Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) vừa chính thức khởi động chương trình thí điểm nhằm nghiên cứu việc sử dụng tài sản thế chấp không phải tiền mặt dưới dạng token hóa, bao gồm cả stablecoin, trong các thị trường phái sinh được quản lý. Thông tin này được công bố trong thông báo ngày 7 tháng 2.
Chương trình thí điểm này là một phần trong nỗ lực của CFTC nhằm thúc đẩy sự đổi mới có trách nhiệm trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Diễn đàn CEO sắp tới sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo ngành để thảo luận về việc triển khai chương trình. Các đại diện từ Circle, Coinbase, Crypto.com và Ripple đã xác nhận tham gia diễn đàn.
Quyền Chủ tịch CFTC Caroline Phạm bày tỏ sự lạc quan về sáng kiến này, khẳng định đây là một bước đột phá cho thị trường tài sản số tại Mỹ. Phạm nhấn mạnh rằng CFTC cam kết thúc đẩy sự đổi mới có trách nhiệm và sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành phần thị trường nhằm thực hiện cam kết của chính quyền Trump về việc giúp Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu trong các cơ hội kinh tế mới.
Ủy ban Cố vấn Thị trường Toàn cầu của CFTC, do Caroline Pham bảo trợ, trước đây đã đưa ra khuyến nghị thông qua Tiểu ban Thị trường Tài sản số về việc mở rộng sử dụng tài sản thế chấp không phải tiền mặt, dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT).
Chương trình thí điểm mới này là sự tiếp nối đề xuất trước đó của Caroline Pham về việc tạo ra khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) dưới sự giám sát của CFTC. Theo bà Phạm, khung thử nghiệm này sẽ giúp tăng cường thanh khoản và khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp crypto tại Mỹ. Trong bài phát biểu vào tháng 9 năm 2023, bà cũng nhấn mạnh rằng môi trường thử nghiệm này sẽ hỗ trợ sự phát triển của các thị trường tài sản kỹ thuật số tuân thủ quy định pháp luật và thúc đẩy quá trình token hóa tài sản.
Chuỗi tọa đàm công khai về tiền điện tử
Kế hoạch triển khai khung thử nghiệm pháp lý được công bố cùng với thông báo về loạt tọa đàm công khai nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến cấu trúc thị trường và đổi mới công nghệ. Các buổi thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề như thực thể liên kết, xung đột lợi ích, thị trường dự đoán và tài sản số.
Caroline mô tả những tiến bộ công nghệ hiện nay là “một thời kỳ phục hưng trong thị trường”, mang đến cả cơ hội lẫn rủi ro, đòi hỏi sự giám sát cẩn trọng từ các cơ quan quản lý.
Trong những tháng tới, CFTC sẽ tiếp tục làm việc với các nhà lãnh đạo trong ngành, những thành phần tham gia thị trường, các chuyên gia pháp lý và các nhóm lợi ích công cộng. Sáng kiến này cũng là bước tiến tiếp theo trong lời kêu gọi trước đây của bà Pham về việc tăng cường minh bạch và khuyến khích sự tham gia của công chúng trong quá trình xây dựng chính sách.
Khung thử nghiệm pháp lý và các buổi tọa đàm công khai là một phần trong chiến lược lớn hơn của CFTC nhằm xây dựng một khung pháp lý toàn diện cho thị trường tài sản số, dựa trên sự kết hợp giữa phân tích chuyên môn và ý kiến đóng góp từ cộng đồng.
Bạn có thể xem giá coin ở đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
- Hồng Kông cảnh báo hơn 30 nền tảng lừa đảo mạo danh HashKey
- CFTC phạt những nhà sáng lập EmpiresX 130 triệu USD trong vụ gian lận crypto
- Quyền chủ tịch CFTC tuyên bố cơ quan sẽ chấm dứt “quản lý bằng biện pháp cưỡng chế”