Các cổ phiếu khai thác Bitcoin thường theo giá của BTC vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của công ty. Những cổ phiếu này giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm 2022, đặc biệt là vào tháng 12. Suy thoái sau vụ sụp đổ của FTX trở nên tồi tệ hơn khi công ty khai thác Bitcoin lớn nhất có trụ sở tại Hoa Kỳ Core Science nộp đơn phá sản.
Trong thời gian này, các cổ phiếu khai thác khác như Marathon Digital Holdings (MARA) thể hiện mối tương quan yếu với giá Bitcoin, cho thấy suy thoái trong tháng 12 có thể đã bị thổi phồng quá mức.
Biểu đồ giá MARA và Hệ số tương quan MARA-BTC | Nguồn: TradingView
Xu hướng tiêu cực đã đảo ngược vào đầu năm 2023 khi hầu hết các cổ phiếu khai thác đều có mức tăng ấn tượng. Chỉ số cổ phiếu khai thác Hashrate Index (theo dõi giá trung bình của các công ty sản xuất phần cứng và khai thác được niêm yết công khai) đã tăng 62,5% từ đầu năm đến nay. Giá tăng đột biến tích cực cũng khôi phục tương quan mạnh mẽ giữa giá BTC và cổ phiếu khai thác.
Tuy nhiên, ngành khai thác vẫn đang chịu áp lực, với mức lợi nhuận dự kiến sẽ thấp trong thời gian dài. Kể từ quý 2/2022, các công ty khai thác tài trợ cho hoạt động bằng cách bán BTC từ nguồn dự trữ, bán BTC mới khai thác, huy động nợ và phát hành cổ phiếu mới. Trừ khi giá hợp nhất trên 25.000 đô la, ngành công nghiệp này sẽ chứng kiến những nỗ lực tiếp quản và bán thêm kho bạc để trả nợ.
Một số công ty khai thác đang hoạt động thua lỗ
Hiện tại, tỷ lệ price-to-earnings (PE – giá trên thu nhập) của các công ty khai thác hàng đầu là âm, cho thấy họ đang thua lỗ ròng, khiến giá cổ phiếu dễ bị suy thoái mạnh.
Riot Blockchain, Bitfarms Ltd, Hive Blockchain Technologies, Cleanspark Inc, Marathon Digital Holdings và Hut 8 Mining là những công ty khai thác Bitcoin được giao dịch công khai lớn nhất với hơn 1% hashrate toàn cầu. Top 15 công ty khai thác đại chúng hàng đầu có tổng thị phần khoảng 19%.
Thị phần của các công ty khai thác Bitcoin theo hashrate | Nguồn: TheMinerMag
Đáng chú ý, tỷ lệ PE của hầu hết các công ty trong ngành đều nằm trong khoảng từ 0 đến 2, ngoại trừ Marathon, Hive và Hut 8. Điều này làm dấy lên hồi chuông cảnh báo họ có thể bị định giá quá cao ở mức định giá hiện tại.
Tỷ lệ PE của các công ty khai thác hàng đầu | Nguồn: CompaniesMarketCap.com
Vị thế thua lỗ ròng không phải là lý do để từ chối cổ phiếu vì thị trường thường hướng tới tương lai. Nếu một người đang tăng giá dài hạn cho Bitcoin, các cổ phiếu khai thác là lựa chọn rõ ràng. Tuy nhiên, các công ty này phải tồn tại qua thời kỳ thị trường gấu trước khi gặt hái thành quả của đợt tăng giá tiếp theo.
Cổ đông thiệt hại vì nợ xấu và pha loãng
Các công ty có đòn bẩy quá mức hoặc mắc nợ phải đáp ứng các nghĩa vụ trả lãi đặc biệt căng thẳng và dễ bị mất khả năng thanh toán.
Marathon, Greenidge và Stronghold có khoản nợ hơn 200.000 đô la cho mỗi đơn vị khai thác Bitcoin, với khoản nợ của Marathon lên tới 1,1 triệu đô la cho mỗi BTC được khai thác. Marathon đã thế chấp các khoản vay của mình bằng Bitcoin trong kho bạc và công ty hiện nắm giữ 10.055 BTC trị giá khoảng 235 triệu đô la.
