Cẩm nang Trader: Xác định cường độ của xu hướng giao dịch

Updated: 23/06/2018 at 22:35

Giao dịch theo xu hướng vẫn là phương pháp giao dịch phổ biến nhất đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ cả trong thị trường tiền mã hóa và các thị trường khác. Tuy nhiên, trước khi đặt vị thế (position) trên chiều của một xu hướng, chúng ta nên xác định độ mạnh hay yếu của xu hướng giao dịch. Nếu chọn giao dịch theo xu hướng, chúng ta cần đảm bảo chỉ giao dịch dựa trên các xu hướng đang hình thành chứ không phải xu hướng đang biến mất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào cách xác định liệu xu hướng có đáng giá để tiến hành giao dịch hay không bằng hai loại công cụ hệ thống và công cụ tùy ý.

Bước sóng và pullback xu hướng

Nghiên cứu bước sóng và pullback (đoạn giá điều chỉnh) trong xu hướng giúp hình thành cơ sở tiếp cận tùy ý nhằm xác định cường độ của xu hướng.

Trong thị trường dựa trên xu hướng, những đoạn pullback nhỏ báo hiệu cường độ của xu hướng. Nếu mỗi pullback đang ngày càng nhỏ trong suốt xu hướng, chúng ta có thể nói xu hướng đang lấy đà tăng. Một hiện tượng khác thường thấy trong các xu hướng tăng mạnh là pullback nhưng không hẳn là pullback mà là sideways (vùng giá đi ngang). Điều này cho thấy phe bò đang kiểm soát thị trường, họ mua vào ngay cả khi giá giảm ít nhất.

Mặt khác, khi các đoạn pullback trở nên càng lớn và thường xuyên hơn, có thể xem đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang dần mất đà và giá có thể sớm đảo chiều ngược lại.

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động có lẽ là một công cụ phổ biến nhất của các trader dựa theo xu hướng. Các đường MA cực kỳ dễ sử dụng và có thể cung cấp các tín hiệu mạnh mẽ tại hầu hết các thị trường.

Cách phổ biến nhất để xác định cường độ xu hướng với MA là áp dụng hai đường trung bình động lên biểu đồ, một đường chậm và một đường nhanh. Ví dụ, kết hợp hai đường MA chu kỳ 20 và 50 là một chiến lược phổ biến cho các trader trong thị trường giao dịch ngoại hối, chứng khoán và cả tiền mật mã (lập chu kỳ MA thấp hơn thì đường sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về giá).

Trong xu hướng tăng mạnh, chúng ta nên liên tục duy trì đường trung bình động nhanh nằm phía trên đường chậm hơn. Nếu khoảng cách giữa hai đường trung bình đang di chuyển ngày càng lớn thì xu hướng tăng đà và nếu khoảng cách giữa chúng hẹp lại thì xu hướng mất đà.

Hai đường cắt nhau được coi là dấu hiệu cho thấy xu hướng sắp đảo chiều. Nhiều chiến lược theo xu hướng thành công đều tuân theo logic đơn giản này: mua vào khi đường MA di chuyển nhanh vượt qua đường chậm hơn và bán ra khi ngược lại.

Từ chối giá

Chiến lược Từ chối giá cao hơn hoặc thấp hơn trong phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ hình nến truyền thống và tìm kiếm các “bấc nến” dài nằm phía trên hoặc bên dưới “thân nến” như trong ảnh bên dưới.

Trong biểu đồ này, chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng mạnh và giá đã cố gắng mở rộng xu hướng hơn nữa nhưng nhiều lần bị thị trường từ chối. Sau bốn lần nỗ lực leo cao hơn, thị trường này mất tất cả đà tăng và tiến vào xu hướng giảm mở rộng.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI là một chỉ số đo lường sức mạnh. Cũng giống như cách xác định xu hướng tăng giá với một loạt đáy cao hơn và đỉnh cao hơn, đường RSI cũng sẽ tạo ra các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn trong khi thị trường đang có xu hướng tăng. Trong các thị trường dao động không có xu hướng (range-bound), chỉ số RSI thường di chuyển ngang và nằm trong khoảng từ 30 đến 70.

Khi xu hướng kết thúc, đôi khi chúng ta thấy sự phân kỳ giữa xu hướng của RSI và bản thân giá cả. Ví dụ: giá có thể tạo đỉnh mới cao hơn trong khi đường RSI không thể tạo đỉnh cao mới, hoặc thậm chí tạo đáy mới thấp hơn như ví dụ trong hình dưới đây:

Chỉ số định hướng trung bình (ADX)

Đây là chỉ báo xu hướng cổ điển mà nhiều trader vẫn sử dụng. Chỉ số bao gồm đường màu đỏ và đường màu xanh lá. Về cơ bản nếu đường màu xanh nằm trên đường màu đỏ thì xu hướng đang tăng. Ngược lại, đường màu đỏ nằm trên đường màu xanh thì chúng ta đang thấy xu hướng giảm. Nếu hai đường này nằm gần nhau, nghĩa là thị trường không có xu hướng rõ ràng nào mà chỉ đang mắc kẹt trong một phạm vi.

