Trong 15 ngày, giá Bitcoin đã bị kẹt trong cùng một phạm vi và hợp nhất ở cùng mức hỗ trợ là $ 6.500. Mặc dù giá BTC đã tăng lên mức $ 7.400 trong thời gian gần đây, nhưng nó đã thất bại trong việc breakout lên trên mức này và đã bị giam hãm kể từ đó. Thông thường, khi giá Bitcoin bị kẹt trong một phạm vi chặt chẽ trong một khoảng thời gian dài, thì nó sẽ có xu hướng tạo ra một biến động mạnh khi breakout.
Trong khi giá Bitcoin có thể tăng lên một cách mạnh mẽ, thì short squeeze đang cho tỷ lệ tài trợ (funding rate) âm trên hợp đồng tương lai của BTC, có nghĩa là khả năng giá kiểm tra lại các mức hỗ trợ thấp hơn sẽ cao hơn là một đợt tăng giá.
Funding rate là một thuật ngữ được sử dụng trên các sàn giao dịch hợp đồng tương lai để mô tả một hệ thống bù cho những người nắm giữ short và long, với mục đích cân bằng thị trường. Ví dụ, funding rate hiện tại của Bitcoin trên BitMEX dao động ở mức 0,01%, có nghĩa là các trader long BTC phải trả 0,01% vị trí của họ cho những người nắm giữ hợp đồng short, vì số lượng long đang nhiều hơn số lượng short.
Tỷ lệ tài trợ cũng giống như OI, chỉ số RSI, mức kháng cự và hỗ trợ ngang, đều được các trader sử dụng để dự đoán xu hướng giá của Bitcoin.
Những gì mong đợi trong ngắn hạn
Trong 2 ngày qua, giá Bitcoin đã tăng khoảng 10% từ 6.450 đô la lên 7.150 đô la, nhưng nó vẫn nằm trong cùng phạm vi được hình thành từ ngày 3 tháng 4. Một lời giải thích khả dĩ cho phạm vi chặt chẽ này là do sự không chắc chắn hướng giao dịch của các nhà đầu tư.
Cá voi, hoặc các nhà đầu tư cá nhân lớn, có thể đang tạo thanh khoản để khiến BTC dao động trong khoảng từ 6.500 đến 7.200 đô la trong một khoảng thời gian dài. Thông thường, khi giá Bitcoin bị bắt trong một phạm vi chặt chẽ, cuối cùng nó sẽ tạo ra một biến động mạnh trong khung thời gian ngắn. Một chỉ số dự đoán biến động điên cuồng trên là OI.
OI trong giao dịch tương lai Bitcoin chính là tổng số short và long đang mở trên thị trường. Trước khi giá Bitcoin giảm từ 10.500 đô la xuống còn 5.800 đô la vào đầu năm nay, hợp đồng mở của BTC trên BitMEX đã dao động ở mức 1,1 tỷ đô la. Tính đến ngày 17 tháng 4, OI của hợp đồng tường lai Bitcoin trên BitMEX đang ở mức 482 triệu đô la.
OI đang ở mức khá thấp và sự trì trệ trong khối lượng giao dịch sẽ khiến BTC hợp nhất thêm vài ngày nữa. Trong ngắn hạn, trader nổi tiếng Michael Van de Poppe cho rằng Bitcoin có thể kiểm tra mức kháng cự 8.000 đô la trước khi giảm xuống, mục tiêu có thể là phạm vi từ $ 4.000 đến $ 5.000.
Theo một fractal được chia sẻ bởi nhà phân tích TraderKoz, xu hướng giá gần đây của Bitcoin gần giống với sự sụt giảm của nó từ $ 10.500 xuống còn $ 3.600 vào tháng 2 năm 2020.
Nhà phân tích nói rằng hành động giá của Bitcoin trong tuần qua so với cuối tháng 2 trông rất giống nhau, cho thấy một sự hình thành đỉnh giống hệt nhau. Bắt đầu hồi tưởng lại khi chúng đạt đỉnh vào giữa tháng Hai. Và fractal dưới đây sẽ thể hiển sự di chuyển của Bitcoin trong thời gian tới.
Theo cá voi Joe007, người đã kiếm được hơn 61 triệu đô la lợi nhuận kể từ tháng 9 năm 2019, đang bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc vào đòn bẩy cao để đẩy giá Bitcoin tăng lên:
“Nếu bạn all-in tất cả tài sản của mình mà không dùng bất cứ đòn bẩy nào thì khả năng bảo vệ Bitcoin của bạn khỏi sự cố bất ngờ là hoàn toàn có thể. Nếu bạn đã xây dựng một vị trí long có đòn bẩy để tích lũy BTC, thì bạn sẽ không thể Bitcoin của mình trước sự cố bất ngờ. Bởi vì các lệnh gọi ký quỹ, và điều này cũng sẽ khiến Bitcoin giảm nhanh hơn.”
Ở cấp độ kỹ thuật, cựu chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhà quản lý quỹ phòng hộ Mark Dow đã nói trong một tweet gần đây rằng, Bitcoin đang cho thấy một cợ hôi short theo sách giáo khoa, vì nó đang phải đối mặt với sự kháng cự quá lớn. Theo ông, ở các khung thời gian cao hơn, giá Bitcoin đang hiển thị một mô hình vai đầu vai giảm giá, đây là một trong những mô hình xác định chính xác hành vi của giá, đặc biệt là sự hình thành trong các khung thời gian cao.
