Một số nhà đầu tư của Open Exchange (OPNX) đã bị CEO của nền tảng giao dịch quyền đòi tiền điện tử chỉ trích sau khi một số công khai vạch rõ ranh giới với dự án tuy đã được xác định là người ủng hộ.
Vào ngày 22/4, CEO Leslie Lamb của OPNX đã tweet rằng hành vi của các công ty là “kinh tởm” và “đáng thất vọng”, họ “muốn tất cả những điều tốt đẹp mà không có rủi ro”.
“Tôi ở đây để nhắc nhở mọi người rằng đó không phải là cách làm việc của tinh thần kinh doanh”, Lamb nói thêm.
OPNX là sàn crypto do các nhà sáng lập Three Arrows Capital (3AC) Kyle Davies và Su Zhu lập ra để giao dịch quyền đòi tài sản trên các nền tảng đã phá sản trong năm 2022.
Mọi chuyện bắt nguồn từ ngày 21/4 khi OPNX tweet video Lamb cảm ơn một số “nhà đầu tư lớn” vì sự hỗ trợ của họ.
Danh sách các nhà đầu tư được OPNX nêu tên bao gồm AppWorks, Susquehanna (SIG), DRW, MIAX Group, China Merchant Bank International, Token Bay Capital Nascent, Tuwaiq Limited.
Gần một nửa số người ủng hộ được nêu tên hiện tuyên bố rằng họ chưa bao giờ chọn cung cấp vốn cho OPNX và đã từ chối tất cả các mối liên hệ với công ty.
Công ty đầu tiên công khai từ chối hỗ trợ là công ty giao dịch DeFi Nascent. Theo tuyên bố chính thức, mặc dù họ đã mua token Coinflex (FLEX) trong lần đầu tiên phát hành bởi biểu hiện trước đây của công ty, nhưng họ không tham gia vào vòng cấp vốn cho OPNX.
Vào ngày 22/4, công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Đài Loan Appworks cũng làm rõ về quan điểm đầu tư của mình. Cụ thể, nguồn vốn của họ “bắt buộc chuyển đổi” từ số tiền nắm giữ ban đầu trong CoinFLEX và họ “không hỗ trợ những gì Davies và Zu đã làm trong những ngày hoạt động cuối cùng của 3AC”.
Ngoài ra, công ty thị trường vốn DRW Trading cũng nhanh chóng vạch rõ giới hạn, viết thẳng thừng trên Twitter rằng họ “không phải là nhà đầu tư vào OPNX”.
Kể từ khi cuộc tranh cãi công khai lần đầu tiên diễn ra trên Twitter, token chính FLEX của OPNX đã giảm mạnh hơn 21% theo dữ liệu của TradingView.
Đến nay, Susquehanna (SIG), MIAX Group và China Merchant chưa có phản hồi về khoản đầu tư của họ vào OPNX.
Theo bản giới thiệu của OPNX lần đầu tiên được lưu hành vào tháng 1, nền tảng này sẽ cho phép các nhà đầu tư mua và bán quyền đòi tài sản đối với các công ty tiền điện tử đã phá sản như 3AC và FTX.
Không giống như các công ty giao dịch quyền đòi tài sản khác, OPNX có ý định cho phép khách hàng sử dụng các yêu cầu làm tài sản thế chấp để giao dịch. Ngoài ra, công ty tuyên bố có thể giúp “lấp đầy khoảng trống khổng lồ do FTX để lại” và mở rộng sang các thị trường được quản lý chặt chẽ hơn như cổ phiếu và chứng khoán.
Vào tháng 6/2022, 3AC nhận được thông báo vỡ nợ từ sàn giao dịch Voyager Digital sau khi không trả được khoản vay 15.250 Bitcoin và 350 triệu USDC.
Sau đó, vào ngày 1/7, 3AC đã nộp đơn xin phá sản và trở thành chủ đề bị chỉ trích của ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn hơn. Trong đó, nhiều chủ nợ cáo buộc những nhà sáng lập trốn tránh hành động pháp lý.
Một số công ty tiền điện tử đã tuyên bố công khai rằng họ sẽ từ chối làm việc với bất kỳ ai hỗ trợ OPNX. Bất chấp điều đó, CoinFLEX – công ty chính đứng sau dự án OPNX đã tự bảo vệ mình, tuyên bố sẽ giúp khách hàng của các dự án tiền điện tử thất bại “lấy lại toàn bộ”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Số lượng Bitcoin Ordinals được đúc tăng đột biến dù khối lượng giao dịch chạm mức thấp nhất
- Sàn giao dịch “OPNX” được thành lập bởi Su Zhu và Kyle Davies chính thức đi vào hoạt động
- Token FLEX tăng 21% sau khi Tòa án Seychelles chấp thuận kế hoạch tái cấu trúc của CoinFLEX
Thùy Trang
Theo Cointelegraph