Các chủ ngân hàng, quan chức chính phủ và các nhà quản lý trên toàn thế giới ngày càng ‘hoang mang’ trước khả năng đột phá của Bitcoin, các loại tiền điện tử và công nghệ blockchain. Gần đây, Facebook đã ra mắt đồng tiền điện tử mang tên Libra, là nguyên nhân mới nhất gây ra cơn thịnh nộ, lo lắng và sợ hãi giữa các cơ quan quản lý.
Quy định liên quan đến tăng trưởng tiền điện tử
Chính vì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác ngày càng được công chúng đón nhận nên chính phủ và các ngân hàng đang yêu cầu cần có nhiều quy định hơn và phải giám sát chặt chẽ hơn đối với các loại tài sản – tiền điện tử.
Đặc biệt, sau khi Facebook đưa ra thông báo về kế hoạch phát hành Libra, các nhà lập pháp và quản lý trên khắp thế giới đã ngay lập tức bày tỏ sự quan ngại về tính thất thường của trang mạng truyền thông xã hội này và sự thiếu trách nhiệm trong việc xử lý dữ liệu người dùng.
Mức độ phổ biến của tiền điện tử ngày càng lan rộng đã buộc các nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu như Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney và chính trị gia Đảng bảo thủ Đức MEP Markus Ferber phải kêu gọi khẩn cấp yêu cầu điều chỉnh và kiểm soát tiền điện tử. Thực tế, Le Maire có ý định thành lập đội đặc nhiệm cho các nước G7 để điều tra các loại tiền kỹ thuật số.
Kiểm soát nhiều hơn, thận trọng nhiều hơn và giám sát chặt chẽ hơn
Randal Quarles, chủ tịch Hội đồng ổn định tài chính (FSB), tin rằng những xu hướng mới như tiền điện tử có thể thách thức bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào.
Do đó, ông đã yêu cầu các cơ quan quản lý trên toàn thế giới thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với việc sử dụng Bitcoin và các tài sản điện tử khác để thanh toán bán lẻ. Vào ngày 25/6/2019, tại cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka liên quan đến chủ đề làm thế nào để ngăn chặn rủi ro đổi mới tài chính, Quarles cho biết:
“Tài sản – tiền điện tử là một ví dụ. Các cơ quan chức năng phải giám sát quá trình sử dụng rộng rãi các loại tài sản – tiền điện tử mới cho mục đích thanh toán bán lẻ để đảm bảo tuân thủ các quy định có tiêu chuẩn cao. Các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn và FSB sẽ giám sát chặt chẽ các rủi ro theo kiểu phối hợp cũng như xem xét các phản ứng đa phương khác khi cần thiết.”
Không giống như Bitcoin, Facebook là một tập đoàn và sẽ phải chịu những đánh giá nghiêm ngặt từ nhiều bên có liên quan. Reuters viết:
“Bên cạnh các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan giải quyết vấn đề rửa tiền, trốn thuế và các tội phạm tài chính khác, mạng lưới thanh toán của Facebook cũng có thể phải tuân thủ các Nguyên tắc về cơ sở hạ tầng thị trường tài chính do Ngân hàng thanh toán quốc tế và Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán đặt ra.”
Sự can thiệp của các “cơ quan giám sát” không cần thiết cản trở việc áp dụng
Thiếu hiểu biết là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nỗi niềm sợ hãi. Nhiều quan chức chính phủ không biết cách thức hoạt động của tài sản – tiền điện tử và tác động của chúng trên thị trường tài chính.
Chẳng hạn, các nhà chức trách ở Singapore đã thấy trước những rào cản đáng kể sẽ gây khó khăn cho Libra. Trên thực tế, Ravi Menon, CEO của Cơ quan tiền tệ Singapore, lo ngại về dự án tiền ảo của Facebook.
Theo Bloomberg, mặc dù thừa nhận rằng các giao dịch xuyên biên giới là “tốn kém, không hiệu quả và đôi khi có rủi ro”, nhưng Men Menon có thể thấy trước lợi ích tiềm năng của Libra. Tuy nhiên, ông chia sẻ:
“Điều khó khăn nhất là phải tìm ra bản chất của ‘quái thú’. Nó trông giống như thế nào và chúng ta có thể đặt vào cái hộp nào? Tại thời điểm này, chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn về bất cứ điều gì”.
- Kế hoạch tiền điện tử đầy tham vọng của Facebook phải đối mặt với rào cản liên quan đến quy định và dữ liệu
- Donald Trump? Kim Kardashian? Bây giờ là thời đại của Bitcoin
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | Bitcoinist