Been saying over on @BehavioralMacro that #bitcoin on the chart is facing massive overhead resistance. Based on this chart, this rn is a textbook opportunity to short. $XBT $BTC pic.twitter.com/73JSsfapaG
— Dow (@mark_dow) April 10, 2020
Nhu cầu Stablecoin tăng mạnh
Khi giá Bitcoin vật lộn để vượt qua các ngưỡng kháng cự quan trọng, thì nhu cầu về stablecoin đã tăng lên đáng kể trong tháng qua. Tether, stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường tiền điện tử, đã thêm hơn 2 tỷ đô la vào vốn hóa thị trường, khiến nguồn cung của nó tăng từ mức $ 4,2 tỷ lên hơn $ 6,3 tỷ ở thời điểm viết bài. Nhà nghiên cứu tiền điện tử Ryan Watkins đã nói về vấn đề này trong một tweet gần đây, rằng:
Q1 2020 was stablecoins’ best quarter ever.
Driven by a global flight to safety amidst the coronavirus pandemic, stablecoin issuance ballooned over $8 billion in the quarter.
Stablecoins added nearly as much market cap in Q1 2020 as they did in all of 2019. pic.twitter.com/LALwzHmYhW
— Ryan Watkins (@RyanWatkins_) April 15, 2020
“Đây là một câu chuyện về sự bùng nổ của stablecoin trong quý 1 năm 2020. Q1 năm 2020 là quý tốt nhất từ trước đến nay. Được thúc đẩy bởi một chuyến bay toàn cầu đến nơi an toàn giữa đại dịch virus corona, đợt phát hành stablecoin đã tăng vọt hơn 8 tỷ đô la trong quý này. Stablecoin được thêm vào trong quý 1 năm 2020 đã bằng nguồn cung mà họ thêm vào trong cả năm 2019.”
Dòng tiền đổ vào Tether và các stablecoin lớn khác, cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự an toàn trong một thị trường đầy biến động do họ lo sợ hậu quả của đại dịch virus corona mang lại cho nền kinh tế. Trái ngược với sự bùng nổ mạnh mẽ của Bitcoin trong những tuần gần đây, dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư vẫn thận trọng trong xu hướng ngắn hạn của tiền điện tử vì họ vẫn đang nắm giữ stablecoin của mình.
Một đợt tăng giá lên $ 8.000 trong ngắn hạn
Về mặt kỹ thuật, nếu giá Bitcoin vượt lên trên mức 7.400 đô la, một vùng kháng cự mà nó không phá vỡ vào đầu tháng 4, thì nó sẽ mở ra một đợt tăng tiềm năng lên phạm vi từ 7.900 đến 8.000 đô la. Điều này được nhắc đến bởi trader nổi tiếng Rookie trong một bài tweet gần đây.
I’ve entered longs on most of my accounts.
I think we’ve broken this significant downtrend line dating back to February (pre-black swan).
We’re consolidating right above the trend-line right now, so expecting more upside#Bitcoin pic.twitter.com/CfvTXN9sj6
— RookieXBT (@RookieXBT) April 16, 2020
“Tôi đã bắt đầu vị trí long với phần lớn tài khoản của mình. Tôi nghĩ rằng Bitcoin đã phá vỡ lên trên đường xu hướng giảm được hình thành từ từ tháng Hai. Chúng đang hợp nhất ngay trên đường xu hướng giảm này, vì vậy tôi đặt cược rằng Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên.”
Đối với các nhà đầu tư đang chú ý đến một đột phá tăng giá trong ngắn hạn, thì việc hợp nhất quanh mức 7.000 đô la của Bitcoin sẽ là yếu tố mạnh mẽ nhất cho sự tăng vọt trong ngắn hạn. Nếu 3.600 đô la được coi là đáy cục bộ và 10.500 đô la được coi là đỉnh cục bộ, thì mức Fibonacci thoái lui 0,618 của phạm vi này đang nằm ở mức 7.973 đô la. Trong một hệ thống Fibonacci, khu vực 0,618 cho thấy mức giảm 61,8% so với mức cao gần đây, được coi là điểm đảo ngược xu hướng then chốt trong giao dịch.
Vì vậy, giá Bitcoin có khả năng sẽ tăng lên tới 8.000 đô la trước khi giảm xuống để kiểm tra lại vùng $ 5.300 đô la.
Tuy nhiên, miễn là giá Bitcoin bị kẹt trong phạm vi rộng từ $ 6.500 $ đến $ 7.400 và hợp nhất ở vùng $ 7.000, thì các lập luận để hỗ trợ khả năng tăng giá tại thời điểm này vẫn còn yếu. Một sự sụt giảm đột ngột sẽ khiến Bitcoin chịu nhiều tổn thương. Vì vậy, có thể phe gấu đang giữ quyền kiểm soát thị trường cho đến khi xảy ra một đột phá lớn trên mức $ 7.400.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin cho thấy hành động chưa từng có trước halving và điều gì sẽ xảy ra sau halving?
- Breakout có thể đưa ETH vượt qua $200