Cuộc săn tìm giải pháp cho vấn đề giữa tự động hóa và thất nghiệp đang ngày càng trở nên ráo riết và một giải pháp triệt để là thứ được yêu cầu hơn bao giờ hết. Nghiên cứu mới nhất từ Học viện Kinh tế London chỉ ra vấn đề tính cấp thiết của vấn đề rằng cứ lương tối thiểu cứ tăng lên 10% thì tỷ lệ công việc tự động được thực hiện bởi các công nhân có tay nghề thấp lại giảm 0.73%. Nói cách khác, sự gia tăng của robot và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành mối đe dọa với thị trường lao động.
Thật không may, giải pháp thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) từng được cho là không hiệu quả đôi khi lại có tác dụng. Một vài người ủng hộ ý tưởng trả cho mỗi người một lượng tiền tối thiểu cố định như là cách để bảo vệ họ khỏi thất nghiệp trong thời kỳ trỗi dậy của tự động hóa và robot hỗ trợ công nghệ AI. Chỉ một năm trước đây, ý tưởng này được ca ngợi hết sức như một giải pháp cho tất cả.
Tuy nhiên, vào gần đây, những cuộc tranh cãi nảy lửa như trên đã dịu bớt và ngày 2/6/2018, hội nghị London Futurists tổ chức tại Birkbeck, Đại học London, nơi quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu lại tập trung nhiều hơn vào việc cân nhắc các giải pháp thay thế.
Joanna Bryson, một nghiên cứu viên cao cấp thuộc khoa khoa học máy tính của trường đại học Bath, chuyên về AI, cho biết: “Thu nhập cơ bản đối với chính phủ như blockchain đối với ngân hàng: một cách hack công nghệ bỏ qua hàng nghìn công việc nặng nhọc”.
Đối với ông Bryson, UBI là đáp án thỏa đáng. Trí tuệ nhân tạo (AI) không hẳn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, vì thế giới vẫn cần cả sự đóng góp của con người, chứ không riêng gì AI.
Ví dụ trong ngành dịch vụ khách hàng, AI đã thúc đẩy số lượng người gọi, các chi nhánh muốn hoàn thành công việc nhanh hơn thì sẽ tuyển nhiều người hơn. Quan trọng nữa là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của AI là tạo ra ngày càng nhiều công việc tốt nhưng chỉ dành cho những người xứng đáng – điều này cũng khiến “nhảy việc” trở nên dễ dàng hơn.
Liệu UBI có là một giải pháp công bằng cho trí tuệ nhân tạo?
Một số lời phê bình có lý nhất về UBI nêu lên những câu hỏi về việc liệu một thu nhập cơ bản sẽ vẫn có thể phân phối lại tài nguyên cho những người ít cần đến nó nhất.
“Chẳng hạn như công tước Westminster liệu có thực sự cần đến thu nhập cơ bản phổ quát?” Steve Wells, giám đốc điều hành tại công ty xuất bản Fast Future, lên tiếng tại sự kiện này.
Helena Calle đến từ Fast Future nói rằng loại quỹ này hướng đến mục tiêu hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Theo McKinsey, đòi hỏi về kỹ năng công nghệ dự kiến sẽ tăng 55% vào năm 2030. Các học giả như Bryson nói điều này có thể tạo ra một xu hướng không bền vững, kêu gọi nhu cầu cam kết các công ty để phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận “dịch vụ cơ bản được đảm bảo” cũng có thể hỗ trợ người dân bằng cách cung cấp dịch vụ du lịch, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước miễn phí và hơn thế nữa.
Mặt khác, giải quyết các vấn đề nghèo đói thông qua các dịch vụ có thể không tạo ra một số hiệu ứng gợn sóng tiềm ẩn của UBI trong nền kinh tế, hoặc người tự do dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các hoạt động cải thiện xã hội.
David Wood, chủ tịch của Futurists London và là người tiên phong của điện thoại thông minh là người đồng sáng lập Symbian cho hay: “Đây là nơi tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình trong một hoặc hai năm qua, ngay cả một khoản thu nhập cơ bản phổ quát nhỏ cũng sẽ là một bước tiến quan trọng”.
Ông Wood trích dẫn hiệu ứng cấp số nhân của một khoản thu nhập được chuyển qua nền kinh tế khi mọi người chọn chi tiêu nhiều hơn. Ông cũng xem UBI như một nỗ lực cải thiện sự tham gia vào các cấu trúc xã hội, một quan điểm mà ông tranh luận trong cuốn sách mới về siêu dân chủ.
Phần 1: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 1)
Phần 2: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 2)
Phần 3: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 3)
Phần 4: Phát Minh Cuối Cùng – Trí tuệ nhân tạo và sự cáo chung của kỷ nguyên con người (Phần 4)
Theo Tapchibitcoin.vn/inverse