Dự án tiền điện tử đầy tham vọng của Facebook – Libra đang cạn kiệt sức lực khi bị các nhà quản lý và chính phủ trên khắp thế giới săn lùng. Facebook đã bị giáng một đòn mạnh vào ngày hôm qua khi đối tác dự án lớn – PayPal tuyên bố rằng họ đang rút lui, tuy nhiên ông chủ Coinbase cho rằng Mỹ nên xem xét lại lập trường tiêu cực của mình.
Chìm con tàu Crypto – Libra
Một trong những đối tác sáng lập Calibra, Paypal đã trở thành công ty đầu tiên chính thức rời khỏi dự án tiền điện tử của Facebook – Libra Association – Hiệp hội gồm 28 thành viên sẽ kiểm soát tiền kỹ thuật số.
Facebook đã tìm cách thành lập tổ hợp độc quyền kinh tế để khuếch tán những cáo buộc rằng nó sẽ phát triển quá mạnh nếu chỉ một mình kiểm soát Libra. Theo báo cáo, sau nhiều tuần gánh chịu áp lực pháp lý, các thành viên của tổ hợp đã không muốn tiếp tục phê chuẩn dự án.
Sự ra đi của PayPal, có thể là chất xúc tác khiến những người khác rời khỏi và Zuckerberg có thể sẽ phải tự mình bảo lãnh con tàu này. Động thái này gây ra tổn thương khá lớn cho Facebook trong khi mối quan hệ giữa hai công ty khá tốt khi người đứng đầu Libra – David Marcus đã từng quản lý PayPal. Một phát ngôn viên của công ty cho biết:
“Vào thời điểm này, PayPal đã quyết định rời khỏi Libra Association và tiếp tục tập trung vào việc thúc đẩy các ưu tiên kinh doanh cũng như nhiệm vụ hiện tại khi cố gắng dân chủ hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cho những người chưa được thể đến với thị trường”.
Libra đang phải đối mặt với sự phản đối từ châu Âu cũng như Mỹ. Các tổ chức phi chính phủ của EU đã đưa ra kiến nghị chống lại dự án vì lo ngại về sự thống trị đang gia tăng của các đại gia công nghệ Mỹ.
Ông chủ Coinbase: Thời gian để Hoa Kỳ đảo ngược lập trường
CEO Coinbase – Brian Armstrong, cho rằng Mỹ cần đảo ngược lập trường khắc nghiệt của mình đối với tiền điện tử để tránh bị bỏ lại phía sau. Ông đặc biệt tham khảo các kế hoạch của Trung Quốc để ra mắt tiền kỹ thuật số dựa trên đồng nhân dân tệ và nói rằng Libra chỉ là một trong nhiều loại tiền kỹ thuật số trên thị trường.
“Hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một stablecoin, tôi tự hỏi liệu Hoa Kỳ sẽ xem xét lại những phản ứng vô lý với Libra hay không”.
Now that China is looking into creating a stablecoin, I wonder if the U.S. will reconsider it’s ridiculous response to Libra.
There are many cryptocurrencies, and Libra is just one of them. But the way the U.S. government reacted it’s like they almost want to be left behind.
— Brian Armstrong (@brian_armstrong) October 4, 2019
Phản ứng từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ có thể đã được biện minh do lo ngại về những vấn đề liên quan đến Facebook, nhưng dường như chính phủ cũng đang thể sự ghê tởm đối với bất kỳ loại tài sản kỹ thuật số nào không thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương. Armstrong sợ rằng chính phủ đang cấm sự đổi mới và đặt lợi ích của mình lên hàng đầu.
“Đổi mới thường có vẻ sẽ gây ra nhiều rắc rối. Chính phủ có xu hướng được đồng ý những điều liên quan đến lợi ích của người đương nhiệm đặc biệt sẽ sợ hãi và cố gắng ngăn chặn sự đổi mới”.
Trong khi đó, Trung Quốc đang thúc đẩy sự đổi mới và đặt lợi ích của mình lên hàng đầu khi phát hành một loại tiền điện tử do ngân hàng trung ương kiểm soát.
Facebook tạo ra lợi ích riêng (lợi nhuận), cũng như PayPal, vì vậy cả hai điều này nên được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Mỹ có thể ngăn mình rơi vào thời kỳ kỹ thuật số đen tối bằng cách trở nên cởi mở hơn với ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung.
- Đơn kiến nghị yêu cầu cấm Libra của Facebook đạt 55.000 chữ ký
- Libra của Facebook có thể sẽ sụp đổ khi Visa và Mastercard rút lui
Việt Cường
Tạp chí Bitcoin | Newsbtc