Vào cuối tháng 10, khoản vay 100 triệu đô la của Marathon có nguy cơ bị thanh lý nếu giá Bitcoin giảm dưới giá trị ngưỡng cho vay. Chẳng hạn, nếu ngưỡng cho vay là 150%, công ty sẽ buộc phải bán một số BTC để xóa nợ nếu giá giảm dưới 15.000 đô la.
Nợ trên mỗi BTC của các công ty khai thác | Nguồn: TheMinerMag
Về vấn đề này, thật đáng khích lệ khi Hive, Hut8 và Riot hầu như không có nợ và hoạt động chủ yếu dựa trên vốn cổ phần. Điều này làm giảm áp lực trả lãi suất và mang lại sự linh hoạt trong việc huy động vốn hoặc mở rộng bằng cách hấp thụ một số thị phần do các hoạt động khai thác hiện đã phá sản để lại.
Tuy nhiên, có một cách khác để gây quỹ. Thay vì tăng nợ, thợ đào có thể pha loãng cổ phần. Các công ty huy động đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị trường đại chúng để đổi lấy cổ phiếu bổ sung. Điều này làm giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông. Hut 8 mining và Riot đã pha loãng 40% cổ phần vào quý 2/2022. Chưa dừng lại ở đó, Hut 8 pha loãng thêm khoảng 15% cổ phần vào quý 3 cùng năm.
Pha loãng cổ phần của các công ty khai thác đại chúng vào quý 2/2022 | Nguồn: Hashrate Index
Nhu cầu huy động tiền đã khiến các công ty mắc nợ này gặp rủi ro thanh lý, trong khi việc pha loãng quá mức cũng làm giảm đáng kể giá trị nắm giữ của các nhà đầu tư.
Công ty khai thác bảo tồn kho bạc
Trong khi các công ty khai thác đang vật lộn với lợi nhuận, họ quyết tâm bảo tồn Bitcoin trong khi bạc của mình. Mặc dù thua lỗ kể từ quý 2/2022, Marathon vẫn có thể duy trì mức nắm giữ.
Lượng nắm giữ trong kho bạc Bitcoin của Marathon | Nguồn: BitcoinTreasures!Net
Đồng thời, Hut 8 sử dụng chính sách quyết đoán hơn trong việc bán BTC khai thác của mình. Điều này đã dẫn đến gia tăng mạnh lượng nắm giữ kể từ giữa năm 2022.
Kho bạc của 8Hut tăng lên kể từ tháng 7/2021 | Nguồn: BitcoinTreasures!Net
Trong khi những người khác như Riot và Hive sử dụng kho bạc BTC để trang trải chi phí hoạt động và mở rộng. Lượng nắm giữ của Hive giảm đáng kể từ quý 3/2022, từ 4.032 BTC xuống còn 2.348 BTC. Hive đang dựa vào việc mở rộng các dàn máy khai thác và giảm chi phí để duy trì hoạt động.
Rõ ràng, các công ty khai thác Bitcoin vẫn dễ bị giá BTC, thanh lý nợ và tổn thất của cổ đông do pha loãng quá mức ảnh hưởng. Theo nhà phân tích on-chain và nhà sáng lập Crypto Quant Ki Young Ju, năm 2023 sẽ chứng kiến các thực thể tiếp quản toàn bộ các công ty khai thác nhờ cơ hội mua giá rẻ.
Trong khi điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá Bitcoin, các cổ phiếu khai thác vẫn có nguy cơ thua lỗ đáng kể.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Đánh giá khả năng Bitcoin có thể đạt 25.000 đô la
- Lực mua cạn kiệt sau khi Bitcoin (BTC) tăng vọt 47%, đây là mức quan trọng cần chú ý
- XRP có thể breakout mô hình tam giác đối xứng không?
Minh Anh
Theo Cointelegraph