Các chiến lược theo xu hướng đôi khi sử dụng chỉ báo ADX kết hợp với đường trung bình để tìm xu hướng giá mạnh mẽ để giao dịch. ADX có thể giúp xác định cường độ của xu hướng trong khi hai đường trung bình động cắt nhau có thể đóng vai trò điểm vào và thoát lệnh.

Bạn nên sử dụng chiến lược nào?

Có lẽ thật không may, việc nên sử dụng chỉ số cụ thể nào trong giao dịch theo xu hướng thuộc về sở thích cá nhân. Không có chỉ báo nào là đúng hoặc sai, cũng không có cách nào chính xác nhất để kết hợp các chỉ số và tạo ra chiến lược giao dịch của riêng bạn.

Hầu hết các trader đều cố tránh kết hợp các chỉ số đo lường cùng một yếu tố. Ví dụ: ADX, MA và MACD được xem là chỉ báo xu hướng, còn RSI và Stochastic là chỉ báo động lượng. Nói cách khác, bạn có thể kết hợp MA và RSI nhưng nên tránh kết hợp MA và ADX.

Thử nghiệm là chuyện tốt, nhưng thay vì cố gắng tìm hiểu cách sử dụng nhiều chỉ số khác nhau, chiến lược tốt là sử dụng ít chỉ số nhưng thật nhuần nhuyễn. Chúng có giá trị theo theo cách riêng của chúng và giao dịch thành hay bại phụ thuộc vào chính trader.

Theo TapchiBitcoin/Hacked

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Pi Network (PI) đã chứng kiến mức giảm hơn 4% vào thứ Sáu, ngay sau khi một nến Doji xuất hiện trong ngày giao dịch trước đó. Mặc dù giá trị của Pi Network tiếp tục dao động dưới mức 0,5 đô la, các cuộc trò chuyện trên mạng xã... ...

Khi Bitcoin dao động quanh mức 108.100 đô la và Ethereum trượt xuống dưới ngưỡng 2.521 đô la, giá thị trường dường như dậm chân tại chỗ. Thế nhưng, một lượng vốn khổng lồ đã âm thầm đổ vào — và đó không phải là dòng tiền thường chờ đợi... ...

Giá PEPE đã có những biến động mạnh mẽ trong vài ngày qua, đặc biệt là khi meme coin này đạt mức tăng 14% vào ngày 3 tháng 7, đưa giá lên 0,00001 đô la. Tuy nhiên, sau đợt tăng mạnh này, PEPE đã quay lại mức thấp hơn một... ...

Sau một thời gian vắng bóng trên bản đồ thị trường, mạng lưới Chiliz bất ngờ trở lại tâm điểm nhờ làn sóng bùng nổ về hoạt động mạng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, điều khiến giới đầu tư băn khoăn là liệu đà tăng mạnh mẽ này... ...

Thị trường memecoin đang trải qua giai đoạn ảm đạm khi gần như không ghi nhận bất kỳ đà tăng trưởng rõ rệt nào trong suốt ba tuần qua. Cách đây một tháng, tổng vốn hóa của toàn bộ phân khúc này đạt mốc 59,6 tỷ USD. Nhưng đến thời... ...

Trong một sự kiện được xem là cột mốc lịch sử đối với Bitcoin, một ví cá voi từng “ngủ đông” suốt hơn 10 năm bất ngờ kích hoạt trở lại, chuyển đi 80.000 BTC vào ngày thứ Sáu vừa qua. Đây là lần di chuyển lượng Bitcoin lâu năm... ...

Phe bò XRP đã thất bại trong việc phá vỡ vùng kháng cự $2,3 vào ngày 3 tháng 7. Phân tích kỹ thuật cho thấy mức này gần với ngưỡng kháng cự giữa quanh $2,27. Altcoin đã giao dịch trong phạm vi này kể từ tháng 3. Phân tích các... ...

Động thái nguồn cung Ethereum (ETH) trong tháng 6/2025 ghi dấu mốc lịch sử về hoạt động staking và tích lũy, diễn ra giữa bối cảnh giá đi ngang. Theo phân tích từ CryptoQuant, các nhà đầu tư tổ chức và các cá voi vẫn không ngừng gom Ethereum, cho... ...

PI Network (PI) hiện vẫn đang “mắc kẹt” quanh ngưỡng $0,47, phản ánh rõ sự thiếu hụt động lực mua vào giữa bối cảnh nhà đầu tư đang dõi theo từng biến động nhỏ trên thị trường. Dù vùng giá này tạm thời duy trì được sự ổn định, nhưng... ...

Quý 3 của năm và tuần đầu tiên của tháng 7 đã bắt đầu với nhiều biến động mạnh. Một số token ghi nhận mức tăng mạnh, trong khi số khác lại sụt giảm. Tuy nhiên, cuối tuần này được kỳ vọng sẽ mang lại chuyển biến tích cực cho... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode