và thu hẹp nhu cầu các pool ngoại tệ lớn trên toàn thế giới để giải quyết các giao dịch. Các loại tiền điện tử này, đặc biệt là stablecoin, đang thách thức chính vai trò của các ngân hàng đại lý.
Được hỗ trợ bởi các doanh nhân và nhà phát triển tiền điện tử đang xây dựng các nền tảng mới ngoài ngân hàng truyền thống, phong trào DeFi (tài chính phi tập trung) đang hứa hẹn một hệ thống tài chính toàn cầu hoàn toàn mới mẻ ngoài tầm chi phối của chính phủ, đồng đô la Mỹ hoặc các tập đoàn tư nhân.
Bitcoin và Ethereum là những coin đầu tiên đang thúc đẩy phong trào, cùng với một số giải pháp đang nổi lên từ những công ty hàng đầu như Ripple và Stellar nhằm thiết kế lại dòng tiền truyền thống.
Bạn có thể xem báo cáo đầy đủ tại đây.
- Brad Garlinghouse: Đồng Đô la Mỹ có nguy cơ bị “soán ngôi” bởi Trung Quốc
- Góc ý kiến: Bitcoin hoặc USD kỹ thuật số có thể cứu nền kinh tế toàn cầu vì đồng đô la suy yếu là hy vọng duy nhất của thế giới
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Dailyhodl